Thứ 6, Ngày 08/11/2024

Quyết định 2342/QĐ-UBND năm 2013 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hải Phòng

Số hiệu 2342/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/11/2013
Ngày có hiệu lực 29/11/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Dương Anh Điền
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2342/QĐ-UBND

Hải Phòng, ngày 29 tháng 11 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 26/11/2003;

Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13 ngày 20/6/2012;

Căn cứ Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật;

Căn cứ Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg ngày 19/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật;

Căn cứ Quyết định số 2340/QĐ-UBND ngày 29/11/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thành lập Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố;

Xét đề nghị của Sở Tư pháp- cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hải Phòng.

Điều 2. Căn cứ vào Quy chế này, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận, huyện và Sở, Ngành ở thành phố xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cùng cấp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ban hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 1166/QĐ-UB ngày 14/7/1998 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hải Phòng..

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; các thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Giám đốc các Sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH





Dương Anh Điền

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2342/QĐ-UBND ngày 29/11/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Chức năng của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố.

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hải Phòng (sau đây gọi tắt là Hội đồng) là tổ chức chỉ đạo phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hải Phòng, duy trì hoạt động phối hợp của cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật của các tổ chức, cán bộ và nhân dân.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thực hiện theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2013, Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật. Cụ thể như sau:

1. Xây dựng các chương trình, kế hoạch trung hạn, dài hạn về phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng, địa bàn và tình hình kinh tế- xã hội ở thành phố; nội dung pháp luật trọng tâm cần phổ biến, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước và thành phố với xây dựng và thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, cải cách thủ tục hành chính; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho một số đối tượng đặc thù;

2. Nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật ở thành phố; lựa chọn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp để giải quyết các vấn đề đột xuất, vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật tại địa phương;

3. Tăng cường xã hội hóa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; huy động sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước trong việc thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật;

[...]