Quyết định 2264/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu | 2264/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 17/09/2019 |
Ngày có hiệu lực | 17/09/2019 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký | Phan Thiên Định |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2264/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 17 tháng 9 năm 2019 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp và Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính gồm 16 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế (Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và đơn vị có liên quan:
1. Dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua.
Điều 3. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2264/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2019 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
1.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bãi bỏ thủ tục hành chính
1.2. Lý do:
- Luật Luật sư của Quốc hội số 65/2006/QH11 ngày 29/06/2006 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư của Quốc hội số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 không quy định thành phần hồ sơ phải nộp;
- Trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước khi biết Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chết, Sở Tư pháp có trách nhiệm ra quyết định thu hồi giấy đăng ký hoạt động do vậy đây là hoạt động quản lý nhà nước không thuộc thủ tục hành chính;
- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa nghị định về kiểm soát thủ tục hành chính quy định sửa “Khoản 2 Điều 8. Yêu cầu của việc quy định thủ tục hành chính tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ thì việc quy định một thủ tục hành chính chỉ hoàn thành khi đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản trong đó phải quy định “Thành phần hồ sơ”.
- Gây tốn kém, lãng phí thời gian đối với các cơ quan hành chính nhà nước đặc biệt là các công việc về tham mưu ban hành Quyết định công bố Danh mục TTHC, Quyết định phê duyệt quy trình nội bộ và cả việc cấu hình quy trình điện tử để thực hiện TTHC, ISO....
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2264/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 17 tháng 9 năm 2019 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp và Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính gồm 16 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế (Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và đơn vị có liên quan:
1. Dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua.
Điều 3. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2264/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2019 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
1.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bãi bỏ thủ tục hành chính
1.2. Lý do:
- Luật Luật sư của Quốc hội số 65/2006/QH11 ngày 29/06/2006 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư của Quốc hội số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 không quy định thành phần hồ sơ phải nộp;
- Trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước khi biết Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chết, Sở Tư pháp có trách nhiệm ra quyết định thu hồi giấy đăng ký hoạt động do vậy đây là hoạt động quản lý nhà nước không thuộc thủ tục hành chính;
- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa nghị định về kiểm soát thủ tục hành chính quy định sửa “Khoản 2 Điều 8. Yêu cầu của việc quy định thủ tục hành chính tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ thì việc quy định một thủ tục hành chính chỉ hoàn thành khi đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản trong đó phải quy định “Thành phần hồ sơ”.
- Gây tốn kém, lãng phí thời gian đối với các cơ quan hành chính nhà nước đặc biệt là các công việc về tham mưu ban hành Quyết định công bố Danh mục TTHC, Quyết định phê duyệt quy trình nội bộ và cả việc cấu hình quy trình điện tử để thực hiện TTHC, ISO....
1.3. Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Tư pháp tham mưu Quốc hội sửa đổi Luật Luật sư của Quốc hội số 65/2006/QH11 ngày 29/06/2006 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư của Quốc hội số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012.
1.4. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí thời gian cho mỗi lần cơ quan nhà nước ban hành các nội dung liên quan đến TTHC này là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 1.512.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.512.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
2.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bãi bỏ thủ tục hành chính
2.2. Lý do:
- Trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước khi biết tổ chức hành nghề luật sư bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động hoặc Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc tất cả các thành viên của công ty luật hợp danh, thành viên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, Sở Tư pháp có trách nhiệm ra quyết định thu hồi giấy đăng ký hoạt động vì vậy hoạt động này không phải thuộc phạm vi TTHC.
- Gây tốn kém, lãng phí thời gian đối với các cơ quan hành chính nhà nước đặc biệt là các công việc về tham mưu ban hành Quyết định công bố Danh mục TTHC, Quyết định phê duyệt quy trình nội bộ và cả việc cấu hình quy trình điện tử để thực hiện TTHC, ISO....
2.3. Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Tư pháp tham mưu Quốc hội sửa đổi Luật Luật sư của Quốc hội số 65/2006/QH11 ngày 29/06/2006 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư của Quốc hội số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012.
2.4. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí thời gian cho mỗi lần cơ quan nhà nước ban hành các nội dung liên quan đến TTHC này là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 1.512.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.512.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
3.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bãi bỏ thủ tục hành chính
3.2. Lý do:
Thủ tục hành chính gồm nội dung:
- Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo với tổ chức chủ quản về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật.
- Trung tâm tư vấn pháp luật phải làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, cộng tác viên và nhân viên của Trung tâm; thực hiện xong các vụ việc mà Trung tâm đã nhận. Trong trường hợp không thể thực hiện xong vụ việc thì Trung tâm phải thỏa thuận với cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật về việc xử lý vụ việc đó.
Như vậy, đây chỉ là hoạt động quản lý nhà nước của Sở Tư pháp và quản lý công việc của Trung tâm tư vấn pháp luật nên không phải là thủ tục hành chính.
- Gây tốn kém, lãng phí thời gian đối với các cơ quan hành chính nhà nước đặc biệt là các công việc về tham mưu ban hành Quyết định công bố Danh mục TTHC, Quyết định phê duyệt quy trình nội bộ và cả việc cấu hình quy trình điện tử để thực hiện TTHC, ISO....
3.3. Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Tư pháp tham mưu Chính phủ sửa đổi Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật.
3.4. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí thời gian cho mỗi lần cơ quan nhà nước ban hành các nội dung liên quan đến TTHC này là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 1.512.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.512.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
4.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bãi bỏ thủ tục hành chính
4.2. Lý do
Thủ tục hành chính gồm nội dung:
- Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Cơ quan thuế, Cơ quan thống kê, Cơ quan công an cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi Văn phòng giám định tư pháp đặt trụ sở .
- Văn phòng giám định tư pháp có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ, làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động và đăng báo Trung ương hoặc báo địa phương trong hai số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động; chuyển hồ sơ lưu trữ về việc thực hiện giám định tư pháp cho Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động. Đối với yêu cầu giám định đã tiếp nhận mà chưa thực hiện thì Văn phòng giám định tư pháp phải trả lại hồ sơ, đối tượng giám định và khoản chi phí giám định đã thu của người trưng cầu, yêu cầu giám định.
Như vậy, đây chỉ là hoạt động quản lý nhà nước của Sở Tư pháp và tổ chức thực hiện công việc của Văn phòng Giám định tư pháp nên không phải là thủ tục hành chính.
- Gây tốn kém, lãng phí thời gian đối với các cơ quan hành chính nhà nước đặc biệt là các công việc về tham mưu ban hành Quyết định công bố Danh mục TTHC, Quyết định phê duyệt quy trình nội bộ và cả việc cấu hình quy trình điện tử để thực hiện TTHC, ISO....
4.3. Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Tư pháp tham mưu Chính phủ sửa đổi Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/07/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp.
4.4. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí thời gian cho mỗi lần cơ quan nhà nước ban hành các nội dung liên quan đến TTHC này là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 1.512.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.512.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
5. Thủ tục Đăng ký khai tử tại UBND cấp xã (B-BTP-277265-TT)
5.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Bổ sung quy định bắt buộc đối với các cơ quan có thẩm quyền chủ động thực hiện cấp giấy báo tử để người dân thuận tiện trong việc đăng ký khai tử;
- Bổ sung nội dung hướng dẫn đăng ký khai tử đối với trường hợp chết đã lâu, không còn giấy tờ chứng minh về nhân thân và nơi cư trú đồng thời trên bia mộ cũng không ghi rõ thông tin gây khó khăn cho quá trình đăng ký;
- Sửa đổi, bổ sung quy định về việc cấp giấy báo tử của Ủy ban nhân dân cấp xã (trường hợp người chết do UBND xã cấp giấy báo tử thì chỉ thực hiện đăng ký khai tử và cấp trích lục khai tử, không cần cấp Giấy báo tử).
5.2. Lý do:
- Hiện nay các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử, chưa chủ động cấp giấy cho gia đình người chết để thuận tiện trong việc đăng ký khai tử;
- Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân làm thủ tục đăng ký khai tử;
- Khi UBND cấp xã cấp Giấy báo tử thì đồng thời UBND cấp xã phải thực hiện 02 thủ tục hành chính: cấp Giấy báo tử và Đăng ký khai tử, điều này gây khó khăn, rườm rà cho cả người dân và UBND cấp xã.
5.3. Kiến nghị thực thi: Điều chỉnh Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, Chính phủ quy định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử. Cần có quy định chặt chẽ hơn để buột các cơ quan có thẩm quyền liên quan phải chủ động cấp giấy báo tử sau khi xác minh người đó đã chết. Chưa quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch đối với trường hợp chết đã lâu không còn các giấy tờ chứng minh về nhân thân và nơi cư trú đồng thời trên bia mộ cũng không ghi rõ thông tin gây khó khăn cho quá trình đăng ký. Sửa đổi Điểm đ Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, đối với các trường hợp người chết do UBND xã cấp giấy báo tử.
5.4. Lợi ích phương án đơn giản hóa: Giảm bớt chi phí và thời gian đi lại của người dân khi đi làm thủ tục đăng ký khai tử.
6. Thủ tục Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản (B-BTP-276597-TT)
6.1. Nội dung kiến nghị sửa đổi, bổ sung: Đề nghị bổ sung thêm thành phần hồ sơ như hộ khẩu (nếu như mất giấy chứng minh nhân dân).
6.2. Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đi chứng thực chữ ký trong văn bản, giấy tờ.
6.3. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Điều 24 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ số gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch.
6.4. Lợi ích phương án đơn giản hóa: Giúp người dân có nhiều lựa chọn (khi mất giấy chứng minh).
7. Thủ tục Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản (B-BTP-276618-TT)
7.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị quy định thêm đối với trường hợp chứng thực chữ ký từ chối nhận di sản, khi một thành viên trong gia đình ở xã không về được. Đồng thời quy định rõ mức phí đối với thủ tục này.
7.2. Lý do: Khi mà một thành viên trong gia đình làm ăn xa không có mặt tại địa phương thì có thể ủy quyền cho người thân làm chứng. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.
7.3. Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Tài chính quy định rõ mức thu phí chứng thực văn bản từ chối nhận di sản, tại Điều 4 Thông tư số 226/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính. Đề nghị Chính phủ quy định thêm vào Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015, trường hợp chứng thực chữ ký từ chối nhận di sản, khi một thành viên trong gia đình ở xã không về được có thể ủy quyền cho người thân làm chứng.
8. Thủ tục Cấp bản sao từ sổ gốc (B-BTP-276593-TT)
8.1. Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi cách thức thực hiện theo hướng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc nộp trực tuyến tại Cổng dịch vụ công.
8.2. Lý do: Nhằm khuyến khích người dân nộp hồ sơ trực tuyến, giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí khi nộp hồ sơ và nhận kết quả.
8.3. Kiến nghị thực thi: Bổ sung cách thức nộp trực tuyến khi thực hiện thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc tại Điều 17 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
9. Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch (B-BTP-277284-TT)
9.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Bỏ nội dung thông tin “quyển số” trong mẫu tờ khai quy định tại phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
b) Sửa đổi cách thức thực hiện theo hướng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc nộp trực tuyến tại Cổng dịch vụ công.
Lý do: Hiện nay, các mẫu giấy tờ hộ tịch không còn nội dung “quyển số”, do đó phần khai thông tin này không còn phù hợp và không cần thiết.
b) Bổ sung thêm cách thức nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công.
Lý do: Nhằm khuyến khích người dân nộp hồ sơ trực tuyến, giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí khi nộp hồ sơ và nhận kết quả.
c) Giảm mức lệ phí cấp bản sao trích lục hộ tịch từ 8000 đồng/01 bản xuống 5000 đồng/01 bản
Lý do: Hiện nay, không còn quy định về việc cấp lại bản chính nên người dân chỉ có thể sử dụng bản sao, đồng thời nhu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch đang tăng lên. Bên cạnh đó, dữ liệu hộ tịch điện tử đang được dần hoàn thiện nên việc cấp bản sao trích lục hộ tịch đã được tiến hành nhanh chóng và chính xác.
9.2. Kiến nghị thực thi:
- Bỏ nội dung thông tin “quyển số” trong mẫu tờ khai quy định tại phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
- Sửa đổi mức thu phí tại nội dung 4 về Phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch tại Điều 4 Thông tư 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch.
1. Thủ tục Đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng; Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên
1.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị hợp nhất 02 TTHC “Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên” và TTHC “Đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng” thành TTHC “Đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng và Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên hành nghề tại Văn phòng công chứng”.
1.2. Lý do: Hồ sơ đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng gồm:
(1) Đơn đăng ký hoạt động,
(2) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng phù hợp với nội dung đã nêu trong đề án thành lập
(3) Hồ sơ đăng ký hành nghề của các công chứng viên hợp danh, công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng tại Văn phòng công chứng (nếu có).
Như vậy kết quả của việc thực hiện TTHC này là:
(1) Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng
(2) Ghi tên người đăng ký hành nghề vào Danh sách công chứng viên hành nghề tại địa phương và được cấp Thẻ công chứng viên (cho các công chứng viên đăng ký hành nghề tại Văn phòng).
Tuy nhiên, kết quả thực hiện TTHC “Đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng” (đã được Bộ Tư pháp công bố) chỉ có Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng. Vì vậy trong thực tế đã có sự không thống nhất cách hiểu đối với vai trò (trong thành phần hồ sơ) của hồ sơ “đăng ký hành nghề của các công chứng viên hợp danh, công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng tại Văn phòng công chứng” thành 02 cách hiểu, cụ thể:
(1) Là hồ sơ kèm trong thành phần hồ sơ “Đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng” để đủ điều kiện thành lập; Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng, thì tiếp tục làm thêm 01 bộ hồ sơ như trên để thực hiện THHC “Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên” (không phù hợp với mục tiêu tinh giản TTHC).
(2) Là thực hiện tiếp nhận song song 02 TTHC cùng lúc, TTHC “Đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng” và TTHC “Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên” (gây khó khăn, phiền phức cho công chức tiếp nhận & trả kết quả, công dân và tổ chức khi cùng một lúc phải đăng ký, tiếp nhận và xử lý 02 hồ sơ TTHC)
1.3. Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Tư pháp ban hành Quyết định công bố sửa đổi, bổ sung.
2.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị hợp nhất 02 TTHC “Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên” và TTHC “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng” thành TTHC “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng và Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên hành nghề tại Văn phòng công chứng được chuyển nhượng”.
2.2. Lý do:
Khoản 4 Điều 15 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP quy định Hồ sơ “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng” gồm:
(1) Đơn đề nghị (thay đổi nội dung đăng ký hoạt động),
(2) Quyết định cho phép được chuyển nhượng Văn phòng công chứng,
(3) giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng và (4) giấy đăng ký hành nghề của các công chứng viên đang hành nghề tại các Văn phòng công chứng chuyển nhượng. Như vậy kết quả của việc thực hiện TTHC này là (1) Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng được chuyển nhượng và (2) Ghi tên người đăng ký hành nghề vào Danh sách công chứng viên hành nghề tại địa phương và được cấp Thẻ công chứng viên (cho các công chứng viên đăng ký hành nghề tại Văn phòng công chứng được chuyển nhượng).
Tuy nhiên, kết quả thực hiện TTHC “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng” (đã được Bộ Tư pháp công bố) chỉ có Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng (đã được thay đổi).
Vì vậy trong thực tế đã có sự không thống nhất cách hiểu đối với vai trò (trong thành phần hồ sơ) giấy đăng ký hành nghề của các công chứng viên” thành 02 cách hiểu, cụ thể:
(1) Chỉ là đính kèm trong thành phần hồ sơ “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng”; Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng, thì tiếp tục làm thêm 01 bộ hồ sơ như trên để thực hiện THHC “Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên” (không phù hợp với mục tiêu tinh giản TTHC).
(2) Là thực hiện tiếp nhận song song 02 TTHC cùng lúc, TTHC “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng” và TTHC “Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên” (gây khó khăn, phiền phức cho công chức tiếp nhận & trả kết quả, công dân và tổ chức khi cùng một lúc phải đăng ký, tiếp nhận và xử lý 02 hồ sơ TTHC)
2.3. Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Tư pháp ban hành Quyết định công bố sửa đổi, bổ sung.
3.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị hợp nhất 02 TTHC “Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên” và TTHC “Đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng hợp nhất ” thành TTHC “Đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng hợp nhất và Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên hành nghề tại Văn phòng công chứng hợp nhất” để tạo thuận lợi cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thực hiện TTHC.
3.2. Lý do:
Khoản 4 Điều 13 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP quy định “Hồ sơ đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng hợp nhất” gồm:
(1) Đơn đăng ký hoạt động
(2) Quyết định cho phép hợp nhất Văn phòng công chứng
(3) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng
(4) Giấy đăng ký hành nghề của các công chứng viên.
Như vậy kết quả của việc thực hiện TTHC này là:
(1) Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng hợp nhất và (2) Ghi tên người đăng ký hành nghề vào Danh sách công chứng viên hành nghề tại địa phương và được cấp Thẻ công chứng viên (cho các công chứng viên đăng ký hành nghề tại Văn phòng hợp nhất).
Tuy nhiên, kết quả thực hiện TTHC “Đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng hợp nhất” (đã được Bộ Tư pháp công bố) chỉ có Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng. Vì vậy trong thực tế đã có sự không thống nhất cách hiểu đối với vai trò (trong thành phần hồ sơ) giấy đăng ký hành nghề của các công chứng viên” thành 02 cách hiểu, cụ thể:
(1) Chỉ là đính kèm trong thành phần hồ sơ “Đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng hợp nhất”; Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng, thì tiếp tục làm thêm 01 bộ hồ sơ như trên để thực hiện THHC “Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên” (không phù hợp với mục tiêu tinh giản TTHC).
(2) Là thực hiện tiếp nhận song song 02 TTHC cùng lúc, TTHC “Đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng hợp nhất” và TTHC “Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên” (gây khó khăn, phiền phức cho công chức tiếp nhận & trả kết quả, công dân và tổ chức khi cùng một lúc phải đăng ký, tiếp nhận và xử lý 02 hồ sơ TTHC)
3.3. Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Tư pháp ban hành Quyết định công bố sửa đổi, bổ sung.
4.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị hợp nhất 02 TTHC “Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên” và TTHC “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng sáp nhập” thành TTHC “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng sáp nhập và Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên hành nghề tại Văn phòng công chứng nhận sáp nhập” để tạo thuận lợi cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thực hiện TTHC.
4.2. Lý do:
Khoản 4 Điều 14 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP quy định Hồ sơ “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng sáp nhập” gồm:
(1) Đơn đề nghị (thay đổi nội dung đăng ký hoạt động)
(2) Quyết định cho phép sáp nhập Văn phòng công chứng
(3) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng nhận sáp nhập
(4) Giấy đăng ký hành nghề của các công chứng viên đang hành nghề tại các Văn phòng công chứng bị sáp nhập.
Như vậy kết quả của việc thực hiện TTHC này là:
(1) Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng nhận sáp nhập đã được thay đổi
(2) Ghi tên người đăng ký hành nghề vào Danh sách công chứng viên hành nghề tại địa phương và được cấp Thẻ công chứng viên (cho các công chứng viên đăng ký hành nghề tại Văn phòng hợp nhất sáp nhập).
Tuy nhiên, kết quả thực hiện TTHC “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng sáp nhập” (đã được Bộ Tư pháp công bố) chỉ có Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng nhận sáp nhập (đã được thay đổi).
Vì vậy trong thực tế đã có sự không thống nhất cách hiểu đối với vai trò (trong thành phần hồ sơ) giấy đăng ký hành nghề của các công chứng viên” thành 02 cách hiểu, cụ thể:
(1) Chỉ là đính kèm trong thành phần hồ sơ “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng sáp nhập”; Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng nhận sáp nhập, thì tiếp tục làm thêm 01 bộ hồ sơ như trên để thực hiện THHC “Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên” (không phù hợp với mục tiêu tinh giản TTHC).
(2) Là thực hiện tiếp nhận song song 02 TTHC cùng lúc, TTHC “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng sáp nhập” và TTHC “Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên” (gây khó khăn, phiền phức cho công chức tiếp nhận & trả kết quả, công dân và tổ chức khi cùng một lúc phải đăng ký, tiếp nhận và xử lý 02 hồ sơ TTHC)
4.3. Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Tư pháp ban hành Quyết định công bố sửa đổi, bổ sung.
5.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị hợp nhất 02 TTHC “Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên” và TTHC “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng” trong trường hợp bổ sung công chứng viên thành TTHC “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng và Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên hành nghề” để tạo thuận lợi cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thực hiện TTHC.
5.2. Lý do:
Điều 24 Luật công chứng 2014 quy định Hồ sơ “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng” gồm:
(1) Giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động
(2) Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng (bản chính)
(3) Một số giấy tờ khác tùy thuộc vài nội dung đăng ký hoạt động.
Đối với trường hợp bổ sung công chứng viên của Văn phòng công chứng thì giấy tờ khác này chính là “Hồ sơ đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên được bổ sung cho Văn phòng công chứng”.
Như vậy kết quả của việc thực hiện TTHC này là:
(1) Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng nhận đã ghi nhận nội dung thay đổi
(2) Ghi tên người đăng ký hành nghề vào Danh sách công chứng viên nghề tại địa phương và được cấp Thẻ công chứng viên (cho các công chứng viên được bổ sung cho Văn phòng).
Tuy nhiên, kết quả thực hiện TTHC “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng” (đã được Bộ Tư pháp công bố) chỉ có Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng nhận (đã ghi nhận bổ sung công chứng viên).
Vì vậy trong thực tế đã có sự không thống nhất cách hiểu đối với vai trò (trong thành phần hồ sơ) của “Hồ sơ đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên được bổ sung cho Văn phòng công chứng” thành 02 cách hiểu, cụ thể:
(1) Chỉ là hồ sơ đính kèm trong thành phần hồ sơ “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng” trong trường hợp bổ sung công chứng viên của Văn phòng công chứng; Sau khi được ghi nhận nội dung thay đổi vào Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng, thì tiếp tục làm thêm 01 bộ hồ sơ như trên để thực hiện THHC “Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên” (không phù hợp với mục tiêu tinh giản TTHC và không phù hợp với mục đích thực hiện TTHC này).
(2) là thực hiện tiếp nhận song song 02 TTHC cùng lúc, TTHC “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng” và TTHC “Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên” (gây khó khăn, phiền phức cho công chức tiếp nhận & trả kết quả, công dân và tổ chức khi cùng một lúc phải đăng ký, tiếp nhận và xử lý 02 hồ sơ TTHC).
5.3. Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Tư pháp ban hành Quyết định công bố sửa đổi, bổ sung.
6. Thủ tục Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên
6.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bãi bỏ thủ tục này.
6.2. Lý do: Qua rà soát, hồ sơ thủ tục này chỉ phát sinh đồng thời khi công dân, tổ chức đăng ký hồ sơ liên quan tới 5 thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động Văn phòng Công chứng đã nêu trên. Do đó, Sở Tư pháp đề nghị thống nhất nội dung thủ tục này với 5 thủ tục trên đồng thời bãi bỏ thủ tục hành chính này nhằm góp phần giảm chi phí của cá nhân, tổ chức đến liên hệ cũng như cắt giảm thời gian xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
6.3. Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Tư pháp ban hành Quyết định công bố bãi bỏ TTHC.
6.4. Lợi ích phương án đơn giản hóa: Bãi bỏ thủ tục này đồng thời hợp nhất hồ sơ yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính này với 05 thủ tục hành chính liên quan đến Văn phòng Công chứng sẽ góp phần giải quyết được tình trạng công dân và tổ chức khi đến đăng ký hồ sơ thủ tục hành chính liên quan đến 05 thủ tục hành chính về Văn phòng Công chứng thì thường không biết hoặc quên làm thủ tục đăng ký hành nghề và cấp thẻ công chứng viên khiến phải đi lại đăng ký nhiều lần.
7. Thủ tục Đăng ký nhận cha, mẹ, con
7.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị quy định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con chỉ yêu cầu cung cấp các giấy tờ chứng minh “nếu có”.
7.2. Lý do: Việc quy định thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con phải cung cấp giấy tờ của cơ quan y tế, giấy tờ chứng minh mối quan hệ sẽ rất khó thực hiện, gây khó khăn và tốn kém cho người dân. Vì thực tế, hiện nay rất nhiều trường hợp nhận cha, mẹ, con không có giấy tờ chứng minh như phim ảnh, thư từ,... thì phải tiến hành xác định ADN như vậy sẽ tốn rất nhiều chi phí cho công dân.
7.3. Kiến nghị thực thi: Đề nghị chỉ quy định yêu cầu cung cấp các giấy tờ chứng minh “nếu có” hoặc văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất 2 người thân thích của cha, mẹ làm chứng. Cụ thể là sửa đổi Điều 19 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.
7.4. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 6.472.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 257.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 6.215.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Tỉ lệ cắt giảm chi phí: 96%./.