Quyết định 22/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý và khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Số hiệu | 22/2020/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 28/10/2020 |
Ngày có hiệu lực | 15/11/2020 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Tiền Giang |
Người ký | Trần Văn Dũng |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2020/QĐ-UBND |
Tiền Giang, ngày 28 tháng 10 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh bằng xe ô tô;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý và khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2020 và thay thế Quyết định số 25/2018/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về quản lý và khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang; Giám đốc Sở Giao thông vận tải; Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
VỀ
QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2020/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2020 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Quy định này quy định việc quản lý và khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt; hành khách đi xe buýt và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2020/QĐ-UBND |
Tiền Giang, ngày 28 tháng 10 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh bằng xe ô tô;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý và khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2020 và thay thế Quyết định số 25/2018/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về quản lý và khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang; Giám đốc Sở Giao thông vận tải; Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
VỀ
QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2020/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2020 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Quy định này quy định việc quản lý và khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt; hành khách đi xe buýt và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG XE BUÝT
Điều 3. Kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xe buýt
1. Điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ xe buýt thực hiện theo khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 30 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Ngoài việc tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này; điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ xe buýt phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại điểm h, khoản 4, Điều 18 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và điểm 2.5, khoản 2, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật công trình giao thông (QCVN07-4:2016/BXD) Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
3. Quy định vạch dừng xe buýt:
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (QCVN 41:2019/BGTVT); các loại phương tiện khác và người đi bộ không được dừng đỗ trong phạm vi kẻ vạch và trong khoảng 15 mét từ vị trí vạch về 02 (hai) phía theo phương dọc của đường.
4. Việc di dời điểm dừng xe buýt, nhà chờ xe buýt chỉ được thực hiện trong trường hợp để sửa chữa, mở rộng đường giao thông hoặc có sự thay đổi về tổ chức giao thông, sự thay đổi về lộ trình hoạt động của tuyến xe buýt làm cho điểm dừng xe buýt, nhà chờ xe buýt bị mất tác dụng hoặc khi có kiến nghị hợp lý của tổ chức, cá nhân liên quan.
5. Trên các tuyến quốc lộ, khi lắp đặt biển báo điểm dừng, nhà chờ, Sở Giao thông vận tải có văn bản gửi cơ quan quản lý tuyến quốc lộ để thống nhất trước khi thực hiện.
Điều 4. Quản lý, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xe buýt
Thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 5. Phương tiện vận chuyển
1. Tiêu chuẩn xe buýt:
a) Xe buýt hoạt động phải đủ điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ; khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 29 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô khách thành phố quy định tại Thông tư số 90/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (QCVN 10:2015/BGTVT).
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến phải đăng ký với Sở Giao thông vận tải về màu sơn của xe buýt.
c) Xe buýt phải gắn thiết bị giám sát hành trình, thiết bị phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ.
2. Niêm yết thông tin:
Việc niêm yết trên xe buýt thực hiện theo khoản 4 Điều 29 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Việc quảng cáo tại nhà chờ xe buýt, trên xe buýt (bên trong lẫn bên ngoài thành xe buýt) thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 32 của Luật Quảng cáo; nội dung quảng cáo phải đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán người Việt Nam.
1. Số hiệu tuyến xe buýt trên địa bàn tỉnh được đặt theo quy định tại Quyết định phê duyệt danh mục mạng lưới tuyến xe buýt trên địa bàn tỉnh.
2. Số hiệu tuyến xe buýt giữa các tỉnh liền kề do Sở Giao thông vận tải Tiền Giang thỏa thuận với các Sở Giao thông vận tải các tỉnh trên tuyến.
1. Có 2 loại vé: Vé lượt và vé bán trước.
a) Vé lượt là chứng từ để khách sử dụng đi một lượt trên một tuyến xe buýt.
b) Vé bán trước là chứng từ để khách sử dụng đi lại thường xuyên trong thời gian một tháng hoặc dài hơn, trên một hoặc nhiều tuyến xe buýt.
2. Ngoài các loại vé nêu trên, doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến được phát hành vé ưu tiên (miễn hoặc giảm giá vé) cho trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật, người cao tuổi, người có công, học sinh, sinh viên và các đối tượng chính sách khác.
3. Giá vé xe buýt được niêm yết công khai tại nhà chờ (kể cả giá vé cho các đối tượng được miễn giảm) và trên xe buýt.
Điều 8. Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt
1. Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt phải đảm bảo các điều kiện quy định tại điểm a, điểm c khoản 3 Điều 34 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ.
2. Người lái xe buýt phải đảm bảo về sức khỏe, độ tuổi và hạng Giấy phép lái xe phù hợp theo quy định tại Điều 58, Điều 59, Điều 60 của Luật Giao thông đường bộ.
QUẢN LÝ KHAI THÁC TUYẾN XE BUÝT
Điều 9. Điều kiện tham gia khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt phải đảm bảo điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ.
2. Các tuyến xe buýt phải nằm trong danh mục mạng lưới tuyến xe buýt được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Trúng thầu hoặc được đặt hàng khai thác tuyến theo quy định tại Điều 10 của quy định này.
Điều 10. Lựa chọn đơn vị khai thác tuyến
1. Đặt hàng, đấu thầu đối với các tuyến xe buýt được cơ quan có thẩm quyền quyết định trợ giá.
a) Việc đặt hàng khai khác các tuyến xe buýt chỉ thực hiện khi đáp ứng các quy định tại Điều 12 của Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ. Trường hợp không đáp ứng các quy định tại Điều 12 của Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ thì thực hiện phương thức đấu thầu.
b) Sở Giao thông vận tải thực hiện trình tự, thủ tục đặt hàng hoặc đấu thầu khai thác tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo quy định tại Chương II của Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ.
2. Đặt hàng, đấu thầu khai thác tuyến xe buýt không có trợ giá:
a) Thực hiện theo Mục 1, Mục 2, Chương III của Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ.
b) Sở Giao thông vận tải xây dựng bảng tiêu chí đánh giá về mặt năng lực và điều kiện kinh doanh, bảng tiêu chí đánh giá về mặt kỹ thuật làm cơ sở lựa chọn đặt hàng đơn vị khai thác tuyến.
3. Thời hạn giao khai thác tuyến: Theo hợp đồng khai thác tuyến giữa Sở Giao thông vận tải và đơn vị được đặt hàng hoặc trúng thầu.
Doanh nghiệp, hợp tác xã công bố mở tuyến, ngừng khai thác trên tuyến, đóng tuyến xe buýt; bổ sung xe, thay thế xe buýt khai thác trên tuyến thực hiện theo quy định tại Điều 32; khoản 1, khoản 2 Điều 34 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 12. Thu hồi quyền khai thác tuyến
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến xe buýt bị thu hồi quyền khai thác tuyến trong các trường hợp sau:
a) Bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định tại khoản 6 Điều 19 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ.
b) Không chấp hành sự phân công, điều động của các cơ quan có thẩm quyền trong các tình huống khẩn cấp như: phòng chống thiên tai, bão lụt, cứu hộ, cứu nạn.
2. Giám đốc Sở Giao thông vận tải căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và các quy định khác có liên quan ban hành Quvết định thu hồi quyền khai thác tuyến sau khi xin ý kiến chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh và thông báo đến các cơ quan liên quan để phối hợp thực hiện.
3. Doanh nghiệp, hợp tác xã bị thu hồi quyền khai thác tuyến không được tham gia đấu thầu hoặc đặt hàng khai thác tuyến đã bị thu hồi trước đó.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt:
a) Danh mục mạng lưới tuyến xe buýt nội tỉnh và liên tỉnh liền kề.
b) Các chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với hành khách đi lại bằng xe buýt và doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh.
c) Định mức kinh tế - kỹ thuật cho hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn đối với các tuyến có trợ giá.
2. Định hướng kế hoạch hàng năm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải khách bằng xe buýt.
3. Quyết định danh mục, vị trí cụ thể của cơ sở hạ tầng mỗi tuyến xe buýt; quyết định chọn mẫu trạm dừng, nhà chờ; phê duyệt chủ trương đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho xe buýt hoạt động.
4. Hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng nội quy khai thác tuyến xe buýt.
5. Thống nhất với Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành liên quan trong việc công bố mở, điều chỉnh, dừng hoạt động đối với tuyến xe buýt liền kề sau khi được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh.
6. Chỉ đạo Thanh tra Sở Giao thông vận tải tăng cường công tác thanh kiểm tra xử lý vi phạm Luật Giao thông đường bộ và các quy định có liên quan trong hoạt động xe buýt.
7. Quyết định phê duyệt biểu đồ chạy xe trên các tuyến xe buýt; mở, ngừng hoạt động, điều chỉnh biểu đồ, hành trình, tần suất chạy xe đối với các tuyến xe buýt trên địa bàn tỉnh.
8. Ban hành quy chế kiểm tra, giám sát hoạt động vận chuyển khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh.
9. Kiểm tra, yêu cầu các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư phương tiện, đúng tiêu chuẩn, đạt yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác.
10. Ban hành quy chế tổ chức đấu thầu, đặt hàng khai thác tuyến xe buýt nằm trong danh mục mạng lưới tuyến xe buýt được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
11. Tổ chức thực hiện đấu thầu, đặt hàng lựa chọn doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến. Ký hợp đồng khai thác tuyến với doanh nghiệp, hợp tác xã trúng thầu hoặc được đặt hàng. Trong hợp đồng phải thể hiện rõ phương án khai thác tuyến bao gồm: tên tuyến, số hiệu tuyến, nhãn hiệu xe, sức chứa của xe, giá vé, biểu đồ chạy xe trên tuyến, thời hạn hợp đồng.
12. Xử lý theo thẩm quyền các vi phạm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quy định này và các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt.
2. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong việc thực hiện đấu thầu, đặt hàng lựa chọn doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến xe buýt.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành tỉnh liên quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, thẩm định chủ trương đầu tư; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí các nguồn vốn đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.
Điều 16. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông và Công an các huyện, thành phố, thị xã tuần tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ và các quy định có liên quan trong hoạt động vận tải khách bằng xe buýt; chỉ đạo xử lý nghiêm các hành vi gây mất trật tự an toàn xã hội.
2. Chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông phối hợp với Thanh tra Sở Giao thông vận tải tổ chức tuần tra, kiểm soát, kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp xe buýt vi phạm như: chạy quá tốc độ; không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy; dừng, đỗ xe, đón trả khách không đúng nơi quy định; để người lên xuống xe khi đang chạy xe; không chấp hành tín hiệu đèn; tránh vượt, xe chạy không đúng tuyến đường, lộ trình và các vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
3. Kịp thời cung cấp thông tin cho Sở Giao thông vận tải đối với các trường hợp xử lý xe buýt vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thị xã
1. Tuyên truyền phổ biến, quán triệt các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt và quy định này đến các doanh nghiệp, hợp tác xã có liên quan và người dân tại địa phương.
2. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong công tác tổ chức, quản lý hoạt động xe buýt.
3. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, thống nhất với Sở Giao thông vận tải bố trí, lắp đặt các nhà chờ, biển báo đón, trả khách trên các tuyến xe buýt.
4. Chỉ đạo các phòng chức năng của huyện, thành phố, thị xã; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn giám sát, kiểm tra hoạt động vận chuyển khách bằng xe buýt trên địa bàn.
5. Thông tin kịp thời đến Sở Giao thông vận tải những vấn đề bức xúc mà xã hội quan tâm có liên quan đến hoạt động xe buýt trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã.
Điều 18. Quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã
Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm quy định tại Điều 35 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 19. Quyền hạn và trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt
Thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 20. Quyền hạn và trách nhiệm của hành khách đi xe buýt
Thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
1. Giao Sở Giao thông vận tải tổ chức triển khai thực hiện; thường xuyên theo dõi, tổng hợp và báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình thực hiện quy định này về Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Căn cứ vào nhiệm vụ và trách nhiệm của đơn vị mình, các Sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, các tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp tổ chức thực hiện quy định này.
3. Giám đốc các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh triển khai quy định này đến nhân viên, người lao động của đơn vị biết và chịu trách nhiệm về thực hiện quy định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có quy định mới hoặc thực tiễn có phát sinh vấn đề mới thì Sở Giao thông vận tải trình Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung, thay đổi quy định này cho phù hợp./.