Quyết định 224/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án “Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh” do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 224/QĐ-TTg
Ngày ban hành 19/02/2009
Ngày có hiệu lực 19/02/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Thủ tục Tố tụng

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------

Số: 224/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CHẾ ĐỊNH THỪA PHÁT LẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh” với các nội dung sau:

1. Mục tiêu:

Việc thực hiện thí điểm Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu xác định sự cần thiết và tính hiệu quả của Thừa phát lại trong hoạt động tư pháp nói chung và Thi hành án dân sự nói riêng, xác định khả năng áp dụng mô hình này trong toàn quốc, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa một số hoạt động hành chính, tư pháp.

2. Địa bàn và thời gian thực hiện:

a) Địa bàn thực hiện: tại thành phố Hồ Chí Minh

b) Thời gian thực hiện: thời gian thực hiện thí điểm là từ 2009 – 2012.

3. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại:

Người muốn được bổ nhiệm làm Thừa phát lại phải có các tiêu chuẩn sau:

a) Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt.

b) Có trình độ cử nhân luật.

c) Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên, trọng tài viên, điều tra viên, luật sư.

d) Đã qua lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức.

đ) Không kiêm nhiệm các công việc khác.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại.

4. Văn phòng Thừa phát lại:

a) Thừa phát lại hành nghề thông qua văn phòng Thừa phát lại. Văn phòng Thừa phát lại do Thừa phát lại thành lập. Văn phòng Thừa phát lại do một Thừa phát lại thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân; văn phòng Thừa phát lại do hai Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh. Người đại diện theo pháp luật của văn phòng Thừa phát lại là Trưởng văn phòng. Trưởng văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại.

Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.

b) Điều kiện mở văn phòng Thừa phát lại bao gồm:

- Có nhân viên giúp việc, trong đó bắt buộc phải có kế toán;

- Có địa điểm để làm văn phòng với diện tích bảo đảm và thuận tiện cho khách hàng, có các điều kiện vật chất cần thiết khác để hoạt động;

- Phải mở tài khoản và đăng ký thuế;

- Phải có ký quỹ 100 triệu đồng hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

5. Về phạm vi, thủ tục thực hiện công việc được làm của Thừa phát lại:

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ