Quyết định 23/2011/QĐ-UBND về Quy chế xử lý biến động bất thường của thị trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
Số hiệu | 23/2011/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 06/09/2011 |
Ngày có hiệu lực | 16/09/2011 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Thuận |
Người ký | Lê Tiến Phương |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2011/QĐ-UBND |
Bình Thuận, ngày 06 tháng 9 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ XỬ LÝ BIẾN ĐỘNG BẤT THƯỜNG CỦA THỊ TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Giá ngày 26 tháng 4 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
Căn cứ Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
Căn cứ Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại;
Căn cứ Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 122/2010/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2010 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số /TTr-SCT ngày tháng năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xử lý biến động bất thường của thị trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các sở, ban ngành trong tỉnh, Giám đốc các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY CHẾ
VỀ VIỆC XỬ LÝ BIẾN ĐỘNG BẤT THƯỜNG
CỦA THỊ TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 23 /2011/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2011
của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về phương án, trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện); các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan quản lý nhà nước) và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các hiệp hội ngành nghề; giữa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đầu mối với các cơ quan quản lý nhà nước để tập trung xử lý những biến động bất thường của thị trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Nguyên tắc phối hợp
1. Quan hệ phối hợp được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bên liên quan; kịp thời phát hiện, chỉ đạo xử lý biến động bất thường của thị trường theo thẩm quyền.
2. Việc phối hợp hoạt động được tiến hành trên cơ sở biến động bất thường của thị trường trong từng thời gian, địa bàn và lĩnh vực cụ thể.
3. Quan hệ phối hợp hoạt động được thực hiện theo nguyên tắc kịp thời, hiệu quả, tránh hình thức, chồng chéo, bỏ trống nhiệm vụ; quá trình phối hợp không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của các bên có liên quan.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2011/QĐ-UBND |
Bình Thuận, ngày 06 tháng 9 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ XỬ LÝ BIẾN ĐỘNG BẤT THƯỜNG CỦA THỊ TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Giá ngày 26 tháng 4 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
Căn cứ Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
Căn cứ Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại;
Căn cứ Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 122/2010/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2010 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số /TTr-SCT ngày tháng năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xử lý biến động bất thường của thị trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các sở, ban ngành trong tỉnh, Giám đốc các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY CHẾ
VỀ VIỆC XỬ LÝ BIẾN ĐỘNG BẤT THƯỜNG
CỦA THỊ TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 23 /2011/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2011
của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về phương án, trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện); các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan quản lý nhà nước) và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các hiệp hội ngành nghề; giữa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đầu mối với các cơ quan quản lý nhà nước để tập trung xử lý những biến động bất thường của thị trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Nguyên tắc phối hợp
1. Quan hệ phối hợp được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bên liên quan; kịp thời phát hiện, chỉ đạo xử lý biến động bất thường của thị trường theo thẩm quyền.
2. Việc phối hợp hoạt động được tiến hành trên cơ sở biến động bất thường của thị trường trong từng thời gian, địa bàn và lĩnh vực cụ thể.
3. Quan hệ phối hợp hoạt động được thực hiện theo nguyên tắc kịp thời, hiệu quả, tránh hình thức, chồng chéo, bỏ trống nhiệm vụ; quá trình phối hợp không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của các bên có liên quan.
4. Khi phát hiện xảy ra biến động bất thường của thị trường phải tập trung phối hợp kiểm tra, xác minh, đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ về nguyên nhân, tính chất, mức độ.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hàng hoá, dịch vụ thiết yếu là các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá hàng theo quy định của pháp luật hoặc các mặt hàng có ảnh hưởng tới đời sống sống nhân dân và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2. Biến động bất thường của thị trường là biến động xảy ra không bình thường về giá cả hoặc về lượng cung - cầu đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau :
a) Giá tăng cao hơn so với mức tăng giá của các yếu tố “đầu vào”, hoặc cao hơn so với giá vốn hàng nhập khẩu do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tính toán các yếu tố hình thành giá (chi phí sản xuất, giá thành, chi phí lưu thông, lợi nhuận, v.v.) không đúng với các chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
b) Giá tăng hoặc giảm bất thường, trong khi các yếu tố hình thành giá không có biến động; hoặc các trường hợp xảy ra thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, địch hoạ, khủng hoảng kinh tế - tài chính, làm mất cân đối cung - cầu tạm thời.
c) Giá tăng hoặc giảm bất thường do các tin đồn thất thiệt làm mất cân đối cung – cầu.
d) Giá tăng hoặc giảm bất thường do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường, liên kết độc quyền về giá theo quy định của Luật Cạnh tranh và pháp luật có liên quan.
đ) Do các biến động về tình hình thị trường, giá cả hàng hoá tăng cao gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
3. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đầu mối (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp đầu mối) là một trong các loại doanh nghiệp sau đây:
a) Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chuyên ngành hoặc đa ngành, trong đó mặt hàng kinh doanh chủ lực của doanh nghiệp là một hoặc nhiều mặt hàng thiết yếu thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá theo quy định của Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh từng thời kỳ.
b) Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ tham gia tạo nguồn hàng bình ổn thị trường từng thời kỳ.
Chương II
PHƯƠNG ÁN VÀ NỘI DUNG PHỐI HỢP XỬ LÝ KHI CÓ BIẾN ĐỘNG BẤT THƯỜNG CỦA THỊ TRƯỜNG
Điều 4. Phương án xử lý khi có biến động bất thường của thị trường
Biến động bất thường của thị trường xảy ra trong các tình huống sau đây :
1. Khi hàng hóa, dịch vụ thiết yếu (gồm các nhóm hàng hoá chủ yếu sau : Gạo; xăng, dầu; phân bón hoá học; thuốc bảo vệ thực vật; thuốc thú y; thức ăn chăn nuôi…) có biến động bất thường tại bất kỳ thời điểm nào trong năm; phương án xử lý như sau :
- Chủ động kiểm tra xác định cụ thể mặt hàng, nhóm hàng đang xảy ra biến động; nắm sát tình hình, diễn biến giá cả, thị trường nơi xảy ra biến động;
- Đề xuất giải pháp xử lý kịp thời để điều tiết cung – cầu thị trường, đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa với giá cả hợp lý.
- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu mối cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu kịp thời để cung cấp cho thị trường nơi xảy ra biến động.
- Triển khai thực hiện công tác phối hợp xử lý theo quy định tại Điều 5, 6, 7, 8 của Quy chế này.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; ngăn chặn các hành vi đầu cơ, nâng giá, đưa tin thất thiệt.
2. Khi giá cả hàng hóa, dịch vụ thiết yếu (gồm chủ yếu các nhóm hàng lương thực, thực phẩm, nhiên liệu như sau : Gạo; xăng, dầu; đường; thịt gia súc, gia cầm; dầu ăn…) có biến động vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm; phương án xử lý như sau :
- Dự báo tình hình, khả năng mặt hàng, nhóm hàng có khả năng biến động tăng giá đột biến vào khoảng thời gian giáp Tết Nguyên đán hàng năm;
- Chủ động xây dựng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dự trữ hàng hoá thiết yếu bình ổn thị trường phục vụ nhu cầu tại địa phương; đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt.
- Theo dõi diễn biến tình hình thị trường, để có chỉ đạo kịp thời không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, gây tăng giá đột biến.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu mối vay tạm ứng từ nguồn vốn ngân sách để dự trữ hàng hoá theo kế hoạch; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức phân phối hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng, đặc biệt là tổ chức tốt việc bán hàng lưu động đến các khu vực vùng sâu, vùng xa, nông thôn.
- Triển khai thực hiện công tác phối hợp xử lý theo quy định tại Điều 5, 6, 7 của Quy chế này.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.
3. Khi giá cả hàng hóa, dịch vụ thiết yếu (gồm các hóm hàng chủ yếu sau : Gạo; mì tôm; xăng, dầu, chất đốt; xi măng; sắt, thép xây dựng; tấm lợp; thuốc phòng chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh do Bộ Y tế quy định…) có biến động tại những vùng xảy ra thiên tai, bão, lũ, dịch bệnh; phương án xử lý như sau :
- Rà soát, xác định mặt hàng, nhóm hàng đang bị mất cân đối cung – cầu, dẫn tới giá cả hàng hóa tăng cao tại nơi xảy ra thiên tai, bão, lũ, dịch bệnh.
- Tập trung kiểm tra, xác định nhu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại nguồn hàng cần thiết phục vụ cho người dân tại vùng xảy ra thiên tai, bão, lũ, dịch bệnh.
- Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp để huy động nguồn hàng từ các doanh nghiệp đầu mối để bình ổn thị trường.
- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu mối tập trung nguồn lực để phân phối hàng hóa đến người dân vùng thiên tai, dịch bệnh kịp thời, nhanh chóng với giá cả ổn định.
- Triển khai thực hiện công tác quan hê phối hợp theo quy định tại Điều 5, 6, 7 của Quy chế này.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhất là đối với các hành vi đầu cơ, găm hàng, lợi dụng tình hình để tăng giá bất hợp lý.
4. Khi xảy ra biến động bất thường của thị trường thuộc các tình huống nêu tại Khoản 1, 2, 3 Điều này; yêu cầu các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các doanh nghiệp đầu mối trong tỉnh phải tập trung triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh. Sở Công Thương là cơ quan đầu mối tiếp nhận thông tin về biến động của thị trường để báo cáo và tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp, kế hoạch cụ thể xử lý biến động bất thường của thị trường trong từng tình huống.
Điều 5. Phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước khi xảy ra biến động bất thường của thị trường
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khi phát hiện có biến động bất thường phải tiến hành ngay các công việc sau:
a) Tổ chức lực lượng, chủ động kiểm tra, rà soát, nắm sát tình hình, diễn biến giá cả, thị trường;
b) Xác định mặt hàng, nhóm hàng cụ thể đang biến động bất thường; các yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân cụ thể gây biến động bất thường và phạm vi ảnh hưởng;
c) Báo cáo ngay với cấp trên trực tiếp quản lý và Sở Công Thương, chậm nhất là trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện có biến động thị trường bất thường trên địa bàn.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện khi nhận được thông tin có biến động thị trường bất thường xảy ra trên địa bàn phải tập trung kiểm tra, chỉ đạo xử lý ngay tình hình biến động theo thẩm quyền và báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Công Thương chậm nhất trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được thông tin có biến động bất thường.
Trường hợp đánh giá biến động bất thường có khả năng lan rộng, Sở Công Thương và Ủy ban nhân dân cấp huyện phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng thời, Sở Công Thương đề xuất các giải pháp, kế hoạch cụ thể để xử lý biến động bất thường, thực hiện ngay công tác bình ổn giá cả thị trường theo đúng chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 6. Quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp đầu mối
1. Khi xảy ra biến động bất thường của thị trường gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân :
- Sở Công Thương chủ động làm việc với các doanh nghiệp đầu mối về hàng hóa, dịch vụ có biến động thị trường và UBND cấp huyện nơi xảy ra biến động để thông báo đầy đủ về tình hình biến động bất thường của thị trường và yêu cầu phối hợp để triển khai thực hiện các giải pháp để ổn định thị trường nhất là công tác bình ổn giá cả hàng hoá.
- Doanh nghiệp đầu mối có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bình ổn giá do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và công bố thi hành trên địa bàn tỉnh.
- Khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp đầu mối phải báo cáo: chi phí sản xuất và các yếu tố hình thành giá, giá thành, giá bán đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu để phục vụ yêu cầu kiểm soát và thực hiện các biện pháp bình ổn giá cả thị trường trên địa bàn tỉnh.
2. Đối với các doanh nghiệp đầu mối tham gia tạo nguồn hàng để nhằm bình ổn thị trường trong các tình huống biến động bất thường hoặc xảy ra thiên tai, bão, lũ, dịch bệnh có trách nhiệm :
a) Tập trung kiểm tra, xác định số lượng, chất lượng, chủng loại nguồn hàng hóa đang kinh doanh hoặc dự trữ có thể cung cấp cho thị trường để bình ổn giá. Nguồn dự trữ bao gồm nguồn hàng hóa có thể thu mua từ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ở tại các địa phương khác;
b) Báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Công Thương và về khả năng điều tiết thị trường, đề xuất các phương án tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Tập trung mọi nguồn lực phân phối hàng hóa hoặc đưa hàng hóa từ các nơi khác về để điều tiết thị trường; đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa và giá cả hợp lý đến từng đại lý, từng khu vực trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;
d) Liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp huyện để được hỗ trợ về địa điểm và công tác bảo vệ, an ninh, trật tự tại các nơi mà doanh nghiệp phân phối hàng hóa, dịch vụ có biến động bất thường;
đ) Phối hợp với các cơ quan truyền thông kịp thời thông tin về chủ trương, chính sách, quy định về kinh doanh của nhà nước, thị trường, cung cầu hàng hóa, giá cả, các địa điểm bán hàng bình ổn thị trường, góp phần ổn định tâm lý người tiêu dùng, ngăn chặn các tác nhân gây xáo trộn thị trường;
3. Đối với các doanh nghiệp đầu mối tham gia thực hiện công tác dự trữ hàng hoá thiết yếu để thực hiện công tác bình ổn giá cả thị trường vào dịp Tết Nguyên đán có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai chương trình bình ổn và cam kết thực hiện theo đúng mục đích, nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân tỉnh giao, để góp phần bình ổn thị trường vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm.
Điều 7. Phối hợp trong báo cáo và xử lý thông tin
1. Khi có tình hình biến động bất thường của thị trường, các cơ quan quản lý nhà nước, các ngành chức năng thiết lập ngay đường dây nóng hoặc số điện thoại phối hợp; phân công lãnh đạo cơ quan trực tiếp xử lý nhằm đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt, chính xác; chỉ đạo, giải quyết kịp thời các tin báo hoặc tố giác của nhân dân và các cơ quan có liên quan; thực hiện chế độ báo cáo nhanh và đột xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Công Thương). Công tác báo cáo và xử lý thông tin phải được thực hiện khẩn trương, cấp bách, trực tiếp đến cấp có thẩm quyền giải quyết và thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
2. Khi xảy ra biến động bất thường của thị trường, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan báo, đài địa phương tập trung, ưu tiên đưa tin về tình hình biến động bất thường và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của Ủy ban nhân dân tỉnh về bình ổn thị trường để tạo sự đồng thuận cao trong các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân cùng chung sức, chung lòng góp phần thực hiện chủ trương bình ổn thị trường. Kịp thời đưa tin về những tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia hưởng ứng, triển khai tích cực các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đồng thời phản ánh những thông tin không chính xác, tin đồn thất thiệt của những tổ chức, cá nhân có hành vi đầu cơ, găm hàng nâng giá gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất, đời sống của nhân dân, gây tâm lý bất an trong xã hội.
Điều 8. Phối hợp trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường
1. Khi xảy ra biến động bất thường của thị trường trong các tình huống được quy định tại Điều 4 của Quy chế này.
- Sở Công Thương chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường thường xuyên; nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật như đầu cơ, găm hàng, buôn lậu, mua bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; không niêm yết giá và bán không đúng giá niêm yết.
- Trường hợp cần thiết, Sở Công Thương; các Sở, ngành quản lý hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thành lập hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để tổ chức kiểm tra, xử lý biến động thị trường theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tùy tình hình cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp huyện được phép quyết định thành lập các Tổ kiểm tra liên ngành thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn thuộc địa phương quản lý nhằm thực hiện ngay các biện pháp bình ổn thị trường;
2. Công tác phối hợp trong hoạt động kiểm tra liên ngành được thực hiện theo quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC VÀ DOANH NGHIỆP
Điều 9. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
1. Sở Công Thương :
a) Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thị trường, phân tích diễn biến cung - cầu, giá cả thị trường, nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo thị trường; kiểm tra, rà soát và đánh giá khả năng cung ứng hàng hóa từng thời điểm trong năm của các doanh nghiệp đầu mối nhằm tổ chức thực hiện kế hoạch dự trữ, sẵn sàng cung ứng, tham gia điều phối thị trường khi cần thiết;
b) Khi xảy ra biến động bất thường của thị trường :
- Chủ trì cùng với các Sở, ngành, các doanh nghiệp có liên quan triển khai thực hiện các phương án và nội dung phối hợp xử lý theo Quy chế này.
- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, Ngành có liên quan lựa chọn các doanh nghiệp đầu mối để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ cho các doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ cung ứng hàng hóa kịp thời tại các nơi xảy ra biến động bất thường hoặc tổ chức dự trữ hàng hóa thiết yếu vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm để tạo nguồn hàng bình ổn thị trường;
- Thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin của các cơ quan nhà nước, các lực lượng chức năng hoặc của nhân dân về biến động bất thường của thị trường;
2. Sở Tài chính :
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan (Quản lý thị trường, Thuế, Hải quan, Công an...) thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương đề xuất tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét kinh phí từ ngân sách nhà nước để giải quyết hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu mối được Ủy ban nhân dân tỉnh giao thực hiện nhiệm vụ cung ứng hàng hóa kịp thời cho tình huống biến động bất thường; thiên tai dịch bệnh hoặc tổ chức dự trữ hàng hóa thiết yếu vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm để bình ổn thị trường.
3. Sở Thông tin và Truyền thông :
a) Chỉ đạo các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại Khoản 2, Điều 7 của Quy chế này;
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan kịp thời ngăn chặn những hành vi phát tán, gây nhiễu thông tin về tình hình thị trường hoặc lợi dụng biến động bất thường của thị trường làm mất ổn định chính trị và trật tự - an toàn xã hội.
4. Sở Giao thông vận tải :
Có kế hoạch phối hợp với các Sở, Ngành và các địa phương tổ chức tốt công tác vận chuyển hàng hoá; chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải hoặc các chủ phương tiện vận tải phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, đảm bảo các điều kiện cần thiết để vận chuyển hàng hóa được thông suốt, nhanh chóng khi xảy ra biến động bất thường của thị trường. Nhất là đối với huyện đảo Phú Quý cần phải đảm bảo cho các phương tiện vận tải thủy vận chuyển hàng hoá ra đảo được thông suốt.
5. Công an tỉnh :
a) Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để xác minh, điều tra và xử lý đối với các hành vi tung tin đồn thất thiệt, gây hoang mang trong nhân dân; các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm làm biến động thị trường bất thường; ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
b) Chỉ đạo các lực lượng chức năng tham gia vào các tổ, đoàn kiểm tra liên ngành khi được yêu cầu; kịp thời xử lý các đối tượng có hành vi gây rối, đảm bảo trật tự - an toàn xã hội tại các địa điểm kinh doanh và trên địa bàn trong thời gian xảy ra biến động bất thường.
c) Tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên cho các phương tiện vận chuyển lưu thông hàng hoá được thông suốt theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
6. Các Sở, ngành khác :
a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức việc quản lý sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật; phòng, chống các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại nhằm ổn định thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng giao lưu hàng hoá.
b) Đối với các Sở, ngành quản lý hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, trực tiếp xử lý các vấn đề có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ do cơ quan mình quản lý khi xảy ra biến động bất thường của thị trường theo quy định tại Quy chế này.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện :
a) Có cơ chế tiếp nhận thông tin về biến động bất thường của thị trường và có biện pháp kịp thời xử lý theo thẩm quyền; Chủ động phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh tập trung xử lý những vấn đề có liên quan đến biến động bất thường của thị trường, xảy ra trên địa bàn thuộc địa phương quản lý theo quy định tại Quy chế này.
b) Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, bảo vệ trật tự an toàn xã hội; kịp thời phát hiện các dấu hiệu phao tin đồn thất thiệt, đầu cơ, tích trữ, găm hàng, đẩy giá lên cao để xử lý.
c) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh khi không kịp thời xử lý hoặc không nắm được những biến động bất thường của thị trường xảy ra trên địa bàn thuộc địa phương quản lý.
Điều 10. Trách nhiệm của các doanh nghiệp đầu mối
1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch và biện pháp để phát triển sản xuất - kinh doanh; kiểm soát các yếu tố hình thành giá, không để tăng giá bất hợp lý; nâng cao chất lượng phục vụ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường; tổ chức mạng lưới phân phối cố định và lưu động rộng khắp đến người tiêu dùng, không để xảy ra tình trạng nơi thừa, nơi thiếu.
2. Cùng với các cơ quan quản lý nhà nước nhanh chóng triển khai các phương án xử lý khi xảy ra biến động bất thường của thị trường theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
Điều 11. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan Mặt trận và các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các Hiệp hội ngành - nghề
1. Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thông tin cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các Hiệp hội ngành - nghề về tình hình biến động, diễn biến thị trường; các biện pháp bình ổn đã và đang thực hiện và đề nghị phối hợp triển khai công tác xử lý biến động bất thường của thị trường khi xảy ra.
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các Hiệp hội ngành - nghề :
a) Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cùng cấp và Sở Công Thương, tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong tất cả các tầng lớp nhân dân trên địa bàn để nhân dân tin tưởng vào sự chỉ đạo, điều hành và tích cực hưởng ứng các biện pháp bình ổn thị trường của chính quyền địa phương;
b) Vận động nhân dân kịp thời phát hiện và tố cáo các tổ chức, cá nhân có hành vi tung tin đồn thất thiệt, lợi dụng biến động bất thường nhằm đầu cơ trục lợi, tăng giá bất hợp lý, gây rối loạn thị trường đến các cơ quan chức năng để xem xét, xử lý.
c) Các Hiệp hội ngành - nghề có hội viên hoạt động sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ đang biến động bất thường có trách nhiệm vận động hội viên tham gia phối hợp cùng với các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương sớm can thiệp, xử lý biến động, nhanh chóng bình ổn thị trường.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Căn cứ nội dung Quy chế này, các ngành, các cấp có trách nhiệm cụ thể hóa và tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng ứng phó và chủ động phối hợp xử lý những biến động bất thường của thị trường xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Điều 13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các Hiệp hội ngành - nghề phối hợp thực hiện tốt Quy chế này.
Điều 14. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc và cần điều chỉnh, bổ sung Quy chế này, các các ngành, các cấp cần báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, chỉ đạo thực hiện kịp thời./.