Quyết định 2287/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2022

Số hiệu 2287/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/12/2021
Ngày có hiệu lực 24/12/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Lê Văn Chiến
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2287/QĐ-UBND

Đắk Nông, ngày 24 tháng 12 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG NĂM 2022

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 01/2019/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2019 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh tại Tờ trình số 1610/TTr-VPUBND ngày 24 tháng 12 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2022.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Cục Kiểm soát TTHC - VPCP;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TTHCC, NCKSTT(La).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Chiến

 

KẾ HOẠCH

HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG NĂM 2022
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2287/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn trong việc triển khai công tác kiểm soát thủ tục hành chính và việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh.

- Nhằm xây dựng niềm tin, sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội đối với việc cải cách thủ tục hành chính; thu hút sự tham gia của tổ chức, cá nhân trong việc rà soát thủ tục hành chính và thực hiện quyền giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh; xác định kết quả kiểm soát thủ tục hành chính có hiệu quả sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho tổ chức, cá nhân và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

2. Yêu cầu

- Các nhiệm vụ đề ra đầy đủ theo quy định; phân công công việc rõ ràng, hợp lý, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị; xác định cụ thể trách nhiệm và thời gian thực hiện.

- Đảm bảo thủ tục hành chính được công bố kịp thời, công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức tiếp cận, thực hiện thủ tục hành chính và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính.

- Đẩy mạnh rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian giải quyết, các chi phí không cần thiết trong việc thực hiện thủ tục hành chính. Qua đó đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định thủ tục hành chính không phù hợp với tình hình thực tiễn.

- Tiếp nhận và xử lý kịp thời những phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định thủ tục hành chính. Kịp thời chấn chỉnh những hành vi vi phạm của cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, cụ thể: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng chính quyền điện tử, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa các cấp.

- Đảm bảo người dân, doanh nghiệp tham gia dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4. Đối với cấp tỉnh, trên 80% tổng số hồ sơ phát sinh dịch vụ công mức độ 4, trên 40% tổng số hồ sơ phát sinh dịch vụ công mức độ 3. Đối với cấp huyện, trên 60% tổng số hồ sơ phát sinh dịch vụ công mức độ 4, trên 30% tổng số hồ sơ phát sinh dịch vụ công mức độ 3. Đối với cấp xã, trên 40% tổng hồ sơ phát sinh dịch vụ công mức độ 4, trên 20% tổng số hồ sơ phát sinh dịch vụ công mức độ 3.

II. NỘI DUNG

[...]