ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 2268/QĐ-UBND
|
Hòa Bình, ngày 09
tháng 12 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ
32/2010/QĐ-TTG NGÀY 25-3-201 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN
NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2010-2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26-11-2003;
Căn cứ Quyết định số
32/2010/QĐ-TTg ngày 25-3-2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển
nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2010; Công văn số 1229/LĐTBXH-BTXH ngày
20-4-2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc triển khai thực hiện
Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2010;
Xét đề nghị của Giám đốc sở Lao động
- Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 87/TTr-LĐTBXH ngày 28-10-2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch Triển
khai thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25-3-2010 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội,
Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp, Thông tin
và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ
chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Lao động - TBXH;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Báo Hòa Bình;
- Chánh, Phó VP/UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TCTN, (Tu.35).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Văn Cửu
|
KẾ HOẠCH VÀ KINH PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2010-2020
(Kèm
theo Quyết định số 2268/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Hòa
Bình)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
|
Nội dung
|
Số lượng
|
Số người
|
Kinh phí
|
Tổng kinh phí giai đoạn 2010-2020 - 10 năm
(triệu đồng)
|
Trong đó
|
Đào tạo, đào tạo
lại (Theo dự kiến của Bộ LĐTBXH thì KP đào tạo là 10 triệu/1 năm/1 người)
|
Tập huấn kỹ năng
(Theo dự kiến của Bộ LĐTBXH thì KP đào tạo là 500.000 đ/1 năm/1 người)
|
Nguồn Trung
ương hỗ trợ.
(65%)
|
Nguồn địa
phương.
(25%)
|
Nguồn huy động
+ viện trợ + Lồng ghép.
(10%)
|
I
|
Nhân lực
|
|
1400
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Cấp xã
|
210 xã x 2 người
|
420
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Cấp huyện
|
11 đơn vị x 15 người
|
165
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Cấp tỉnh
|
01 trung tâm + CB
phòng ở
|
25
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Các cơ sở BTXH công lập và các TT có cung cấp DV XH
như Y tế, GD, LĐTBXH... (30 cs)
|
30 cơ sở x 15 người
|
450
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Các cơ sở ngoài công lập (cs)
|
5 cơ sở x 10
|
50
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Các trường TC, CĐ, ĐH... có khoa liên quan đến
CTXH
|
|
290
|
|
|
|
|
|
|
II
|
Kính phí
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Rà soát, thống kê toàn bộ số CBVC làm cộng tác
viên CTXH.
|
-
|
-
|
-
|
-
|
1.000
|
650
|
|
|
2
|
Công tác tuyên truyền.
|
-
|
-
|
-
|
-
|
3.000
|
1.950
|
|
|
3
|
Ban hành hệ thống các văn bản.
|
-
|
-
|
-
|
-
|
1.000
|
650
|
|
|
4
|
Xây dựng 01 TT cấp tỉnh.
|
-
|
-
|
-
|
-
|
5.000
|
3.250
|
|
|
5
|
Xây dựng 03 TT cấp huyện.
|
-
|
-
|
-
|
-
|
9.000
|
5.850
|
|
|
6
|
Lương tối thiểu CBVC cấp xã
|
210 xã x 2 người
|
420
|
-
|
-
|
36.792
|
23.914
|
|
|
7
|
Đào tạo và đào tạo lại trình độ hệ TC, CĐ, ĐH và
sau ĐH... cả 2 giai đoạn.
|
120 người
|
120
|
6.000
|
-
|
6.000
|
3.900
|
|
|
8
|
Tập huấn nâng cao năng lực CTXH.
|
200 người
|
200
|
-
|
500
|
500
|
3.25
|
|
|
9
|
Phát triển mạng lưới CB - CTXH.
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2.000
|
1.300
|
|
|
10
|
Áp dụng mã ngạch chức danh
|
-
|
-
|
-
|
-
|
200
|
130
|
|
|
|
Cộng
|
|
1.400
|
-
|
-
|
64.492,0
|
41.919,8
|
16.123,0
|
6.449,2
|
ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 32/2010/QĐ-TTG NGÀY 25-3-2010 CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI GIAI ĐOẠN
2010-2020
(Kèm theo Quyết định số 2268/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh)
Phần thứ nhất
ĐẶC ĐIỂM, TÌNH
HÌNH CHUNG
I. Tình hình đối
tượng xã hội, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội
1. Tình hình về đối tượng
Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía
Tây Bắc của tổ quốc, tiếp giáp với Thủ đô
Hà Nội, có diện tích tự nhiên 4.596 km2 (trong đó 65% diện tích là đồi núi).
Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính (gồm 10 huyện và 01 thành phố), có 210 xã,
phường, thị trấn. Dân số toàn tỉnh gần 80 vạn người, tỷ lệ dân cư nông thôn chiếm
84,72% dân số toàn tỉnh và chủ yếu là lao động nông nghiệp thuần tuý, trong đó
dân tộc thiểu số chiếm 72%. Hòa Bình có 7 dân tộc chính cùng sinh sống, gồm: Mường,
Kinh, Dao, Tày, Thái, H’Mông, Hoa và một số dân tộc thiểu số khác.
Hiện nay, tỉnh đang quản lý trên 8
nghìn đối tượng thuộc diện chính sách có công và gần 13 nghìn đối tượng Bảo trợ
xã hội. Kinh phí chi trả bình quân 1 năm cho đối tượng có công và Bảo trợ xã hội
khoảng 150 tỷ đồng. Tỉnh có 01 cơ sở Bảo trợ xã hội công lập, 02 Trung tâm chữa
bệnh, giáo dục, lao động - xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
quản lý. Tỉnh có 03 cơ sở Bảo trợ xã hội ngoài công lập có dạy nghề cho những
người khuyết tật, trẻ mồ côi và cho những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn. Các cơ sở này hàng năm tiếp nhận, quản lý chăm sóc nuôi dưỡng và dạy nghề
bình quân khoảng 50 người.
Theo số liệu điều tra năm 2009 và năm
2010, người khuyết tật và người tâm thần toàn tỉnh có 12.454 người, (trong đó:
7.321 nam và 5.133 nữ). Khuyết tật về nghe có 1.217 người; khuyết tật về nhìn
1.503 người; khuyết tật về vận động có 4.515 người; Tâm thần các loại có 3.753
người. Riêng người tâm thần nặng, theo khảo sát điều tra năm 2010 toàn tỉnh có
1.679 người.
Đến hết tháng 12 năm 2009, tỷ lệ hộ
nghèo toàn tỉnh là 16,45%, tương đương với số hộ nghèo là 31.702 hộ (trong đó
có 2.004 hộ nghèo thành thị, chiếm 1,03%);
Theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg
ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các đơn vị hành chính
thuộc vùng khó khăn thì hiện nay toàn tỉnh Hòa Bình có 179/210 xã là đơn vị
hành chính thuộc vùng khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo trung bình của các xã này là
21,18%. Tính đến hết năm 2009 toàn tỉnh còn 72 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở
lên.
Theo báo cáo thống kê đến tháng 6 năm
2010, tỉnh Hòa Bình có 185.236 trẻ em, trong đó có 1.500 trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn (chiếm 0,80%). Trẻ em hiện đang sống trong hộ nghèo là 31.602 em
(chiếm 17,06%), trẻ em bị khuyết tật là 1.608 em (chiếm 0,86%). Toàn tỉnh hiện
đang quản lý 1.049 hồ sơ đối tượng nghiện ma tuý, số đối tượng nghiện ma tuý được
cai tại trung tâm là 540 người, số đối tượng
nghiện được quản lý và cai tại cộng đồng là 509 người.
2. Về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ
làm công tác xã hội
Về tổ chức bộ máy và cán bộ của ngành
Lao động - Thương binh và Xã hội ở tỉnh, huyện được thực hiện theo Nghị định số
13/2008/NĐ-CP và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Cán bộ ngành Lao động
- Thương binh và Xã hội của tỉnh nhìn chung còn thiếu so với nhiệm vụ được giao
nhưng cơ bản ổn định; cán bộ cấp huyện còn thiếu và chưa được ổn định; đặc biệt,
cán bộ cấp xã vừa thiếu, vừa yếu về chuyên môn, nghiệp vụ và chưa ổn định. Đội
ngũ cộng tác viên cấp cơ sở chưa được bố trí để thực hiện công tác xã hội do
không có biên chế và chưa có đủ kinh phí thực hiện, đây là một trong những khó
khăn lớn cho việc triển khai thực hiện chính sách xã hội ở cơ sở.
II. Kết quả thực
hiện chính sách xã hội và phát triển nghề Công tác xã hội.
Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng,
nhà nước, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương,
tỉnh Hòa Bình đã khắc phục khó khăn, tích cực triển khai thực hiện, đạt được những
thành quả đáng kể về chính sách xã hội và một số nội dung về phát triển nghề
Công tác xã hội tại địa phương. Nhìn chung, các mục tiêu về thực hiện chính
sách đối với Người có công, đối tượng Bảo trợ xã hội, cứu trợ xã hội (Chính
sách xã hội) trong 10 năm qua (2001-2010) cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra, đối
tượng xã hội được quan tâm, đời sống vật chất, tinh thần từng bước được cải thiện,
ổn định, nâng lên. Đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội được quan tâm bố trí, tổ
chức đào tạo và bồi dưỡng nên thực hiện được nhiệm vụ được giao tốt hơn.
Nguyên nhân đạt được các mục tiêu
trên là do có chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước, triển khai
kịp thời và sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, sự chỉ đạo, điều hành
có kết quả của Ủy ban nhân dân các cấp
trong việc huy động, sử dụng kinh phí, bố trí, đào tạo cán bộ làm công tác xã hội
các cấp từ tỉnh đến huyện, xã; sự phối hợp của các Sở, ngành, đoàn thể các cấp;
sự đầu tư, tham gia của các tổ chức, cá
nhân, của nhân dân và sự hỗ trợ có kết quả của các tổ chức quốc tế, tổ chức từ
thiện xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt
được, còn có những hạn chế đó là về công tác quản lý, thực hiện chính sách đối
với Người có công; đối tượng Bảo trợ xã hội; công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em;
công tác giảm nghèo; phòng chống tệ nạn xã hội... Đời sống vật chất của một số
đối tượng và gia đình Người có công; đối tượng Bảo trợ xã hội còn khó khăn, đặc
biệt là những hộ đối tượng chính sách hiện đang sinh sống ở những xã vùng sâu,
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nhiều trẻ em còn rơi vào hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn. Tệ nạn ma túy, mại dâm tuy được kiềm chế, nhưng hoạt động còn phức tạp,
khó kiểm soát. Công tác tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác xã hội, nhất là ở cấp
xã phường chưa được phù hợp, còn thiếu, yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực
công tác xã hội.
Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại trên
là do việc triển khai thực hiện, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp,
các ngành và người dân còn có mặt hạn chế, có khi chưa được đầy đủ và kịp thời.
Công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ quản lý, hoạt động sự
nghiệp về công tác xã hội chưa đầy đủ và thường xuyên; việc bố trí kinh phí,
trang thiết bị làm việc, cán bộ và cộng tác viên làm công tác xã hội chưa tương
ứng với nhiệm vụ công tác xã hội đang phát triển. Chính sách đãi ngộ cho cán bộ
làm công tác xã hội các cấp còn hạn chế. Cán bộ thực hiện công tác xã hội ở các
huyện và xã có nhiều thay đổi nên việc theo dõi cập nhật thông tin thực hiện hoạt
động quản lý và sự nghiệp trợ giúp đối tượng còn khó khăn. Việc phối kết hợp tổ
chức thực hiện giữa các ngành của tỉnh, của một số địa phương cấp huyện, cấp xã
chưa chặt chẽ và chưa đồng bộ; một bộ phận đối tượng Người có công, đối tượng Bảo
trợ xã hội, cứu trợ xã hội chưa tích cực vượt khó vươn lên để ổn định cuộc sống.
Công tác phát hiện nhân tố điển hình, biểu dương, khen thưởng chưa kịp thời.
Phần thứ hai
KẾ HOẠCH TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN
I. Mục tiêu tổng
quát
Tuyên truyền, thông tin nhằm nâng cao
nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nghề công tác xã hội;
Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên
công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
thành lập các Trung tâm Công tác xã hội tại địa phương để đáp ứng nhu cầu cung
cấp các dịch vụ xã hội; phát triển công tác xã hội trở thành một nghề trên địa
bàn tỉnh Hòa Bình, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh
Hòa Bình nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng
xã hội.
II. Mục tiêu cụ
thể
1. Giai đoạn 2010 - 2015
a) Từng bước nâng cao nhận thức của
các ngành, các cấp, tổ chức, đoàn thể xã hội, người
dân về nghề công tác xã hội.
b) Thành lập mô hình Trung tâm cung cấp
dịch vụ công tác xã hội cấp tỉnh trực thuộc Sở lao động - Thương binh và Xã hội
(Viết tắt là Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Hòa Bình).
c) Triển khai hướng dẫn về mã ngạch,
chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội; tiêu chuẩn
đạo đức cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội, tiêu chuẩn, quy trình
cung cấp dịch vụ công tác xã hội: áp dụng ngạch, bậc lương đối với các ngạch
viên chức công tác xã hội theo hướng dẫn của Trung ương để thực hiện trên địa
bàn của tỉnh đối với những Sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương có sử dụng cán
bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội.
d) Phổ biến và triển khai các văn bản của Trung ương về phát triển nghề công
tác xã hội; trên cơ sở đó ban hành các
văn bản có liên quan theo thẩm quyền của
địa phương nhằm tạo môi trường đồng bộ, thống nhất để phát triển nghề công tác
xã hội trên địa bàn tỉnh.
e) Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức,
nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội trong cả tỉnh, phấn đấu đến năm 2015 mỗi
huyện có 01 cán bộ chuyên trách nghề công tác xã hội; mỗi xã, phường, thị trấn
có ít nhất từ 01 đến 02 cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức
danh không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội (lồng ghép với cán bộ
Thương binh - xã hội, cán bộ; cán bộ đoàn thể xã hội phụ trách các lĩnh vực xã
hội) với mức phụ cấp hàng tháng bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy
định.
g) Phối hợp với các trường đại học,
cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đã có giáo trình chuẩn về công tác xã hội do
Trung ương ban hành để đào tạo, đào tạo lại bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học
công tác xã hội và tập huấn kỹ năng cho 90% số cán bộ, viên chức, nhân viên và
cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn, các
cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và cán bộ làm công tác Lao động - Thương
binh và Xã hội các cấp.
2. Giai đoạn 2016 - 2020
a) Tiếp tục nâng cao nhận thức của
các ngành, các cấp, tổ chức, đoàn thể xã hội, người dân về nghề công tác xã hội.
b) Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 100% số
cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm Việc tại
các xã, phường, thị trấn; các cơ sở Bảo trợ xã hội, các trung tâm công tác xã hội
và cán bộ ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức,
nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội ở các cấp, phấn đấu tăng 10% so với
thời điểm 2015; hỗ trợ nhân rộng mô hình công tác xã hội thông qua việc lồng
ghép bộ phận công tác xã hội với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện
và thành phố Hòa Bình. Nơi nào có đủ điều kiện thì thành lập Trung tâm Công tác
xã hội trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện,
thành phố.
d) Xã hội hóa các hoạt động công tác
xã hội theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham
gia việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
và tập huấn kỹ năng và cung cấp dịch vụ công tác xã hội, thống nhất phát triển
nghề công tác xã hội trên địa bàn tỉnh.
e) Áp dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ cho
cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội theo các loại hình
cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và theo nhóm đối tượng; tiếp tục triển
khai các văn bản của Trung ương và địa phương để tạo môi trường đồng bộ, thống
nhất phát triển nghề công tác xã hội trên địa bàn tỉnh.
III. NỘI DUNG HOẠT
ĐỘNG
1. Thống kê, rà soát, phân loại cán bộ,
viên chức, nhân viên trong các cơ sở, các trung tâm xã hội, cán bộ phường xã;
phát triển mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
(mỗi xã, phường có từ 01 đến 02 cộng tác viên); các nhóm đối tượng có nhu cầu
cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
a) Cơ quan thực hiện: Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ.
b) Kinh phí thực hiện: 100.000.000 đồng.
c) Thời gian thực hiện: Từ năm 2010.
d) Tổng kinh phí rà soát, phân loại: 100.000.000 đồng/năm
x 10 năm = 1.000.000.000 đồng
2. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng
cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nghề công tác xã
hội. Bao gồm các hoạt động:
- Tổ chức hội nghị triển khai, hội thảo cấp tỉnh, cấp
huyện để chia sẻ thông tin.
- Xây dựng sổ tay, cẩm nang tuyên truyền.
- Tuyên truyền trên
báo đài.
- Tổ chức đi khảo sát học tập kinh nghiệm.
a) Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và
Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình.
b) Kinh phí thực hiện: 300.000.000 đồng/năm, giai
đoạn 2010-2020 là 3.000.000.000 đồng.
c) Thời gian
thực hiện: 2010-2020.
d) Tổng kinh phí công tác tuyên truyền: 300.000.000
đồng/năm x 10 năm = 3.000.000.000 đồng.
3. Xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản hướng
dẫn thực hiện về Công tác xã hội áp dụng trên địa bàn tỉnh.
- Đề xuất, sửa đổi, bổ sung các văn bản có liên
quan đến quy định vai trò, nhiệm vụ của cán bộ, viên chức, nhân viên công tác
xã hội và thủ tục giải quyết việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với cá
nhân, gia đình, nhóm hoặc cộng đồng có vấn đề xã hội; tước quyền chăm sóc tạm
thời, chăm sóc vĩnh viễn của cha mẹ, gia đình hoặc người chồng trong những trường
hợp có hành vi xâm hại, bạo hành gây hậu quả nghiêm trọng đối với phụ nữ, trẻ em
và đối tượng khác.
- Hướng dẫn thực hiện đúng tiêu chuẩn đạo đức cán bộ,
viên chức, nhân viên công tác xã hội.
- Áp dụng tiêu chuẩn, quy trình cung cấp dịch vụ
công tác xã hội tại các cơ sở Trung tâm Công tác xã hội và tại cộng đồng.
- Áp dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ cán bộ, viên chức,
nhân viên công tác xã hội của các cơ sở công tác xã hội, bao gồm: Cơ sở Bảo trợ
xã hội; Trung tâm chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội; Trung tâm Công tác xã
hội; Cơ sở tham vấn, tư vấn theo nhóm đối tượng của công tác xã hội là người
già, người khuyết tật, trẻ em mồ côi, người nhiễm HIV/AIDS, người tâm thần, người
nghiện ma túy và các đối tượng khác; Cán bộ, nhân viên công tác xã hội làm việc
ở cấp xã; Bệnh viện, Tòa án, Trường học các cấp;
- Căn cứ văn bản của Trung ương, ban hành chính
sách mở rộng các dịch vụ công tác xã hội trợ giúp các đối tượng theo hướng linh
hoạt và tăng mức trợ - giúp cho đối tượng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội
của tỉnh trong từng giai đoạn;
a) Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở Tư pháp, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo và các
Sở, ngành liên quan.
b) Kinh phí thực hiện: 100.000.000 đồng/năm, giai
đoạn 2010-2020 là 1.000.000.000 đồng.
c) Thời gian thực hiện: 2010-2020.
d) Tổng kinh phí xây dựng hệ thống văn bản:
100.000.000đ/năm x 10 năm = 1.000.000.000 đồng
4. Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp
dịch vụ công tác xã hội và đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên
công tác xã hội.
a) Trong giai đoạn 2010-2011, thành lập mô hình
Trung tâm Công tác xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Giai
đoạn 2015- 2020 nhân rộng thành lập 03 Trung tâm Công tác xã hội theo cụm dân
cư gồm huyện Kim Bôi, Tân Lạc và thành phố Hòa Bình; hỗ trợ nhân rộng mô hình
Trung tâm Công tác xã hội thông qua việc lồng ghép bộ phận công tác xã hội với
phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện còn lại.
Nghiên cứu, quy hoạch và phát triển mạng lưới các tổ
chức cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo hướng gắn kết giữa các cơ sở bảo trợ
xã hội do tổ chức, cá nhân được phép thành lập; giữa Trung tâm Công tác xã hội
với hệ thống các cơ sở Bảo trợ xã hội;
- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ.
- Giai đoạn 2010-2011 thành lập Trung tâm Công tác
xã hội cấp tỉnh, kinh phí thực hiện 5.000.000.000 đồng.
- Kinh phí xây dựng 01 Trung tâm cấp tỉnh: 01 Trung
tâm x 5.000.000.000 đồng = 5.000.000.000 đồng.
- Giai đoạn 2015-2020 nhân rộng thành lập 03 Trung
tâm công tác xã hội ở các huyện Kim Bôi, Tân Lạc và thành phố Hòa Bình; kinh
phí thực hiện 9.000.000.000 đồng, trong đó: (Trung ương hỗ trợ 7.000.000.000 đồng,
ngân sách địa phương 2.000.000.000đồng).
- Tổng kinh phí xây dựng 03 Trung tâm x
3.000.000.000/ Trung tâm = 9.000.000.000 đồng.
b) Xây dựng Đề án bố trí mỗi xã, phường, thị trấn
có từ 01 đến 02 cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh
không chuyên trách hoặc cộng tác viên xã hội với mức phụ cấp hàng tháng bằng mức
lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định.
- Cơ quan thực hiện Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Tài chính và các Sở, ngành liên quan.
- Thời gian
thực hiện: 2011-2020.
- Kinh phí tiền lương tối thiểu cho cán bộ xã hội cấp
xã (210 xã x 02 người): 420 người x 730.000 đồng x 12 tháng x 10 năm =
36.792.000.000 đồng.
5. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng về công tác xã hội để nâng
cao năng lực cho khoảng 1.400 cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội
các cấp.
5.1. Giai đoạn 2011-2015: Đào tạo, đào tạo lại, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng về công tác
xã hội để nâng cao năng lực cho 700 cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác
xã hội các cấp, trong đó:
- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cho 250 cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên
công tác xã hội về công tác xã hội chuyên nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp.
Sau đó tiếp tục tuyển chọn gửi đi thi tuyển để đào tạo trình độ cao đẳng và đại
học (bình quân 50 người/năm).
*50 người (sơ, trung cấp) x 10.000.000 đồng/năm x 5
năm = 2.500.000.000 đồng.
- Tập huấn kỹ năng về công tác xã hội cho 500 cán bộ,
viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội (bình quân 100 người/năm);
*100 người x 500.000 đồng/năm x 5năm = 250.000.000
đồng.
5.2. Giai đoạn 2016 - 2020: Đào tạo, đào tạo lại, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng về công tác
xã hội để nâng cao năng lực cho 700 cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác
xã hội các cấp, trong đó:
- Đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ cho 250 cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công
tác xã hội về công tác xã hội chuyên nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp. Khuyến
khích cán bộ nhân viên tham gia đào tạo để có trình độ cao đẳng, đại học và sau
đại học về nghề CTXH (bình quân 70 người/năm).
70 người (sơ, trung cấp) x 10.000.000 đồng/năm x 5
năm = 3.500.000.000 đồng.
- Tập huấn kỹ năng về công tác xã hội cho 500 cán bộ,
viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội (bình quân 100 người/năm).
100 người x 500.000 đồng/năm x5 năm = 250.000.000 đồng.
a) Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các Sở, ngành liên quan.
b) Kinh phí thực hiện:
- Đào tạo và đào tạo lại cả 2 giai đoạn cho 120 người
là:
2.500.000.000 đồng (giai đoạn 2011-2015) +
3.500.000.000 đồng (giai đoạn 2016-2020) = 6.000.000.000 đồng.
- Tập huấn kỹ năng công tác xã hội cả 2 giai đoạn
cho 200 người là:
250.000.000 đồng (giai đoạn 2011-2015) +
250.000.000 đồng (giai đoạn 2016-2020) = 5.000.000.000 đồng.
c) Thời gian thực hiện: 2011 - 2020.
d) Tổng kinh phí đào tạo và tập huấn kỹ năng công
tác xã hội 10 năm là 11.000.000.000 đồng, trong đó:
- Kinh phí đào tạo cho 120 người là 6.000.000.000 đồng.
- Kinh phí tập huấn nghiệp vụ cho 200 người là
5.000.000.000 đồng.
6. Phát triển mạng lưới nhân viên công tác xã hội
trong hệ thống các trường học của tỉnh.
a) Cơ quan thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo chủ
trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Kinh phí thực hiện: 2.000.000.000đồng/năm; Giai
đoạn 2012 - 2020 là 18.000.000.000 đồng (kinh phí đào tạo và kinh phí chi trả
lương 01 viên chức làm công tác xã hội).
c) Thời gian thực hiện: 2012-2020.
7. Áp dụng mã số ngạch, chức danh và tiêu chuẩn
nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội; Áp dụng ngạch, bậc lương viên chức
công tác xã hội phù hợp với đặc thù nghề nghiệp theo hướng dẫn của Trung ương
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
a) Cơ quan thực hiện: Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các
sở, ngành liên quan.
b) Kinh phí thực hiện: 20.000.000 đồng/năm; giai đoạn
2011 - 2020 là 200.000.000 đồng.
c) Thời gian thực hiện: 2011 - 2020.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật của
Trung ương, xây dựng và ban hành văn bản theo thẩm quyền để tạo hành lang đồng
bộ, thống nhất nhằm phát triển nghề công tác xã hội trên địa bàn.
2. Điều tra, rà soát, phân loại cán bộ, viên chức,
nhân viên, phát triển mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội; các đối tượng và
dịch vụ công tác xã hội để lập kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng tập huấn
về công tác xã hội. Nâng cao năng lực thu thập, xử lý thông tin về nghề công
tác xã hội, phục vụ yêu cầu chỉ đạo, quản lý.
3. Tăng cường giám sát, đánh giá đội ngũ cán bộ,
viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội bảo đảm tuân thủ đạo đức
nghề nghiệp và các chính sách, pháp luật về công tác xã hội.
4. Tổng kết, đánh giá thực tiễn để hoàn thiện phát
triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội và
các dịch vụ xã hội.
5. Đẩy mạnh việc trao đổi, học tập các mô hình phát
triển nghề công tác xã hội tiên tiến ở một số tỉnh, thành trong nước để áp dụng
tại địa phương.
6. Từng bước hợp tác với các tổ chức trong và ngoài
nước về cả 3 lĩnh vực kỹ thuật, kinh nghiệm và tài chính để phát triển nghề
công tác xã hội trên địa bàn của tỉnh.
V. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN
Tổng kinh phí thực hiện dự kiến là: 64.492.000.000
đồng, bình quân một năm là 6.449.200.000 đồng, trong đó:
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 41.919.800.000 đồng
(65%);
- Ngân sách địa phương: 16.123.000.000 đồng (25%);
- Vốn huy động các nguồn viện trợ và lồng ghép:
6.449.200.000 đồng (10%).
(Có biểu kế hoạch
kinh phí kèm theo)
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của các cơ quan
1.1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì,
phối hợp với các Sở, ngành xây dựng chương trình hành động thực hiện kế hoạch
phát triển nghề công tác xã hội; điều phối các hoạt động của Kế hoạch; chủ trì,
phối hợp với Sở Nội vụ chỉ đạo hoạt động xây dựng mạng lưới tổ chức cung cấp
các dịch vụ công tác xã hội và mạng lưới nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội;
nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên, cộng tác viên; quy hoạch mạng lưới các
trường, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm công tác xã hội; nghiên cứu ban hành tiêu
chuẩn, quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội và tiêu chuẩn đạo đức cán bộ,
viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội; giám sát các hoạt động của
kế hoạch.
1.2. Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội, các ngành liên quan xây dựng văn bản thông báo chức danh, mã số
các ngạch viên chức công tác xã hội; nghiên cứu áp dụng ngạch, bậc lương, các
chế độ phụ cấp lương, cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập đối với viên chức
công tác xã hội khi có hướng dẫn của Trung ương.
1.3. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với
các Sở, ngành liên quan trong công tác giáo dục đào tạo nghề công tác xã hội
theo hướng hội nhập, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên công tác xã hội và
thiết lập mạng lưới viên chức công tác xã hội trong các trường học.
1.4. Sở Tư pháp: Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành liên quan rà soát, đề xuất kế hoạch xây dựng, sửa đổi các văn bản có liên
quan để phát triển nghề công tác xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao; phổ
biến tuyên truyền pháp luật về công tác xã hội.
1.5. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Bố trí
kinh phí thực hiện Kế hoạch trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan và
các địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; Hướng dẫn các
đơn vị xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm.
16. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp
với các cơ quan liên quan chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phát triển
nghề công tác xã hội.
1.7. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể: Tùy theo chức
năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch; nghiên cứu,
xây dựng, đề xuất ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản có liên quan
trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền để phát triển
nghề công tác xã hội.
1.8. Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố:
- Xây dựng Kế hoạch phát triển nghề công tác xã hội
trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm
vụ, giải pháp của Kế hoạch phù hợp trên địa bàn.
- Bố trí một phần ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất
thực hiện Kế hoạch.
- Đề nghị Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên chỉ đạo các cấp hội
cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến làm thay đổi nhận thức trong
đoàn viên, hội viên về nghề công tác xã hội; tập hợp, vận động đoàn viên, hội
viên tình nguyện tham gia công tác xã hội, tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch.
2. Tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng.
- Các Sở, ngành định kỳ 6 tháng, năm báo cáo kết quả
thực hiện Kế hoạch thuộc lĩnh vực, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng
hợp, tham mưu, đề xuất để Ủy ban nhân dân
tỉnh báo cáo Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.
- Hàng năm, giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
phối hợp với các Sở, ngành liên quan kiểm tra tiến độ và đánh giá kết quả thực
hiện Kế hoạch.
- Định kỳ 03 năm sơ kết một lần, 5 năm tổng kết
giai đoạn 1 (2010 - 2015); Tổng kết thực hiện kế hoạch giai đoạn 2 vào năm
2020.
- Những tập thể, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ
trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, được lồng ghép xét khen thưởng
hàng năm và nhân dịp sơ kết 3 năm, tổng kết 5 năm và 10 năm thực hiện kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Quyết định số
32/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình thực hiện nếu có khó
khăn, vướng mắc, đề nghị các Sở, ngành và Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh để cùng giải quyết./.