ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2214/QĐ-UBND
|
Thừa Thiên Huế,
ngày 25 tháng 9 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN CƠ CHẾ MÔT CỬA LIÊN
THÔNG ĐỐI VỚI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH “BÌNH CHỌN, XÉT CÔNG NHẬN NGƯỜI CÓ UY TÍN
TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
01/2014/TTLT-UBDT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài
chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người có uy
tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;
Căn cứ Quyết định số
56/2013/QĐ-TTg ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg
ngày 18 tháng 03 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người
có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
Căn cứ Quyết định 2561/QĐ-TTg ngày
31 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tăng cường vai
trò người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số”;
Căn cứ Quyết định số 1343/QĐ-UBND
ngày 20 tháng 6 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố thủ
tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi nhà nước của Ban Dân tộc;
Căn cứ Quyết định 2498/QĐ-UBND
ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành
danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực dân tộc được tiếp nhận, giải quyết và trả
kết quả theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân
dân cấp huyện, Ban Dân tộc và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về
trình tự, thủ tục thực hiện cơ chế một cửa liên thông đối với thủ tục hành
chính “Bình chọn, xét công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số”.
Điều 2. Trưởng Ban Dân tộc; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm
niêm yết, công khai thủ tục hành chính này tại trụ sở cơ quan và trên Trang
Thông tin điện tử của cơ quan, địa phương; triển khai thực hiện giải quyết thủ
tục hành chính thuộc thẩm quyền theo hướng dẫn tại Quy định kèm theo Quyết định
này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban
Dân tộc, Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và công
chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả/Trung tâm Hành chính công của
Ban Dân tộc/Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; UBND cấp xã, các cơ quan, đơn vị,
tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Ủy ban Dân tộc;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBND cấp huyện có đồng bào DTTS;
- UBND cấp xã có đồng bào DTTS;
- Cơ quan thuộc UBND tỉnh (gửi qua mạng);
- VPUB: CVP, các PCVP, các CV, Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, NC, NV.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Khắc Đính
|
QUY ĐỊNH
VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG ĐỐI VỚI
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH “BÌNH CHỌN, XÉT CÔNG NHẬN NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN
TỘC THIỂU SỐ”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2214/QĐ-UBND
ngày 25 tháng 9 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy định này quy định về trình tự, thủ
tục thực hiện cơ chế một cửa liên thông đối với thủ tục hành chính bình chọn,
xét công nhận (NCUT) trong đồng bào (DTTS) từ xã, phường, thị trấn (cấp xã) lên
huyện, thị xã (cấp huyện), lên Ban Dân tộc và Văn phòng UBND tỉnh.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
- Quy định này áp dụng đối với vùng đồng
bào DTTS.
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Quy định
về mẫu biểu
Các biểu mẫu ban hành kèm theo Quyết
định này được quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-UBDT-BTC ngày 10
tháng 01 năm 2014 của Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn
thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; Quyết định số 1343/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2016 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm
vi quản lý nhà nước của Ban Dân tộc.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Quy định
về hồ sơ
1. Hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả của UBND cấp xã, 02 bộ hồ sơ gồm:
- Biên bản họp hội nghị của dân cư;
- Biên bản họp hội nghị liên ngành.
2. Hồ sơ từ UBND cấp xã chuyển lên
Trung tâm hành chính công cấp huyện (UBND cấp huyện), 01 bộ hồ sơ gồm:
- Biên bản hội nghị dân cư thôn;
- Biên bản hội nghị liên ngành thôn;
- Biên bản họp của UBND xã.
- Quyết định phê
duyệt danh sách người có uy tín của UBND xã.
- Biểu tổng hợp danh sách người có uy
tín.
3. Hồ sơ từ UBND cấp huyện chuyển lên
Trung tâm hành chính công cấp tỉnh (Văn phòng UBND tỉnh) thông qua Ban Dân tộc,
01 bộ hồ sơ gồm:
- Tờ trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt
danh sách NCUT trong đồng bào DTTS;
- Biểu tổng hợp danh sách NCUT trong đồng bào DTTS đề nghị phê duyệt;
- Văn bản các tài liệu liên quan của
các huyện đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh công nhận NCUT trong đồng bào DTTS.
Điều 5. Quy trình
tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả
1. Ban công tác Mặt trận thôn nộp hồ
sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.
2. Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của
UBND cấp xã kiểm tra hồ sơ, nếu:
a) Hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cá
nhân hoàn thiện.
b) Nếu hồ sơ đã đầy đủ thì chuyển cho
Văn phòng xem xét, giải quyết.
3. Trong thời gian tối đa không quá
04 ngày làm việc, UBND cấp xã có trách nhiệm xem xét, ký xác nhận bản khai và
chuyển hồ sơ lên Trung tâm hành chính công cấp huyện (Văn phòng UBND cấp huyện).
4. Trong thời gian tối đa không quá
04 ngày làm việc, Văn phòng UBND cấp huyện kiểm tra hồ sơ, lập danh sách và
chuyển hồ sơ cho Ban Dân tộc.
5. Trong thời gian tối đa không quá 4
ngày làm việc, Ban Dân tộc tỉnh kiểm tra, tổng hợp đề nghị xét công nhận NCUT trong đồng bào DTTS của các huyện; chuyển hồ sơ cho Trung tâm hành
chính công cấp tỉnh (Văn phòng UBND tỉnh).
6. Trong thời gian tối đa không quá 5
ngày làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt danh sách NCUT trong đồng
bào DTTS gửi Ủy ban Dân tộc và Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính
phủ.
7. Trong thời gian 3 ngày sau khi có
Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Dân tộc phối hợp với UBND cấp huyện trả
kết quả về bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.
Điều 6. Thời gian
giải quyết
Tối đa không quá 20 ngày làm việc kể
từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
Điều 7. Quy định
về phí, lệ phí
Không thu lệ phí.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm
của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Kiểm tra, xem xét hồ sơ; hướng dẫn
Ban công tác Mặt trận thôn bổ sung (nếu thiếu hoặc không
đúng quy trình). Đối với hồ sơ đã đúng và đủ theo quy định thì tiếp nhận.
- Thực hiện việc giải quyết hồ sơ đảm
bảo đúng thời gian theo quy định.
Điều 9. Trách nhiệm
của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Chỉ đạo, đôn đốc Văn phòng, đơn vị
trực thuộc nghiêm túc thực việc giải quyết hồ sơ đảm bảo đúng thời gian theo
quy định.
Điều 10. Trách
nhiệm của Ban Dân tộc
- Thực hiện giải quyết hồ sơ đảm bảo
đúng thời gian theo quy định.
- Chỉ đạo Văn phòng Ban và phòng
Chính sách Dân tộc Ban cập nhật kết quả sau khi UBND tỉnh giải quyết hồ sơ.
Điều 11. Điều
khoản thi hành
Trong quá trình thực hiện nếu có khó
khăn, vướng mắc hoặc có sự thay đổi các quy định thủ tục hành chính liên quan đến
thủ tục Bình chọn, xét công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số,
Ban Dân tộc kịp thời báo cáo, xây dựng quy trình giải quyết thủ tục hành chính
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành./.