TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC HẢI QUAN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 233/QĐ-HQBĐ
|
Bình Định, ngày 16 tháng 05 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TRỰC BAN CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH BÌNH ĐỊNH
CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Căn cứ Quyết định số
1919/QĐ-BTC ngày 06/9/2016 của Bộ trưởng Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Quyết định số 1456/QĐ-TCHQ
ngày 27/4/2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quy định về thực
hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức Tổng cục Hải quan;
Căn cứ Quyết định số 4398/QĐ-TCHQ
ngày 20/12/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quy chế kiểm
tra, kiểm soát nội bộ đối với việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám
sát hải quan;
Căn cứ Quyết định số 888/QĐ-TCHQ
ngày 17/3/2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quy chế thực hiện
trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Cục
Hải quan tỉnh Bình Định,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế trực
ban của Cục Hải quan tỉnh Bình Định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Lãnh đạo Cục, Trưởng các đơn vị thuộc và trực
thuộc Cục chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Tổng cục Hải quan (để b/c);
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc
Cục;
- Lưu: VT, VP (TH).
|
CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Văn Đông
|
QUY CHẾ
TRỰC BAN CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 233/QĐ-HQBĐ ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Cục
trưởng Cục Hải quan tỉnh Bình Định)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng
và phạm vi điều chỉnh
1. Quy định cụ thể thực hiện hoạt động
trực ban tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định.
2. Quy chế này được áp dụng đối với
công chức các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Bình Định.
Điều 2. Mục
đích hoạt động trực ban
Hoạt động trực ban nhằm phục vụ công
tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Bình Định; kịp thời xử lý
những thông tin, tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ hải
quan; phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan và các
hành vi vi phạm pháp luật khác.
Điều 3. Yêu cầu
đối với hoạt động trực ban
1. Hoạt động trực ban tại Cục Hải
quan tỉnh Bình Định phải được tổ chức thực hiện liên tục, thông suốt, kịp thời
nắm tình hình, xử lý thông tin, tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện
nghiệp vụ hải quan.
2. Nội dung thực hiện, thông tin phát
sinh, ý kiến chỉ đạo, kết quả thực hiện phải được ghi nhận đầy đủ, trung thực
trong nhật ký trực ban và được bàn giao, theo dõi giữa các ca trực.
3. Thông tin, tình huống phát sinh
trong ca trực phải được báo cáo lãnh đạo trực ban và chỉ
triển khai thực hiện sau khi có ý kiến của lãnh đạo trực ban.
4. Việc thông báo ý kiến chỉ đạo của
trực ban đến cá nhân, đơn vị; báo cáo kết quả thực hiện của cá nhân, đơn vị gửi
về trực ban phải được thực hiện bằng văn bản hoặc thông qua máy điện thoại, máy
fax, hộp thư điện tử,... của trực ban.
5. Cá nhân, đơn vị có liên quan, khi
nhận được chỉ đạo của trực ban, có trách nhiệm khẩn trương, nghiêm túc thực hiện
và báo cáo kết quả về trực ban.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TRỰC BAN
Điều 4. Tổ chức
hoạt động trực ban
1. Thành phần trực ban trong một ca
trực gồm cá nhân sau:
- 01 Lãnh đạo Cục (phân công trực
theo tuần từ 07 giờ 00 thứ Hai đến 07 giờ 00 thứ Hai tuần
kế tiếp);
- Phòng Nghiệp vụ: 01 lãnh đạo Phòng
và 01 công chức.
- Phòng Chống buôn lậu và Xử lý vi phạm:
01 lãnh đạo Phòng và 01 công chức.
- 01 công chức Văn phòng.
2. Văn phòng là đầu mối giúp Cục trưởng
tổ chức, theo dõi công tác trực ban. Thực hiện phân công lịch trực ban trong tuần
(từ thứ Hai đến thứ Sáu tuần kế tiếp):
- Chậm nhất 11 giờ thứ Sáu hàng tuần,
các đơn vị trực ban báo cáo danh sách trực về Cục (qua Văn phòng) để tổng hợp,
lập lịch trực ban.
- Chậm nhất 15 giờ 00 thứ Sáu hàng tuần,
Văn phòng tổng hợp, lập lịch trực và báo cáo Lãnh đạo Cục quyết định; thông báo
lịch trực trên hệ thống mạng nội bộ.
3. Thời gian ca trực:
a) Các ngày làm việc trong tuần thực
hiện trực ban trong giờ hành chính (từ 07 giờ 00 đến 11 giờ 30 và 13 giờ 30 đến
17 giờ 00): thành phần trực ban quy định tại khoản 1 Điều
4 Quy chế này, thực hiện trực ban tại phòng làm việc.
b) Ngoài giờ hành chính (từ 17 giờ 00
đến 07 giờ 00), thứ Bảy, Chủ nhật, ngày lễ: Đầu giờ ngày làm việc kế tiếp, cán
bộ trực ban có trách nhiệm kiểm tra lại trong thời gian ngoài giờ hành chính, nếu
phát hiện thông tin rủi ro thì báo cáo cho Lãnh đạo phòng trực ban ca đó biết để
báo cáo lãnh đạo Cục trực ban.
4. Hoạt động của ca trực phải được ghi
chép đầy đủ diễn biến, thông tin xử lý đã thực hiện trong ca vào sổ nhật ký trực
ban quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy chế này; tổ chức bàn giao giữa
hai ca trực để đảm bảo công tác trực ban theo quy định.
Điều 5. Nhiệm vụ
trực ban
1. Đầu mối trao đổi với trực ban cơ quan Tổng cục để đôn đốc báo cáo
ngày; theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục thực hiện ý kiến chỉ
đạo của trực ban cơ quan Tổng cục;
2. Đầu mối thông báo ý kiến chỉ đạo của
Lãnh đạo Cục đến các cá nhân, đơn vị thuộc và trực thuộc Cục;
theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện ý kiến chỉ đạo của
lãnh đạo Cục;
3. Tiếp nhận, xử lý thông tin để xác
định nội dung, phạm vi, lĩnh vực theo đặc thù địa bàn cần theo dõi, kiểm tra
trong ca trực. Tổ chức theo dõi, kiểm tra dữ liệu trên các hệ thống ứng dụng
công nghệ thông tin của ngành theo nội dung đã xác định nhằm kịp thời phát hiện,
ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, kiểm tra, nhắc nhở
đơn vị thực hiện đúng quy định quản lý nhà nước về hải quan;
4. Kiểm tra việc cập nhật dữ liệu, tổng
hợp báo cáo kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các đơn vị theo
quy định tại Điều 8 của Quyết định số 4398/QĐ-TCHQ ngày 20/12/2016 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế kiểm
tra, kiểm soát nội bộ đối với việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
5. Xử lý tình huống phát sinh trong
khi trực ban theo quy định cụ thể tại Điều 7 Quy chế này;
6. Ghi nhật ký theo dõi các nội dung
công việc thực hiện khi trực ban; các tình huống phát sinh, thông tin tiếp nhận
khi trực ban; các nội dung đã chỉ đạo; việc thông báo ý kiến của lãnh đạo đến
các đơn vị, cá nhân có liên quan. Thực hiện bàn giao sổ nhật ký, nội dung công
việc đang thực hiện giữa các ca trực.
Điều 6. Nhiệm vụ
cụ thể của các thành viên trong ca trực
1. Lãnh đạo Cục phụ trách trực ban:
- Chịu trách nhiệm về hoạt động trong
ca trực;
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ
theo quy định tại Mục b, Điều 4, Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với việc
thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan ban hành kèm theo Quyết
định số 4398/QĐ-TCHQ ngày 20/12/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
- Tổ chức, phân công công việc, chỉ đạo
công chức trực ban thực hiện nhiệm vụ của ca trực;
- Khi có thông tin, tình huống phát
sinh thì chỉ đạo ca trực để thu thập thông tin, phân tích, làm rõ và có phương
án chỉ đạo phù hợp;
- Chỉ đạo việc thực hiện ghi nhật ký
trực ban phản ánh nội dung công việc thực hiện khi trực ban và các thông tin có
liên quan.
2. Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ, Lãnh đạo
Phòng Chống buôn lậu và Xử lý vi phạm (sau đây gọi là lãnh đạo phòng trực ban):
- Tuân thủ sự chỉ đạo, phân công của
lãnh đạo Cục phụ trách trực ban;
- Triển khai hoạt động giám sát trực
tuyến; theo dõi, giám sát, kiểm tra trọng điểm theo chỉ đạo của lãnh đạo Cục phụ
trách trực ban;
- Thực hiện nhiệm vụ tại khoản 5 Điều
5 Quy chế này; chỉ đạo thu thập, làm rõ nghi vấn, đánh giá tình hình, kịp thời
báo cáo, đề xuất phương án xử lý lên lãnh đạo Cục phụ trách trực ban và chỉ thực
hiện khi có sự đồng ý, phê duyệt của lãnh đạo Cục phụ
trách trực ban;
- Tổ chức theo dõi, giám sát, đôn đốc
và cập nhật kết quả thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo phụ trách trực ban trong ca
trực;
- Theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra công chức
thực hiện giám sát trực tuyến và ghi nhật ký ca trực;
- Các nhiệm vụ khác khi lãnh đạo Cục
phụ trách ca trực phân công.
3. Công chức Phòng Nghiệp vụ, công chức
Phòng Chống buôn lậu và Xử lý vi phạm:
- Tuân thủ sự chỉ đạo, phân công của
lãnh đạo Cục phụ trách trực ban;
- Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản
3, 4 Điều 5 Quy chế này và thực hiện công tác giám sát trực tuyến theo quy định;
- Phối hợp ghi nhật ký trực ban, theo
dõi các nội dung công việc thực hiện khi trực ban; các tình huống phát sinh,
thông tin tiếp nhận khi trực ban; các nội dung đã chỉ đạo; việc thông báo ý kiến của lãnh đạo đến các đơn vị, cá nhân có liên quan.
- Các nhiệm vụ khác khi lãnh đạo ca
trực ban phân công.
4. Công chức Văn phòng:
- Tuân thủ sự chỉ đạo, phân công của
lãnh đạo Cục phụ trách trực ban;
- Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản
1, 2, 6 Điều 5 Quy chế này;
- Các nhiệm vụ khác khi lãnh đạo ca
trực ban phân công.
Điều 7. Phối hợp,
xử lý thông tin, tình huống phát sinh trong ca trực
Trong khi thực hiện nhiệm vụ trực ban,
nếu phát hiện các vụ việc có dấu hiệu nghi vấn không thực hiện đúng quy trình,
quy định hoặc phát hiện ra các dấu hiệu vi phạm thì trực ban phải chỉ đạo, phối
hợp đơn vị liên quan để kiểm tra, làm rõ, chấn chỉnh việc thực hiện.
1. Trường hợp phối hợp xử lý theo yêu
cầu chỉ đạo từ trực ban Cơ quan Tổng cục:
a) Trực ban Cục thông báo cá nhân,
đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện theo yêu cầu của trực ban cơ quan Tổng cục.
b) Trực ban Cục chịu trách nhiệm theo
dõi, đôn đốc cá nhân, đơn vị thực hiện chỉ đạo của trực ban cơ quan Tổng cục.
c) Báo cáo kết quả xử lý thông tin
phát sinh (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Quy chế này).
2. Trường hợp xử lý thông tin phát
sinh trên địa bàn quản lý:
a) Trực ban báo cáo, đề xuất lãnh đạo
Cục (theo phụ lục II ban hành kèm theo Quy chế này) chỉ đạo đơn vị thuộc, trực
thuộc cung cấp thông tin hoặc phối hợp
kiểm tra, làm rõ.
b) Nội dung chỉ đạo và kết quả xử lý
phải được ghi nhận trong nhật ký trực ban.
Điều 8. Thực hiện
yêu cầu của trực ban
1. Đầu mối trực ban tại Cục khi tiếp
nhận yêu cầu phối hợp, kiểm tra từ trực ban cơ quan Tổng cục thì báo cáo ngay với
lãnh đạo Cục phụ trách trực ban để chỉ đạo cá nhân, đơn vị
có liên quan phối hợp trực ban cơ quan Tổng cục kiểm tra,
làm rõ.
2. Các cá nhân, đơn vị khi nhận được
yêu cầu phối hợp thực hiện của trực ban phải trao đổi để nắm
rõ nội dung yêu cầu và nhanh chóng rà soát, kiểm tra thông
tin liên quan, thực hiện ngay các biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm có thể xảy ra, đồng thời phối hợp thực hiện theo yêu cầu của trực ban.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Điều khoản
thi hành
1. Trưởng các đơn vị thuộc và trực
thuộc có trách nhiệm phổ biến, quán triệt và thực hiện
nghiêm túc Quy chế này tới công chức của đơn vị.
2. Chi cục trưởng: Chi cục Hải quan cửa
khẩu cảng Quy Nhơn, Chi cục Hải quan Phú Yên, Chi cục Kiểm tra sau thông quan
và Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan căn cứ các quy định tại Quy chế này tổ chức
thực hiện trực ban tại đơn vị đảm bảo thống nhất, hiệu quả và phù hợp với tình
hình thực tế tại đơn vị và thông báo đầu mối phối hợp về trực ban Cục Hải quan
tỉnh Bình Định để theo dõi.
Trong quá trình thực hiện nếu có phát
sinh, vướng mắc, Trưởng các đơn vị phản ánh về Cục (qua Văn phòng) để tổng hợp
trình Cục trưởng xem xét, sửa đổi, bổ sung kịp thời./.
PHỤ LỤC 1
CỤC HẢI QUAN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
TRỰC BAN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
Bình Định, ngày tháng
năm 2017
|
NHẬT KÝ TRỰC BAN
STT
|
Ngày
|
Thành
phần trực ban
|
Nội
dung thực hiện
|
Vụ
việc phát sinh
|
Nội
dung chỉ đạo
|
Kết
quả thực hiện
|
Ghi
chú
|
01
|
|
|
|
|
|
|
|
02
|
|
|
|
|
|
|
|
03
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
1. Nội dung thực hiện: ghi rõ nội dung,
phạm vi thực hiện kiểm tra, giám sát trong ca trực.
2. Vụ việc phát sinh.
- Thời gian phát sinh, tiếp nhận.
- Địa điểm/ địa bàn xảy ra.
- Thông tin liên quan (tờ khai, số container,...)
- Nội dung vụ việc.
3. Nội dung chỉ đạo.
- Thời gian xử lý.
- Hình thức xử lý (điện thoại/fax/văn
bản...)
- Đầu mối tiếp nhận thực hiện.
4. Theo dõi kết quả thực hiện.
- Kết quả thực hiện, xử lý.
- Thời gian báo cáo.
- Đơn vị báo cáo.
PHỤ LỤC II
CỤC HẢI QUAN TỈNH
BÌNH ĐỊNH
TRỰC BAN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
HQBĐ-TB
|
Bình Định, ngày tháng
năm 2017
|
ĐỀ XUẤT XỬ LÝ THÔNG TIN PHÁT SINH
Thực hiện Quy chế làm việc của Cục Hải
quan tỉnh Bình Định ban hành tại Quyết định số 647/QĐ-HQBĐ
ngày 22/12/2013 của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Bình Định,
Quy chế trực ban của Cục Hải quan tỉnh Bình Định ban hành
kèm theo Quyết định số /QĐ-HQBĐ
ngày / /2017 của Cục trưởng Cục Hải quan
tỉnh Bình Định, Trực ban Cục Hải quan tỉnh Bình Định báo cáo, đề xuất xử lý
thông tin phát sinh sau:
1. Nội dung thông tin phát sinh:
- Thời gian phát sinh, tiếp nhận
thông tin:
- Địa điểm/ địa bàn xảy ra:
- Đơn vị/ cá nhân có liên quan:
- Nội dung vụ việc:
2. Đề xuất
- Phân tích, nhận định:
- Nội dung đề xuất xử lý:
Nơi nhận:
- Lãnh đạo Cục;
- Lưu: VT, Trực ban.
|
PHỤ
TRÁCH TRỰC BAN
|
PHỤ LỤC III
Kính gửi:
Văn phòng Tổng cục (Phòng Tổng hợp - Bộ phận Trực ban)
Thực hiện yêu cầu phối hợp tại điển
fax/công văn số……., ngày ..... của Trực ban cơ quan Tổng cục,
Cục Hải quan tỉnh Bình Định báo cáo kết quả xử lý, cụ thể
như sau:
- Nội dung yêu cầu phối hợp thực hiện:
- Tiến trình xử lý (nêu cụ thể các
mốc thời gian xử lý):
- Kết quả xử lý:
- Trường hợp xử lý chậm hơn thời gian
yêu cầu thì báo cáo nguyên nhân, trách nhiệm của CBCC có
liên quan.
- Đề xuất (nếu có):
- Đầu mối phối hợp trao đổi thông
tin:
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Cục;
- Lưu: VT, Trực ban.
|
LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
|