Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Quyết định 228/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án nâng cao năng lực công tác thông tin xúc tiến thương mại giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 228/QĐ-TTg
Ngày ban hành 04/02/2016
Ngày có hiệu lực 04/02/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Hoàng Trung Hải
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 228/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2016

 

QUYT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG TÁC THÔNG TIN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tchức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2015;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án nâng cao năng lực công tác thông tin xúc tiến thương mại giai đoạn 2016 - 2020 (dưới đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. Góp phần triển khai có hiệu quả và thực hiện thành công các mục tiêu phát triển thị trường, hàng hóa xuất nhập khẩu, củng cố và mở rộng thị trường trong nước, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, tăng cường kết nối cung cầu hàng hóa theo các chiến lược, đề án đã được phê duyệt.

2. Đổi mới toàn diện công tác thông tin xúc tiến thương mại; phát huy tối đa hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin hiện có, ưu tiên thuê dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ công tác thông tin xúc tiến thương mại; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động cung ứng thông tin xúc tiến thương mại.

3. Bảo đảm các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có nhu cầu đều được tiếp cận thuận lợi, khai thác có hiệu quả nguồn thông tin xúc tiến thương mại quốc gia.

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu chung

Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác thông tin xúc tiến thương mại thông qua đổi mới về mô hình, phương thức, cơ chế tài chính thực hiện thông tin xúc tiến thương mại; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng nguồn thông tin xúc tiến thương mại đáp ứng yêu cầu của sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ; tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác thông tin xúc tiến thương mại; huy động tối đa các nguồn lực, trong đó ưu tiên các nguồn lực ngoài Nhà nước để phục vụ hoạt động thông tin xúc tiến thương mại.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Xây dựng và vận hành thông suốt hệ thống cơ sở dữ liệu và liên kết, trao đổi thông tin xúc tiến thương mại quốc gia. Đến năm 2020, 100% doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức kinh tế, thương nhân nước ngoài có nhu cầu đều có thể tiếp cận và khai thác thuận lợi nguồn thông tin xúc tiến thương mại chính thống, có chất lượng; phấn đấu 100% cơ quan xúc tiến thương mại ở Trung ương và địa phương, các cơ quan xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài, các Hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng được kết nối vào hệ thống liên kết, trao đổi thông tin xúc tiến thương mại quốc gia.

b) Chuẩn hóa các chương trình đào tạo, sổ tay nghiệp vụ xúc tiến thương mại, kỹ năng xử lý, tổng hp, phân tích và cung cấp thông tin xúc tiến thương mại. Kết hợp giữa phương thức đào tạo truyền thng và trực tuyến cho các cán bộ, nhân viên làm công tác thông tin xúc tiến thương mại của các cơ quan xúc tiến thương mại Trung ương và địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Đến năm 2020, phấn đấu 100% cán bộ làm công tác thông tin xúc tiến thương mại trong cơ quan xúc tiến thương mại Trung ương và địa phương, các hiệp hội được đào tạo nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu của công tác thông tin xúc tiến thương mại.

c) Ký kết thỏa thuận hợp tác, trao đổi thông tin xúc tiến thương mại với những tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài và tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế quan trọng khác để đa dạng hóa, nâng cao chất lượng nguồn thông tin xúc tiến thương mại.

d) Huy động tối đa nguồn lực từ xã hội để giảm tỷ trọng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước trong tổng kinh phí cho công tác thông tin xúc tiến thương mại. Đến năm 2020, tỷ trọng nguồn kinh phí xã hội hóa chiếm trên 50% tổng kinh phí cho công tác thông tin xúc tiến thương mại.

đ) Xây dựng đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin gồm thiết bị, đường truyền internet của các cơ quan xúc tiến thương mại từ Trung ương đến địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp có nhu cầu để phục vụ công tác thông tin xúc tiến thương mại.

III. ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Đối tượng thực hiện Đán gồm:

1. Cơ quan xúc tiến thương mại Trung ương, địa phương.

2. Cơ quan xúc tiến thương mại của Việt Nam ở nước ngoài.

3. Hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng và doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Đổi mới phương thức thực hiện thông tin xúc tiến thương mại

[...]