Quyết định 2380/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế quản lý người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do tỉnh Sóc Trăng ban hành
Số hiệu | 2380/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 22/08/2019 |
Ngày có hiệu lực | 22/08/2019 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Sóc Trăng |
Người ký | Trần Văn Chuyện |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2380/QĐ-UBND |
Sóc Trăng, ngày 22 tháng 8 năm 2019 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26/11/2014;
Căn cứ Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính; đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ (Thường trực Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp) tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN
LÝ NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2380/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
Quy chế này quy định chế độ hoạt động của Người đại diện vốn nhà nước; mối quan hệ giữa Người đại diện vốn nhà nước và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; một số yêu cầu đối với Người đại diện trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tại các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ do Ủy ban nhân dân tỉnh làm chủ sở hữu.
1. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ do Ủy ban nhân dân tỉnh làm đại diện chủ sở hữu;
2. Các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động quản lý sử dụng vốn nhà nước, liên quan đến Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu là Ủy ban nhân dân tỉnh.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2380/QĐ-UBND |
Sóc Trăng, ngày 22 tháng 8 năm 2019 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26/11/2014;
Căn cứ Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính; đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ (Thường trực Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp) tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN
LÝ NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2380/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
Quy chế này quy định chế độ hoạt động của Người đại diện vốn nhà nước; mối quan hệ giữa Người đại diện vốn nhà nước và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; một số yêu cầu đối với Người đại diện trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tại các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ do Ủy ban nhân dân tỉnh làm chủ sở hữu.
1. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ do Ủy ban nhân dân tỉnh làm đại diện chủ sở hữu;
2. Các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động quản lý sử dụng vốn nhà nước, liên quan đến Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu là Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sau đây gọi là Người đại diện) là Người được Ủy ban nhân dân tỉnh cử, ủy quyền bằng văn bản làm đại diện một phần hoặc toàn bộ phần vốn của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
a) Người đại diện là người làm việc chuyên trách tại doanh nghiệp;
b) Người đại diện là cán bộ, công chức thuộc cơ quan hành chính nhà nước được cử hoặc chỉ định làm người đại diện kiêm nhiệm tại doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp là Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.
Điều 4. Nguyên tắc ủy quyền Người đại diện
1. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp các ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định số lượng Người đại diện; chỉ định và giao nhiệm vụ cho Người đại diện; tổ chức đánh giá hoạt động của Người đại diện; quyết định cử, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và các quyền lợi khác của Người đại diện theo quy định pháp luật. Tùy theo quy mô vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định số lượng, thành phần Người đại diện theo ủy quyền.
2. Trường hợp cử từ hai (02) Người đại diện trở lên:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh xác định giao 01 Người đại diện phụ trách chung; trong đó xác định cụ thể phần vốn góp, số cổ phần cho mỗi Người đại diện.
b) Người đại diện phụ trách chung chịu trách nhiệm tổng hợp các ý kiến tham gia, các số liệu của tất cả Người đại diện vào chế độ báo cáo, chương trình kế hoạch công tác để gửi về cơ quan chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý, có ý kiến theo quy định.
3. Người đại diện chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả công việc được Ủy ban nhân dân tỉnh giao, đồng thời cùng với những Người đại diện khác chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động chung của những Người đại diện (trong trường hợp doanh nghiệp có từ hai Người đại diện trở lên).
TIÊU CHUẨN, CHẾ ĐỘ HOẠT ĐỘNG, QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN
Điều 5. Tiêu chuẩn của Người đại diện
1. Tiêu chuẩn của Người đại diện phải đảm bảo theo quy định tại Điều 46 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Người đại diện tham gia ứng cử vào Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Trưởng ban Kiểm soát, Kiểm soát viên phải có đủ tiêu chuẩn và điều kiện tương ứng với chức danh đó theo quy định của Luật doanh nghiệp; Điều lệ của doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
3. Người được cử làm Người đại diện phải đủ tuổi (tính theo tháng) để công tác hết một nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị. Đối với những trường hợp người được đề cử làm Người đại diện không đủ tuổi đảm nhiệm hết nhiệm kỳ hoặc kéo dài thời gian ủy quyền đối với Người đại diện đến tuổi nghỉ hưu, Sở Nội vụ phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ Luật doanh nghiệp, Bộ luật lao động và pháp luật có liên quan để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể theo quy định.
Điều 6. Chế độ hoạt động của Người đại diện
1. Người đại diện làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách trong quản lý, điều hành tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Thời hạn cử Người đại diện do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
3. Người đại diện không được giao, ủy quyền lại cho Người khác đại diện thay mình biểu quyết, quyết định các nội dung đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền, cho ý kiến.
Điều 7. Quyền và trách nhiệm của Người đại diện
1 . Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến bằng văn bản trước khi tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp của Hội đồng quản trị và các cuộc họp khác (nếu có) về các vấn đề sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh, mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất, kinh doanh (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư);
b) Ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư);
c) Tăng hoặc giảm vốn điều lệ; thời điểm và phương thức huy động vốn; loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; việc mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại (thông qua Sở Tài chính);
d) Chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của doanh nghiệp tại công ty con; thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết (thông qua Sở Tài chính);
đ) Chủ trương mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp; chủ trương vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp (thông qua Sở Tài chính);
e) Việc đề cử để bầu, kiến nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát. Đề cử để bổ nhiệm, kiến nghị miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp (thông qua Sở Nội vụ).
g) Chế độ thù lao, tiền lương, tiền thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp (thông qua Sở Tài chính);
h) Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) doanh nghiệp (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư);
i) Chế độ tuyển dụng; chế độ thù lao, tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp đối với người lao động (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội);
k) Báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, mức cổ tức hằng năm của doanh nghiệp (thông qua Sở Tài chính);
l) Tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản doanh nghiệp (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư);
m) Những nội dung khác làm thay đổi lợi ích của nhà nước như: làm giảm phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoặc làm giảm tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các lợi ích khác của nhà nước tại doanh nghiệp (nếu có) thì Người đại diện phải xin ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài chính) trước khi có ý kiến biểu quyết, quyết định.
2. Người đại diện phải tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định đúng theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Thực hiện chức năng giám sát, báo cáo giám sát tài chính đối với công ty cổ phần theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 và Khoản 2 Điều 33 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
4. Báo cáo kịp thời về việc doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành nhiệm vụ được giao và những trường hợp sai phạm khác; đồng thời, đề xuất giải pháp khắc phục tiết giảm thua lỗ (nếu có).
5. Yêu cầu công ty cổ phần nộp vào ngân sách nhà nước khoản lợi nhuận, cổ tức được chia tương ứng với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
6. Không được tiếp tục làm Người đại diện khi thực hiện không đúng quyền, trách nhiệm được giao hoặc không còn đáp ứng tiêu chuẩn của Người đại diện.
7. Chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn được nhà nước giao quản lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm gây tổn thất vốn nhà nước.
8. Báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh; tình hình tài chính tại doanh nghiệp định kỳ hàng tháng, trước ngày 15 tháng sau của kỳ báo cáo, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để theo dõi, tổng hợp.
9. Thực hiện quyền, trách nhiệm khác quy định tại Luật doanh nghiệp, Điều lệ doanh nghiệp, pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
MỐI QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI ĐẠI DIỆN VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN
Điều 9. Mối quan hệ giữa Người đại diện và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp với Người đại diện thông qua ý kiến đề xuất của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; quyền, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ.
1. Người đại diện có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 7 Quy chế này thông qua cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Tháng 01 hàng năm, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm của Người đại diện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ).
b) Xin ý kiến bằng văn bản các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 7 Quy chế này, gửi về cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày khai mạc Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng quản trị và các cuộc họp khác (nếu có) ít nhất 20 ngày làm việc để báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến trước khi có ý kiến, biểu quyết, quyết định. Đồng thời, báo cáo kết quả Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng quản trị và các cuộc họp khác (nếu có) trong vòng 15 ngày kể từ ngày kết thúc đại hội, hội nghị nêu trên đến cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Định kỳ hàng năm (chậm nhất 30/4 năm liền kề) và đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh, Người đại diện được phân công phụ trách chung phải tổng hợp, báo cáo giám sát tài chính gửi về Sở Tài chính (đồng thời gửi Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh).
2. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận văn bản báo cáo, văn bản xin ý kiến của Người đại diện đối với nội dung phụ trách và nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh giao tại Khoản 1 Điều 7 Quy chế này; trên cơ sở đó, đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến chỉ đạo trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan. Trường hợp tài liệu không đầy đủ, thiếu cơ sở pháp lý, nội dung báo cáo, xin ý kiến không rõ ràng thì trong vòng 02 ngày làm việc (kể từ khi nhận được văn bản), cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh phải có văn bản thông báo, yêu cầu Người đại diện bổ sung, hoàn chỉnh tài liệu, làm rõ thông tin và Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh đối với việc chậm trễ tiến độ làm ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp.
1. Tất cả Người đại diện trong cùng 01 doanh nghiệp phải trao đổi, thống nhất ý kiến với nhau trước khi báo cáo, xin ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và biểu quyết những vấn đề thuộc quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp của Hội đồng quản trị và các cuộc họp khác theo quy định.
2. Trường hợp các Người đại diện chưa thống nhất ý kiến với nhau, thì Người đại diện được phân công phụ trách chung có trách nhiệm tổng hợp đầy đủ thông tin, báo cáo thông qua cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (theo nội dung từng vấn đề), trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến, thì tất cả Người đại diện chấp hành và thực hiện.
Điều 11. Căn cứ và thẩm quyền đánh giá
1. Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp đánh giá Người đại diện.
2. Căn cứ đánh giá
a) Kết quả thực hiện quyền, trách nhiệm của Người đại diện theo quy định của pháp luật;
b) Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
c) Việc chấp hành, tuân thủ của Người đại diện đối với chủ trương, nghị quyết và sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
đ) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
3. Kết quả phân loại, đánh giá bằng văn bản được thông báo đến Người đại diện và lưu vào hồ sơ Người đại diện.
4. Căn cứ kết quả đánh giá, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét:
a) Khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng Người đại diện theo quy định của Nhà nước;
b) Tiếp tục ủy quyền Người đại diện theo quy định tại Quy chế này;
c) Thôi hoặc chấm dứt ủy quyền Người đại diện;
d) Thực hiện các chính sách khác đối với Người đại diện theo quy định của Nhà nước.
Việc đánh giá Người đại diện được thực hiện hàng năm ngay sau khi doanh nghiệp báo cáo tài chính năm theo quy định và trước khi thực hiện quy trình cử, cử lại, khen thưởng, kỷ luật Người đại diện.
Người đại diện được đánh giá hàng năm và được phân loại theo 03 mức độ: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ.
1. Người đại diện được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi đạt được tất cả các tiêu chí sau:
a) Hoàn thành toàn bộ các quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp mà đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cử, ủy quyền thực hiện (trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan);
b) Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ cương, kỷ luật;
c) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực.
2. Người đại diện được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ khi đạt được tất cả các tiêu chí sau:
a) Các tiêu chí quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này;
b) Trường hợp không hoàn thành các quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp mà đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cử, ủy quyền thực hiện do bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan;
3. Người đại diện được đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ khi vi phạm một trong các tiêu chí sau đây:
a) Không tham gia hoặc tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định các nội dung có liên quan đến quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp mà không đúng ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh (trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan);
b) Không thực hiện hoặc vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật theo quy định;
c) Vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính; phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống.
Điều 14. Trình tự, thủ tục đánh giá
1. Người đại diện viết bản tự nhận xét, đánh giá theo nội dung, tiêu chí đánh giá theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Quy chế này, gửi Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ).
2. Sở Nội vụ thay mặt Ủy ban nhân dân tỉnh tham khảo ý kiến bằng văn bản với Hội đồng quản trị về nhận xét, đánh giá Người đại diện.
3. Căn cứ bản tự nhận xét, đánh giá của Người đại diện và ý kiến nhận xét, đánh giá của Hội đồng quản trị, Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan tổng hợp tình hình, kết quả hoạt động của Người đại diện và báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá Người đại diện.
Người đại diện làm việc theo chế độ không chuyên trách trong Ban quản lý, điều hành tại doanh nghiệp, thì kết quả phân loại đánh giá được xem là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công chức tại cơ quan đang công tác.
CỬ, MIỄN NHIỆM, KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM NGƯỜI ĐẠI DIỆN
Điều 15. Quy trình cử Người đại diện
1. Căn cứ vào giá trị vốn của Nhà nước, quy mô của doanh nghiệp và đối chiếu với điều kiện, tiêu chuẩn làm đại diện, Sở Nội vụ đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương, số lượng, cơ cấu, nguồn nhân sự và dự kiến nhân sự cụ thể để cử làm đại diện.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua cuộc họp nghe báo cáo trực tiếp hoặc xem xét báo cáo bằng văn bản của nhân sự dự kiến về chương trình hành động và cam kết tuân thủ các chủ trương, nghị quyết, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và việc thực hiện các vai trò, nhiệm vụ, nghĩa vụ của Người đại diện trong nhiệm kỳ được cử làm đại diện.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến các nội dung có liên quan theo Quy chế làm việc của Tỉnh ủy.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cử Người làm đại diện sau khi có Thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Điều 16. Miễn nhiệm Người đại diện
1. Việc miễn nhiệm Người đại diện được thực hiện một trong các trường hợp sau đây:
a) Có đơn xin thôi làm đại diện trước thời hạn;
b) Chuyển công tác khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật lao động;
d) Chủ sở hữu hết vốn tại doanh nghiệp;
đ) Trong 02 năm liên tiếp của nhiệm kỳ làm đại diện bị đánh giá, phân loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
e) Vi phạm phẩm chất đạo đức hoặc vi phạm quy định những việc đảng viên không được làm đối với Người đại diện là đảng viên;
g) Các trường hợp quy định tại các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Sau khi miễn nhiệm Người đại diện, chủ sở hữu có trách nhiệm phân công, bố trí nhiệm vụ hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Hồ sơ cử, miễn nhiệm Người đại diện
1. Hồ sơ cử Người đại diện gồm:
a) Tờ trình của Sở Nội vụ về cử Người đại diện;
b) Sơ yếu lý lịch (theo mẫu 2C-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Thời điểm khai lý lịch đến thời điểm trình cấp có thẩm quyền cử làm đại diện không quá 06 tháng) có xác nhận của cấp có thẩm quyền;
c) Bản tự nhận xét, đánh giá của Người đại diện;
d) Nhận xét của cơ quan, đơn vị;
đ) Các kết luận kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo và các tài liệu có liên quan khác (nếu có);
e) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ;
g) Giấy chứng nhận có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
h) Bản kê khai tài sản (theo mẫu quy định);
i) Bản nhận xét của cấp ủy hoặc chính quyền cơ sở nơi nhân sự cư trú thường xuyên về việc chấp hành pháp luật của nhân sự và gia đình tại nơi cư trú;
k) Chương trình hành động và bản cam kết tuân thủ các chủ trương, nghị quyết, chỉ đạo của chủ sở hữu và việc thực hiện các vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của Người đại diện với chủ sở hữu đã được chủ sở hữu thông qua.
2. Hồ sơ miễn nhiệm Người đại diện:
a) Tờ trình của Sở Nội vụ về đề xuất phương án miễn nhiệm;
b) Bản tự nhận xét, đánh giá;
c) Đơn xin thôi làm đại diện trước thời hạn (nếu có);
d) Các văn bản có liên quan (nếu có).
Người đại diện có thành tích hoặc quá trình cống hiến thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
Trường hợp Người đại diện không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm của Người đại diện, không xin ý kiến hoặc xin ý kiến nhưng biểu quyết, quyết định hoặc tham gia ý kiến không theo đúng chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với những nội dung phải xin ý kiến theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Quy chế này, thì tùy trường hợp cụ thể, Sở Nội vụ đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh áp dụng các hình thức xử lý như:
1. Chấm dứt ủy quyền đối với Người đại diện chuyên trách;
2. Chấm dứt ủy quyền và/hoặc áp dụng các hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật đối với Người đại diện là công chức.
Ngoài những hình thức xử lý nêu trên, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, Người đại diện phải chịu trách nhiệm pháp lý khác (nếu có) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của Người đại diện
Người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật mà gây thiệt hại đến kinh tế, vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp thì phải có trách nhiệm bồi thường, hoàn trả và bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện Quy chế này, trường hợp có phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Sở Nội vụ làm cơ sở tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.