ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2286/QĐ-UBND
|
Hà Tĩnh, ngày 08
tháng 08 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUY HOẠCH HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG TỈNH HÀ
TĨNH ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;
Căn cứ “Chiến lược phát triển giáo dục
2011-2020” ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng
Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 20/12/2011 của
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về Phát triển, nâng cao chất tượng giáo dục đào tạo
đến năm 2015 và những năm tiếp theo; Nghị quyết số 20/2011/NQ-HĐND ngày
16/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVI phê duyệt Đề án Phát triển giáo
dục và đào tạo đến năm 2015 và những năm tiếp theo;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
tại Tờ trình số 959/TTr- SGDĐT ngày 12/72012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Đề án Quy hoạch hệ thống trường Mầm non và Phổ
thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020”.
Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã hướng dẫn và triển khai thực hiện.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng
các ban, ngành, đoàn thể liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã,
xã, phường, thị trấn căn cứ Quyết định thi hành.
Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (để b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Chánh, Phó VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Võ Kim Cự
|
ĐỀ ÁN
QUY
HOẠCH HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2286/QĐ-UBND ngày 08/8/2012 của UBND tỉnh)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước đây, để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân
trong điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng còn khó khăn, mạng lưới trường
lớp học ở các bậc học, cấp học được mở ra khắp tất cả các địa phương, các vùng
miền và đã có tác dụng tích cực trong việc nâng cao dân trí, thu hút hầu hết trẻ
em trong độ tuổi đến trường. Hà Tĩnh là tỉnh sớm đạt chuẩn quốc gia về phổ cập
phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.
Đến nay, từ những thành tựu đạt được trong thực hiện
chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, vì thế quy mô dân số dần ổn định, số
trẻ em có xu hướng giảm dần dẫn đến quy mô các trường học ngày càng nhỏ đã gây
khó khăn trong việc tổ chức dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, bố trí đội
ngũ cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; mặt
khác đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, giao thông đi lại thuận lợi
hơn, nhu cầu được thụ hưởng một nền giáo dục chất lượng cao ngày càng lớn. Vì vậy,
việc quy hoạch lại hệ thống trường lớp học là một yêu cầu bức thiết và thực tế ở
một số huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi chung là huyện) đã chủ động tổ chức
lại trường lớp cho phù hợp hơn mang lại hiệu quả thiết thực.
Thực tế những năm trước đây, khi quy mô dân số còn
nhỏ, các Trường THCS hầu hết là liên xã, trong điều kiện giao thông khó khăn
nhưng chất lượng giảng dạy, học tập vẫn tốt, nhân dân đồng tình.
Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 20/12/2011 của
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
đến năm 2015 và những năm tiếp theo, Nghị quyết số 20/2011/NQ-HĐND ngày
16/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI về phê duyệt Đề án Phát triển
giáo dục và đào tạo đến năm 2015 và những năm tiếp theo, UBND tỉnh xây dựng Đề
án “Quy hoạch hệ thống trường Mầm non và Phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020” với
những nội dung chính như sau:
I- HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG TRƯỜNG HỌC
TỈNH HÀ TĨNH
1- Giáo dục Mầm non: Toàn tỉnh có 278 trường mầm
non; 16 xã phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) có 2 trường mầm non, còn
lại mỗi xã có một trường; có 165 trường công lập, 111 trường bán công và 2 trường
tư thục; 132 trường có các điểm lẻ, trong đó 14 trường có trên 3 điểm lẻ. Quy
mô: 36 trường dưới 6 lớp, 104 truờng từ 6 đến 8 lớp.
2- Giáo dục Tiểu học: Toàn tỉnh có 304 trường tiểu
học; 38 xã có từ 2 đến 4 trường tiểu học, còn lại mỗi xã có một trường; 2 xã có
mô hình trường Tiểu học và THCS, 45 trường có các phân hiệu, điểm lẻ. Quy mô:
Có 16 trường chỉ còn 5 lớp (mỗi khối 1 lớp), 110 trường từ 6 - 10 lớp; 36 trường
có không quá 150 học sinh cá biệt có trường chỉ còn 68 học sinh (TH Tân Hương,
huyện Đức Thọ). Bình quân 24,9 học sinh/lớp (có 36 trường bình quân dưới 20 học
sinh/lớp TH Sơn Mai, Hương Sơn 13 học sinh/lớp).
3- Giáo dục Trung học cơ sở: Toàn tỉnh có 185 trường
THCS, 47 trường tổ chức theo mô hình trường liên xã. Quy mô: 24 trường dưới 9 lớp
(mỗi khối 1 - 2 lớp), 34 trường từ 9 - 11 lớp, 59 trường từ 12 - 15 lớp; 9
trưòng có không quá 200 học sinh, cá biệt có trường chỉ còn 5 lớp, 123 học sinh
(THCS Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn). Bình quân 32 học sinh/lớp.
4- Giáo dục Trung học phổ thông: Toàn tỉnh có 45
trường THPT, trong đó có 40 trường công lập, 5 trường ngoài công lập; Quy mô: 7
trường dưới 18 lớp (trong đó có 2 trường công lập là THPT Mai Kính và THPT Cù
Huy Cận), 2 trường từ 18- 21 lớp; 7 trường từ 22 - 24 lớp. Một số nơi quy hoạch
không hợp lý, các trường THPT công lập đóng rất gần nhau do quá trình chuyển đổi
trường bán công sang công lập, như; THPT Mai Kính - THPT Lý Tự Trọng, THPT Hồng
Lam - THPT Hồng Lĩnh, THPT Gia Phố - THPT Hương Khê; THPT Đức Thọ - THPT Cù Huy
Cận. Bình quân 45 học sinh/lớp.
II- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU QUY HOẠCH.
1. Mục đích:
Từng bước xây dựng hòan chỉnh hệ thống trường mầm
non và phổ thông trên địa bàn tỉnh vừa đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân vừa
đảm bảo quy mô phù hợp, tập trung để nâng cao chất lượng giáo dục; có cơ sở hạ
tầng khang trang, hiện đại, phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục,
góp phần đưa sự nghiệp giáo dục Hà Tĩnh ngày càng phát triển.
2. Yêu cầu:
Việc quy hoạch hệ thống trường mầm non và phổ thông
phải thực hiện theo các quy định của pháp luật, phù hợp với chiến lược và quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương, với khả năng đầu
tư của nhà nước và huy động nguồn lực của toàn xã hội; đảm bảo ổn định trong thời
gian dài;
Tạo ra sự đồng thuận của các cấp, các ngành, của
cán bộ, đảng viên và nhân dân; vừa quyết tâm cao trong thực hiện quy hoạch vừa
có lộ trình thích hợp cho từng địa phương, vùng miền;
Hòan thành việc sáp nhập, giải thể các trường học
theo quy hoạch chậm nhất vào năm học 2014-2015, để đến năm 2020 cơ bản hòan
thành việc đầu tư xây dựng các trường học trên địa bàn toàn tỉnh theo hướng chuẩn
hóa, hiện đại hóa.
III- ĐỊNH HƯỚNG, PHƯƠNG ÁN VÀ LỘ
TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH.
1- Định hướng quy hoạch:
- Mầm non: Mỗi xã bố trí 01 trường mầm non công lập,
mỗi trường có không quá 2 điểm lẻ ở các xã có địa bàn rộng, đi lại khó khăn.
Khuyến khích thành lập các trường mầm non tư thục.
- Tiểu học: Mỗi xã bố trí 01 trường, mỗi trường
không quá 2 phân hiệu, điểm lẻ; trường hợp đặc biệt báo cáo UBND tỉnh xem xét,
quyết định.
- Trung học cơ sở: Bố trí theo mô hình trường liên
xã, quy mô mỗi trường từ 16 lớp trở lên, tập trung tại một điểm trường ở vùng
thuận lợi.
- Trung học phổ thông: Sáp nhập, giải thể các trường
THPT có quy mô chỉ còn dưới 18 lớp, cụ thể là THPT Gia Phố, THPT Mai Kính. Sau
năm 2015, tùy vào tình hình cụ thể tiếp tục giải thể hoặc thành lập trường phổ
thông có nhiều cấp học (THCS và THPT).
- Các trường sau khi sáp nhập có thể sử dụng cơ sở
vật chất hiện có để tổ chức dạy học nhưng cần nhanh chóng đầu tư xây dựng trường
lớp để đưa học sinh về học tập trung tại các điểm trường đã quy hoạch để nâng
cao chất lượng.
- Các trường THCS, THPT trên địa bàn thị xã Hồng
Lĩnh giữ nguyên hiện trạng đến năm 2015, sau đó nếu thị xã không mở rộng địa giới
sẽ thực hiện như phương án quy hoạch dưới đây.
2 - Phương án quy hoạch
2.1- Mầm non: Quy hoạch lại còn 264 truờng
(262 trường công lập ở 262 xã và 2 trường tư thục). Thành lập thêm trường Mầm
non Bình Hà (phường Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh). Sáp nhập các trường mầm non
trong cùng một xã thành 01 trường, cụ thể:
+ Huyện Kỳ Anh: Kỳ Xuân 1- Kỳ Xuân 2, Kỳ Phú 1- Kỳ
Phú 2, Thị trấn - Hoa Mai;
+ Thành phố Hà Tĩnh: Sáp nhập MN Nam Hà - Mầm non
1;
+ Huyện Thạch Hà: Thị Trấn 1 - Thị trấn 2;
+ Huyện Can Lộc: Thị Trấn - Hoa Hồng;
+ Huyện Hương Khê: Hương Long - Hoa Mai, Hương Lâm
1- Hương Lâm 2, Hương Trạch 1 - Hương Trạch 2, Thị Trấn - Bông Sen;
+ Huyện Vũ Quang: Đức Lĩnh 1 - Đức Lĩnh 2;
+ Huyện Huơng Sơn: Phố Châu 1 - Phố Châu 2;
+ Thị xã Hồng Lĩnh: Họa Mi - Sơn Ca;
+ Huyện Nghi Xuân: Xuân An 1 - Xuân An 2, Cương
Gián 1 - Cương Gián 2.
2.2- Tiểu học: Quy hoạch lại còn 262 trường.
Sáp nhập các trường tiểu học trong một xã thành 01
trường, riêng các xã: Kỳ Thịnh, Kỳ Khang (Kỳ Anh), Thị Trấn Nghèn (Can Lộc),
Cương Gián (Nghi Xuân) vẫn giữ nguyên 2 trường do quy mô quá lớn, xã Hà Linh
(Hương Khê) từ trường quy hoạch thành 2 trường do địa bàn quá rộng: cụ thể:
+ Huyện Kỳ Anh: Nam Thị trấn - Bắc Thị trấn, Kỳ Thượng
1 - Kỳ Thượng 2, Kỳ Phú 1 - Kỳ Phú 2;
+ Huyện Cẩm Xuyên: Cẩm Thịnh 1 - Cẩm Thịnh 2, Cẩm
Hưng 1 - Cẩm Hưng 2, Cẩm Thạch 1 - Cẩm Thạch 2, Cẩm Quan 1 - Cẩm Quan 2;
+ Thành phố Hà Tĩnh: Thạch Trung 1 - Thạch Trung 2;
+ Huyện Thạch Hà: Thị Trấn 1 - Thị trấn 2;
+ Huyện Can Lộc: Vượng Lộc 1 - Vượng Lộc 2, Gia
Hanh -Gia Hanh 2, Bắc Sơn - Nam Sơn, Mỹ Lộc 1 - Mỹ Lộc 2, Đại Lộc - Ngô Đức Kế;
+ Huyện Hương Khê: Hà Linh - Bình Hà - Hương Thu,
Hương Trạch - La Khê - Hương Phúc, Phúc Trạch 1 - Phúc Trạch 2, Hồng Hà - Hương
Đô, Hương Lộc - Lộc Yên, Tùng Sơn - Phương Mỹ, Hương Lâm - Chúc A, Hương Thủy 1
- Hương Thủy 2, Hương Giang 1 - Hương Giang 2, Đồng Hải - Gia Phố, Đại Đồng -
Thống Nhất.
+ Huyện Vũ Quang: Đúc Lĩnh 1 - Đức Lĩnh 2
+ Huyện Hương Sơn: Phố Châu 1 - Phố Châu 2, Sơn
Trung 1 - Sơn Trung 2, Sơn Tiến 1 - Sơn Tiến 2, Đại Kim - Sơn Kim.
+ Huyện Đức Thọ: Tùng Ảnh - Đồng Thái, Trường Sơn 1
- Trường Sơn 2.
+ Huyện Nghi Xuân: Xuân Hồng 1 - Xuân Hồng 2, Xuân
An 1 - Xuân An 2, Cổ Đạm - Xuân Sơn.
2.3- Tiểu học và THCS: Quy hoạch 4 trường ở
4 xã: Kỳ Nam, Kỳ Trung, Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh); Sơn Thọ (huyện Vũ Quang)
2.4- THCS: Quy hoạch lại còn 128 trường. Sáp
nhập, giải thể các trường THCS ở các huyện như sau:
+ Huyện Kỳ Anh: THCS Kỳ Giang - THCS Kỳ Đồng, Kỳ Thọ
- Kỳ Thư, Nguyễn Trọng Bình - Thị trấn, Kỳ Tân - Kỳ Hoa, TH Kỳ Lạc - THCS Kỳ Lạc.
Giải thể THCS Kỳ Hải (học sinh học tại THCS Kỳ
Thư, THCS Kỳ Hà), THCS Kỳ Lợi (học sinh học tại THCS Kỳ Trinh, THCS Kỳ
Phương).
+ Huyện Cẩm Xuyên: Sáp nhập THCS Cẩm Minh - THCS Cẩm
Lạc, Cẩm Thịnh - Hà Huy Tập, Thị trấn Thiên Cầm - Cẩm Nhượng, Cẩm Quang - Cẩm
Bình, Cẩm Hòa - Cẩm Dương.
Giải thể trường THCS Cẩm Thạch (học sinh học tại
THCS Thành Vịnh và Cẩm Mỹ), THCS Cẩm Duệ (học sinh học tại THCS Thành Vịnh,
Cẩm Mỹ và THCS Phan Đình Giót),
+ Thành phố Hà Tĩnh: Sáp nhập THCS Thạch Bình -
THCS Đại Nài.
+ Huyện Thạch Hà: Sáp nhập THCS Thạch Đài - THCS Thạch
Xuân, Minh Tiến - Ngọc Sơn.
Sáp nhập THCS Lê Hồng Phong - THCS Thạch Lạc và
chuyển đến địa điểm mới khi thực hiện di dời dân khu mỏ sắt Thạch Khê.
+ Huyện Lộc Hà: Sáp nhập THCS Tân Lộc - THCS Hồng Lộc,
Thịnh Lộc - Bình An, Nguyễn Hằng Chi - Đặng Tất.
+ Huyện Can Lộc: Sáp nhập THCS Nguyễn Huy Tự - THCS
Thanh Lộc, Khánh Vĩnh - Gia Hanh, Thượng Lộc - Trung Đông, Xuân Lộc - Quang Lộc,
Thiên Lộc - Vũ Diệm, Mỹ Lộc - Sơn Lộc.
+ Huyện Hương Khê: Sáp nhập THCS Hương Vĩnh - THCS
Hương Long - THCS Phú Gia, Hương Bình - Phúc Đồng, Phương Mỹ - Phương Điền, Chu
Văn An - Gia Phố,.
Giải thể THCS Lộc Yên (học sinh học tại THCS Thị
trấn, Phúc Trạch, Hương Trà), Hương Thủy (học sinh học tại THCS Hương
Giang, Gia Phố, Phúc Đồng), Hương Đô (học sinh học tại THCS Phúc Trạch,
Hương Trà).
+ Huyện Vũ Quang: Sáp nhập TH Sơn Thọ - THCS Sơn Thọ.
Giải thể THCS Quang Điền (khi di dời dân thực hiện
thủy điện Ngàn Trươi)
+ Huyện Hương Sơn: Sáp nhập THCS Sơn Ninh - THCS
Sơn Thịnh - THCS Nguyễn Khắc Viện, Sơn Phúc - Sơn Bằng, Sơn Phú - Sơn Trung,
Sơn Tiến - Sơn Lễ, Sơn Diệm - Thị trấn Phố Châu - Nguyễn Tuấn Thiện, Sơn Lĩnh -
Sơn Hồng.
Giải thể trường THCS Long Trà (học sinh học tại
THCS Hồ Tùng Mậu, THCS Lê Bình).
+ Huyện Đức Thọ:
Sáp nhập THCS Hòang Xuân Hãn - THCS Tùng Ảnh, Liên
Minh - Lê Hồng Phong - Trường Sơn, Lê Văn Thiêm - Đức Lâm, Đậu Quang Lĩnh “Hòa
Lạc, Nguyễn Biểu - Bùi La Nhân (Học sinh thuộc xã Bùi Xá, Đức La có thể học
tại trường THCS Yên Trấn, Lê Văn Thiêm),
Giải thể trường THCS Bình Thịnh (học sinh xã
Thái Yên và Đức Thịnh học tại trường THCS Thanh Dũng; học sinh xã Đức Dũng học
tại trường THCS Lê Ninh)
+ Huyện Nghi Xuân: Sáp nhập THCS Xuân Viên - THCS
Xuân Lĩnh, Đan Trường - Xuân Hội.
+ Thị xã Hồng Lĩnh: Đến năm 2015, Thị xã không mở rộng
địa giới sẽ thực hiện sáp nhập THCS Trung Lương - Đức Thuận, Đậu Liêu - Thuận Lộc.
2.5- THPT: Đến năm 2015, quy hoạch còn 43
trường. Giải thể 2 trường THPT công lập là: THPT Mai Kính (Thạch Hà), THPT Gia
Phố (Hương Khê). Các trường THPT khác như: Lê Hữu Trác 2 (Hương Sơn), Đức Thọ,
Cù Huy Cận (Vũ Quang), Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên), THPT Hồng Lam (nếu Thị xã
Hồng Lĩnh không mở rộng địa giới) sau năm 2015 nếu quy mô nhỏ sẽ xem xét để giải
thể hoặc thành lập trường phổ thông có nhiều cấp học.
2.6- Tổng hợp số lượng trường học các huyện trước
và sau quy hoạch (đến năm 2015):
Huyện
|
Mầm non
|
Tiểu học
|
TH và THCS
|
THCS
|
THPT
|
Hiện có
|
Quy hoạch
|
Hiện có
|
Quy hoạch
|
Hiện có
|
Quy hoạch
|
Hiện có
|
Quy hoạch
|
Hiện có
|
Quy hoạch
|
Kỳ Anh
|
36
|
33
|
36
|
32
|
2
|
3
|
27
|
20
|
5
|
5
|
Cẩm Xuyên
|
27
|
27
|
31
|
27
|
0
|
0
|
20
|
13
|
5
|
5
|
Thành phố
|
18
|
18
|
17
|
16
|
0
|
0
|
10
|
9
|
4
|
4
|
Thạch Hà
|
32
|
31
|
32
|
31
|
0
|
0
|
16
|
13
|
4
|
3
|
Lộc Hà
|
13
|
13
|
13
|
13
|
0
|
0
|
10
|
7
|
3
|
3
|
Can Lộc
|
24
|
23
|
29
|
24
|
0
|
0
|
18
|
12
|
4
|
4
|
Hương Khê
|
26
|
22
|
36
|
22
|
0
|
0
|
20
|
12
|
4
|
3
|
Vũ Quang
|
13
|
12
|
13
|
11
|
0
|
1
|
7
|
6
|
2
|
2
|
Hương Sơn
|
33
|
32
|
36
|
32
|
0
|
0
|
23
|
14
|
5
|
5
|
Đức Thọ
|
28
|
28
|
30
|
28
|
0
|
0
|
16
|
9
|
4
|
4
|
Hồng Lĩnh
|
7
|
6
|
6
|
6
|
0
|
0
|
6
|
4
|
2
|
2
|
Nghi Xuân
|
21
|
19
|
23
|
20
|
0
|
0
|
12
|
10
|
3
|
3
|
Cộng
|
278
|
264
|
302
|
262
|
2
|
4
|
185
|
128
|
45
|
43
|
3- Lộ trình thực hiện
3.1. Lộ trình chung:
- Năm học 2012-2013:
UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ quy hoạch
của tỉnh để xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch hệ thống trường lớp học của địa
phương mình trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt;
Sáp nhập các trường mầm non, tiểu học, sáp nhập các
trường Tiểu học với trường THCS đối với xã có trường THCS quy mô nhỏ nhưng
không tổ chức trường liên xã;
Sáp nhập, giải thể các trường THCS có quy mô dưới 9
lớp. Các địa bàn thuận lợi sáp nhập các trường có quy mô từ 9 đến 15 lớp;
Không tuyển sinh lớp 10 THPT Mai Kính, THPT Gia phố.
- Năm học 2013-2014:
Sáp nhập các trường THCS có quy mô dưới dưới 12 lớp.
Giải thể trường THPT Gia Phố, THPT Mai Kính.
- Năm học 2014-2015:
Sáp nhập các trường THCS có quy mô dưới 16 lớp còn
lại.
3.2- Lộ trình cụ thể của từng huyện;
Trên cơ sở phương án quy hoạch và lộ trình chung của
tỉnh, UBND các huyện căn cứ vào thực tế của đơn vị, xác định lộ trình sáp nhập,
giải thể các trường học trong từng năm học trên tinh thần hòan thành việc sáp
nhập, giải thể xong chậm nhất vào năm học 2014-2015, báo cáo về UBND tỉnh trong
tháng 8 năm 2012 (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) để tổng hợp, theo dõi tiến độ thực
hiện.
IV- GIẢI PHÁP
1- Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức tạo
sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên, giáo viên và các tầng lớp nhân dân về sự
cần thiết phải quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống trường học để nâng cao chất lượng
giáo dục.
- Về nhận thức: Trước hết cấp ủy Đảng và chính quyền
các cấp phải nhận thức được việc quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống trường học là
việc làm cần thiết mang tính khách quan, khoa học nhằm đảm bảo cho quá trình
phát triển lâu dài của sự nghiệp giáo dục địa phương; đồng thời cũng là công việc
khó khăn, phức tạp cần phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; vì vậy,
trước hết phải tạo sự thống nhất cao trong lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp,
trong ngành Giáo dục và trong nhân dân.
Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống trường học các cấp
trong giai đoạn hiện nay là một chủ trương lớn Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, nhằm đạt
những kết quả quan trọng sau đây:
+ Khắc phục tình trạng quy mô nhỏ, manh mún, chất
lượng hạn chế, đầu tư dàn trải dẫn đến lãng phí, kém chất lượng hiện nay. Từ đó
có điều kiện tập trung đầu tư nguồn lực kể cả về đội ngũ và cơ sở vật chất,
trang thiết bị đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới;
+ Có điều kiện thuận lợi để sàng lọc, sắp xếp, bố
trí đội ngũ một cách hợp lý hơn, đảm bảo tính đồng bộ, tính chuẩn hóa đội ngũ
giáo viên, khắc phục tình trạng dạy chéo môn, nâng cao hiệu quả công tác, tránh
sự chồng chéo, bất cập, lãng phí trong việc bố trí các nguồn lực nhà nước và
nhân dân;
Tóm lại, quy hoạch, sắp xếp lại một cách hợp lý nhằm
tạo điều kiện cho con em địa phương được học tập trong điều kiện giáo dục tốt
nhất để nâng cao nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế, xã hội của quê hương, đất nước.
- Về phương pháp:
Gần gũi, bám sát, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của
nhân dân để giải thích vận động làm cho các tầng lớp nhân dân hiểu và thống nhất
cao về việc quy hoạch, xây dựng hệ thống trường học trên địa bàn là thực sự cần
thiết, nhằm phục vụ lợi ích cơ bản, lâu dài cho chính con em mình và cho các thế
hệ tương lai.
Phát huy vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính
trị; các cấp, các ngành, các tổ chức, các lực lượng xã hội trong công tác
truyên truyền vận động trong tổ chức thực hiện các nội dung một cách thiết thực,
hiệu quả cao.
2- Xác định địa điểm trường chính xác, huy động
các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất tại các trường học thực hiện việc sáp nhập.
- Việc xác định địa điểm đặt trường, nhất là các
trưòng THCS liên xã khi sáp nhập phải đảm bảo tính khách quan và thuận lợi cho
người học; phải đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm; tránh tư
tưởng cục bộ địa phương trong bố trí địa điểm đặt trường. Chú ý giải quyết tốt
mối quan hệ “điều kiện dạy học và địa điểm đặt trường” để mọi người xác định yếu
tố cần quan tâm là “nhà trường có đảm bảo điều kiện dạy học để nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện và sự thuận tiện cho học sinh hay không chứ không phải
"nhà trường đặt ở đâu, có thuộc địa bàn xã mình hay không” và gắn với quy
hoạch xây dựng nông thôn mới. Từ đó có quan điểm đúng đắn trong trong việc xác
định vị trí đặt trường, tạo sự thống nhất cao trong đội ngũ lãnh đạo các xã có
chung trường học.
- Tích cực huy động các nguồn lực: nguồn vốn ngân
sách Trung ương, ngân sách tỉnh, huyện, xã, nguồn xây dựng nông thôn mới, các
nguồn tài trợ, nguồn huy động từ xã hội hóa, lồng ghép các chuơng trình dự án
khác... để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, điện nước, vệ sinh
môi trường một cách đồng bộ. Trong đó ưu tiên cho cho các trường học thực hiện
sáp nhập, các trường phải thay đổi địa điểm đặt trường. Phấn đấu đến năm 2020,
tất cả các trường sáp nhập đều phải đạt chuẩn quốc gia một cách vững chắc cả về
cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và chất lượng giáo dục.
3- Sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục,
giáo viên, nhân viên hành chính; tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng
giáo dục các trường sau sáp nhập.
- Sắp xếp hợp lý đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên
hành chính các trường sáp nhập, giải thể, theo hướng: Bố trí những người có
năng lực và tinh thần trách nhiệm cao làm hiệu trưởng các trường sáp nhập, đảm
bảo số lượng, cơ cấu giáo viên tại các trường điều hòa cán bộ hành chính giữa các
cấp học trên địa bàn huyện. Đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ trong việc
thuyên chuyển cán bộ, giáo viên, nhân viên; tuyệt đối không để xảy ra các biểu
hiện tiêu cực trong việc thuyên chuyển, bổ nhiệm.
- Đẩy mạnh việc tinh giản biên chế trong ngành,
tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, giáo
viên, nhân viên viên, vận động để những cán bộ, công chức, viên chức tuổi cao,
sức khỏe yếu, năng lực hạn chế nghỉ hưu trước tuổi theo Quyết định số
06/2012/QĐ-UBND ngày 19/3/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định
tạm thời về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư khi
thực hiện Đề án sắp xếp, kiện toàn các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp,
ban quản lý dự án và tổ chức hội.
Thực hiện nghiêm túc chủ trương của UBND tỉnh tại
Văn bản số 1718/UBND-VX ngày 08/6/2012 về thực hiện biên chế sự nghiệp giáo dục
mầm non, phổ thông, từ năm học 2012-2013 trở đi tạm ngừng việc tuyển dụng, tiếp
nhận viên chức vào công tác trong ngành.
- Thực hiện việc luân chuyển giáo viên phổ thông
trên địa bàn toàn tỉnh để đảm bảo mặt bằng chung, khắc phục tình trạng nơi thừa,
nơi thiếu như hiện nay,
- Sắp xếp bố trí cho cán bộ, giáo viên đi học bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức quản lý, lý luận chính
trị, trình độ ngoại ngữ, tin học; bồi dưỡng chuyên môn để chuyển đổi môn dạy
cho một số giáo viên như: giáo viên Sinh vật, Kỹ thuật nông nghiệp để chuyển
sang dạy Công nghệ; giáo viên Chính trị - Giáo dục công dân, giáo viên Thể dục
dạy Giáo dục Quốc phòng; bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên trung học cơ sở làm
công tác đoàn, đội trong trường học. Xem xét bố trí giáo viên trung học cơ sở
làm việc tại các trung tâm học tập cộng đồng theo Thông tư số 40/2010/TT-BGDĐT
ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tăng cường công tác quản lý, công tác kiểm tra việc
tổ chức tổ chức dạy học tại các trường sáp nhập, nhất là các trường đang phải học
tại nhiều địa điểm khác nhau. Tuyệt đối không vì việc sáp nhập trường mà ảnh hưởng
đến nề nếp kỷ cương và chất lượng dạy học; xử lý nghiêm túc các cán bộ, giáo
viên, nhân viên vi phạm kỷ luật hành chính, quy chế chuyên môn.
V. DỰ TOÁN
Đầu tư xây mới các trường sau khi sáp nhập tại địa
điểm mới, nâng cấp bổ sung thêm cơ sở vật chất các trường sử dụng địa điểm cũ
khoảng: 2.110 tỷ.
Nguồn vốn:
- Ngân sách Trung ương: 500 tỷ;
- Ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã): 1.200 tỷ;
- Huy động khác: 310 tỷ.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập Ban chỉ đạo các cấp.
Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp tỉnh do đồng
chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khối văn hóa - xã hội làm Trưởng ban, Sở
Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo, thành viên là lãnh
đạo các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện. Ban chỉ đạo có
trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch hệ thống các trường mầm non và
phổ thông trên địa bàn toàn tỉnh đảm bảo các mục đích, yêu cầu, phương án quy
hoạch và lộ trình đã đề ra. Tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các
cơ chế, chính sách trong thực hiện quy hoạch; kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp báo
cáo kết quả thực hiện quy hoạch của các địa phương cho UBND tỉnh định kỳ hàng
năm.
UBND các huyện, thành phố, thị xã thành lập Ban chỉ
đạo do đồng chí Chủ tịch UBND làm trưởng Ban, đồng chí Phó Chủ tịch UBND phụ
trách khối văn hóa - xã hội làm phó Ban; Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo thực
hiện quy hoạch trên địa bàn huyện; báo cáo tiến độ thực hiện về Ban chỉ đạo tỉnh
định kỳ 6 tháng và hàng năm và theo yêu cầu.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp
các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã thực
hiện quy hoạch các trường Trung học phổ thông; tuyên truyền trong cán bộ giáo
viên về việc thực hiện quy hoạch; đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp báo cáo đánh giá
kết quả và tiến độ thực hiện quy hoạch ở các huyện, định kỳ hàng năm báo cáo
Ban chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp
với Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ban, ngành liên quan cân đối nguồn lực đầu
tư hàng năm để ưu tiên thực hiện quy hoạch. Thực hiện xã hội hóa đầu tư giáo dục,
kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các trường mẫu giáo,
mầm non, trường phổ thông tư thục, công lập, xây dựng THCS liên xã.
4. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Giáo và Đào tạo bố trí đủ ngân sách, xây dựng cơ chế chính
sách thực hiện việc chuyển đổi và sáp nhập các cơ sở giáo dục; khuyến khích các
thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội đầu tư cho giáo dục, nhất là cho mục
tiêu phổ cập giáo dục, phân luồng học sinh và phát triển trường tư thục.
5. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, UBND các huyện,
thành phố, thị xã và các ban ngành liên quan trong việc xây dựng chỉ tiêu biên
chế, hướng dẫn sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức hành
chính, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy định về điều động, luân chuyển giáo
viên tiểu học, THCS trên địa bàn toàn tỉnh và các chế độ chính sách để thực hiện
quy hoạch.
6. Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố, thị xã
hướng dẫn lập quy hoạch, rà soát, điều chỉnh bổ sung việc thực hiện quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất của các cơ sở giáo dục, nhằm đảm bảo đủ quỹ đất cho các
trường thực hiện mục tiêu phát triển, sáp nhập, chuyển đổi, đồng thời dành quỹ
đất dự phòng cho các cơ sở giáo dục dự kiến phát triển theo quy hoạch trong các
giai đoạn tiếp theo.
7. Các sở, ban ngành có liên quan theo chức
năng, chủ động phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện đề án đạt
hiệu quả.
8. Ủy ban nhân dân cấp huyện: Cấp huyện có
vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức thực hiện Đề án vì hầu hết các
trường sáp nhập, giải thể đều ở các cấp học mầm non, tiểu học, THCS thuộc huyện
quản lý. Căn cứ quy hoạch chung của tỉnh, UBND huyện xây dựng quy hoạch hệ thống
trường học trên địa bàn trình hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt. Tập trung cả
hệ thống chính trị lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, tuyên truyền giác ngộ trước hết
là cán bộ đảng viên và nhân dân nhằm tạo ra sự đồng thuận cao trong thực hiện
quy hoạch. Huy động các nguồn lực để xây dựng các trường mầm non, tiểu học,
THCS sáp nhập. Sắp xếp, bố trí, giải quyết dôi dư cán bộ quản lý giáo dục, giáo
viên, viên chức hành chính sau sáp nhập. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã thực hiện
việc sáp nhập trường, đồng thời chịu ưách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về kết
quả thực hiện quy hoạch trên địa bàn.
9. Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan
thông tấn, báo chí địa phương, Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh: Xây dựng
kế hoạch tổ chức truyên truyền vai trò, tác dụng của việc quy hoạch, sắp xếp lại
hệ thống các trường mầm non và phổ thông; đưa tin kịp thời và thường xuyên tiến
độ thực hiện, các điển hình, phổ biến kinh nghiệm về triển khai thực hiện đề
án.
10. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức
đoàn thể cấp tỉnh:
Trên cơ sở Đề án được phê duyệt, đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các
tổ chức đoàn thể cấp tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức,
cá nhân, đoàn viên, hội viên tham gia tích cực việc thực hiện đề án.