Quyết định 2201/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề cương Đề án phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 2201/QĐ-UBND
Ngày ban hành 06/09/2017
Ngày có hiệu lực 06/09/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Huỳnh Thị Hằng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2201/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 06 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghquyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020;

Căn cứ Chương trình s06-CTr/TU ngày 19/7/2016 của Tỉnh ủy về thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Công văn số 746/SKHCN-QLKH ngày 23/8/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề cương Đề án phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các bước tiếp theo đúng quy định.

Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ KH&CN (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- LĐVP, các Phòng: KGVX, TH;
- L
ưu VT(T-2131/8).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Thị Hằng

 

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số
2201/QĐ-UBND ngày 06/9/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên đề án: Đề án phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

2. Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước.

3. Cách thức tổ chức thực hiện: Đấu thầu chn đơn vị thực hiện.

4. Thời gian thực hiện: Năm 2017.

II. MỤC TIÊU

1. Tính cấp thiết

Bình Phước là tnh phía Tây vùng Đông Nam bộ, với diện tích tự nhiên là 6.876,76 km2 và dân số là 956.449 người; phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và Campuchia, phía Nam giáp tnh Bình Dương, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai; có 11 đơn vị hành chính, gồm 03 thị xã: Đng Xoài, Bình Long, Phước Long và 08 huyện: Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Chơn Thành, Đồng Phú, Hớn Quản, Lộc Ninh và Phú Riềng.

Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN) tỉnh Bình Phước đã có sự phát triển khá nhanh; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ KH&CN của tnh có bước chuyển biến tích cực; số lượng đào tạo ngày càng tăng, nhất là đào tạo sau đại học và đào tạo ở nước ngoài. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm của cán bộ, công chức ngành KH&CN cũng được nâng cao, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bình Phước. Chương trình đột phá về đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX đã được cụ thể hóa bằng nhiều nghị quyết, chương trình, kế hoạch và triển khai thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Nhờ đó, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và nguồn nhân lực KH&CN của tnh được nâng lên rõ rệt và ngày càng được chuẩn hóa theo hướng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, tỉnh Bình Phước đang phải đối mặt với những vấn đề hết sức cấp bách trong phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực KH&CN nói riêng như: Slượng và chất lượng nguồn nhân lực làm công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ còn thấp và chủ yếu làm công tác quản lý, khả năng đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn còn hạn chế. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực KH&CN ở tuyến huyện và cơ sở vừa thiếu lại vừa yếu. Đặc biệt, cán bộ làm công tác quản lý hoạt động KH&CN ở các huyện, thị xã đều phải kiêm nhiệm và gặp khó khăn về biên chế chuyên trách. Năng lực KH&CN của tỉnh còn yếu, tỉnh không có các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành có tầm khu vực và cả nước, đặc biệt là thiếu cán bộ trẻ kế cận có trình độ cao. Đầu tư cho KH&CN của xã hội còn thiếu cả về lượng và chất. Hệ thống giáo dục và đào tạo của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao, đặc biệt là các ngành mũi nhọn và các ngành khoa học mới. Thiếu sự liên kết hữu cơ giữa công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính “đột phá” của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ KH&CN còn những mặt chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra của mỗi cấp, mỗi ngành; năng lực, trình độ chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt là cấp cơ sở. Tính chuyên nghiệp hóa vẫn còn thấp; khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tin trong công tác lãnh đạo quản lý, điều hành và sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Cơ cấu đội ngũ cán bộ KH&CN thiếu đồng bộ, chưa cân đối, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Do đó, việc hoàn thiện, bổ sung các tiêu chí đánh giá để phát triển nguồn nhân lực KH&CN sẽ giúp các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Phước lý giải một số vn đtrong việc đào tạo và phát triển hiệu quả nguồn nhân lực, góp phần phân tích những chính sách chưa (hoặc không) phù hợp trong giáo dục, đào tạo, KH&CN. Đng thời nghiên cứu các yếu tố tác động đến nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh đtìm ra giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong thời gian tới phù hợp, hiệu quả hơn. Việc xây dựng và thực hiện Đề án “Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Bình Phước” có vai trò quan trọng, cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu

[...]