Quyết định 22/2011/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Đắk Nông do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành
Số hiệu | 22/2011/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 08/07/2011 |
Ngày có hiệu lực | 18/07/2011 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đắk Nông |
Người ký | Lê Diễn |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2011/QĐ-UBND |
Gia Nghĩa, ngày 08 tháng 07 năm 2011 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK NÔNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐĂK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 418/TTr-SXD ngày 07 tháng 6 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định phân công, phân cấp quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Đăk Nông” và “danh mục cây trồng, cây bảo tồn, cây nguy hiểm, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trên đường phố, công viên, vườn hoa và các khu vực công cộng khác thuộc địa bàn tỉnh Đăk Nông”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng,
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN
CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK NÔNG
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2011 của UBND
tỉnh Đăk Nông)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định về phân công, phân cấp quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Đăk Nông.
2. Các Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động liên quan đến quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Đăk Nông phải thực hiện theo Quy định này.
Điều 2. Nguyên tắc chung quản lý cây xanh đô thị
1. Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý cây xanh đô thị, có phân công, phân cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Tất cả các loại cây xanh đô thị đều được xác định chủ sở hữu, do tổ chức, cá nhân quản lý hoặc được giao quản lý.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch; trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ cây xanh đô thị.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2011/QĐ-UBND |
Gia Nghĩa, ngày 08 tháng 07 năm 2011 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK NÔNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐĂK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 418/TTr-SXD ngày 07 tháng 6 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định phân công, phân cấp quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Đăk Nông” và “danh mục cây trồng, cây bảo tồn, cây nguy hiểm, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trên đường phố, công viên, vườn hoa và các khu vực công cộng khác thuộc địa bàn tỉnh Đăk Nông”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng,
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN
CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK NÔNG
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2011 của UBND
tỉnh Đăk Nông)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định về phân công, phân cấp quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Đăk Nông.
2. Các Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động liên quan đến quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Đăk Nông phải thực hiện theo Quy định này.
Điều 2. Nguyên tắc chung quản lý cây xanh đô thị
1. Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý cây xanh đô thị, có phân công, phân cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Tất cả các loại cây xanh đô thị đều được xác định chủ sở hữu, do tổ chức, cá nhân quản lý hoặc được giao quản lý.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch; trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ cây xanh đô thị.
4. Việc quản lý, phát triển cây xanh đô thị phải tuân theo quy hoạch đô thị, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đồng thời góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
5. Khi triển khai xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư mới, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ đất cây xanh; cây xanh được trồng phải đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị mới, khu dân cư mới đã được phê duyệt đồng thời phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý cây xanh đô thị.
6. Khi xây dựng mới đường đô thị phải trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Khi cải tạo, nâng cấp đường đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật hoặc khi tiến hành hạ ngầm các đường dây, cáp nổi tại các đô thị có liên quan đến việc bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển, trồng mới cây xanh, chủ đầu tư phải thông báo cho cơ quan quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn biết để giám sát thực hiện. Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải có giấy phép được cơ quan quản lý cây xanh đô thị cấp, trừ trường hợp được miễn giấy phép.
7. UBND các cấp; các Sở, ban, ngành của tỉnh; các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và trường học tuyên truyền phổ biến, giáo dục, hướng dẫn người dân và cộng đồng dân cư tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật liên quan về quản lý cây xanh đô thị.
1. Trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng; trồng các loại cây trong danh mục cây trồng hạn chế khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
2. Tự ý trồng cây xanh trên hè, dải phân cách, nút giao thông đã được đầu tư xây dựng theo quy hoạch và các đường hiện trạng đã được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ; các khu vực sở hữu công cộng.
3. Tự ý chặt hạ, dịch chuyển, chặt nhánh, tỉa cành, đào gốc, chặt rễ cây xanh khi chưa được cấp phép.
4. Đục khoét, đóng đinh vào cây xanh, lột vỏ thân cây; đổ rác, chất độc hại và vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh; phóng uế, đun nấu, đốt gốc, xây bục, bệ quanh gốc cây.
5. Treo, gắn biển quảng cáo, biển hiệu và các vật dụng khác trên cây; giăng dây, giăng đèn trang trí vào cây xanh khi chưa được phép.
6. Lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên đất cây xanh hiện có hoặc đã được xác định trong quy hoạch đô thị và ngăn cản việc trồng cây xanh theo quy định.
7. Các tổ chức, cá nhân quản lý hoặc được giao quản lý cây xanh đô thị không thực hiện đúng các quy định về quản lý cây xanh đô thị.
8. Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
1. Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị:
a) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm;
b) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn;
c) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Các trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải có giấy phép:
a) Cây xanh thuộc danh mục cây bảo tồn;
b) Cây bóng mát trên đường phố;
c) Cây bóng mát, cây bảo tồn, cây đã được đánh số, treo biển trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng và các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ
1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý cây xanh đô thị, lập kế hoạch hàng năm và 5 năm về đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu bổ sung danh mục cây trồng, cây cần bảo tồn, cây nguy hiểm, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trong đô thị trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
4. Đầu mối tổng hợp, hướng dẫn lập, thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên - vườn hoa đô thị.
5. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách về đầu tư, tài chính và sử dụng đất để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý cây xanh đô thị, đầu tư và phát triển vườn ươm, công viên, vườn hoa.
6. Tổng hợp cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng.
Hàng năm, tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn để đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị theo kế hoạch.
1. Thẩm định, trình cấp có thẩm quyền ban hành các loại phí, chi phí liên quan đến dịch vụ quản lý cây xanh đô thị.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành quy định về quản lý và sử dụng nguồn lợi thu được từ việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng đô thị có nguồn thu được.
Điều 8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tham gia ý kiến, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan chức năng trong việc lựa chọn chủng loại cây xanh đô thị phù hợp với mục đích trồng, khí hậu, thổ nhưỡng địa phương nhằm tạo sự đa dạng trong phát triển hệ thống cây xanh đô thị; quy hoạch hệ thống vườn ươm đáp ứng nhu cầu về cung cấp cây xanh cho đô thị.
Điều 9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
1. Tổ chức thực hiện việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn quản lý.
2. Trực tiếp quản lý cây được bảo tồn trong đô thị và cây xanh sử dụng công cộng đô thị gồm: cây xanh được trồng trên đường phố (gồm cây bóng mát, cây trang trí, dây leo, cây mọc tự nhiên, thảm cỏ trồng trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông); cây xanh trong công viên, vườn hoa; cây xanh và thảm cỏ tại quảng trường và các khu vực công cộng khác trong đô thị.
3. Quy định cụ thể về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn quản lý và tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định này.
4. Thống kê, xác định danh mục cây bảo tồn trên địa bàn để quản lý.
5. Thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa đô thị trên địa bàn quản lý trên cơ sở quy hoạch xây dựng đô thị đã được duyệt.
6. Lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị có đủ năng lực theo các hình thức phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương.
7. Lập kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị hàng năm bao gồm: công tác trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ cây xanh đô thị; xây mới, cải tạo, chỉnh trang và nâng cấp các công trình xây dựng thuộc khu vực cây xanh sử dụng công cộng đô thị.
8. Kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị và kinh phí thực hiện theo kế hoạch phải được bố trí vào chương trình hoặc kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm các huyện, thị xã.
9. Thực hiện việc cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị trên địa bàn quản lý.
10. Tổ chức chỉ đạo việc thống kê hàng năm và lập cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị trên địa bàn và báo cáo Sở Xây dựng định kỳ 6 tháng, 1 năm để theo dõi tổng hợp.
2. Trong quá trình thực hiện quy định này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
Danh mục cây cấm trồng trên đường phố, công viên, vườn hoa và các khu vực công cộng khác: đây là những cây có độc tố, có khả năng gây nguy hiểm cho người, phương tiện và công trình.
Stt |
Loài cây |
Họ thực vật |
Ghi chú |
|
Tên VN |
Tên khoa học |
|||
01 |
Bả đậu |
Hura crepitans L. |
Myrtaceae |
Thân có gai, nhánh giòn, dễ gãy, mủ và hạt độc. |
02 |
Bàng nước |
Fagraea crenulata Maingay. ex. Cl. |
Loganiaceae |
Thân có gai. |
03 |
Bồ kết |
Gleditschia fera (Lour.) Merr. |
Caesalpiniaceae |
Thân có nhiều gai rất to. |
04 |
Bồ hòn |
Sapindus mukorossi Gaertn. |
Sapindaceae |
Quả gây độc. |
05 |
Cao su |
Hevea brasiliensis (A.Juss.) Muell. Arg. |
Euphorbiaceae |
Nhánh giòn, dễ gãy, hạt có chất độc. |
06 |
Cô ca cảnh |
Erythroxylum novagrana - tense (Morris.) Hieron |
Eurythroxylaceae |
Lá có chất cocaine gây nghiện. |
07 |
Đủng đỉnh |
Caryota mitis Lour. |
Arecaceae |
Trái có chất gây ngứa. |
08 |
Gòn |
Ceiba pentendra (l.) Gaertn. |
Bombacaceae |
Nhánh giòn, dễ gãy, trái chín phát tán gây ô nhiễm môi trường. |
09 |
Mã tiền |
Strychnos nux vomica L. |
Loganiaceae |
Hạt có chất strychnine gây độc. |
10 |
Me keo |
Pithecellobim dulce (Roxb.) Benth. |
Mimosaceae |
Thân và cành nhánh có nhiều gai. |
11 |
Sưng Nam Bộ, Son lu |
Semecarpus cochinchinensis Engl. |
Anacardiaceae |
Nhựa cây có chất làm ngứa, lở loét da. |
12 |
Thông thiên |
Thevetia peruviana (Pres.) Merr. |
Apocynaceae |
Hạt, lá, vỏ cây đều có chứa chất độc. |
13 |
Trúc đào |
Nerium oleander L. |
Apocynaceae |
Thân và lá có chất độc. |
14 |
Xiro |
Carissa carandas L. |
Apocynaceae |
Thân và cành nhánh có rất nhiều gai. |
5. Danh mục cây trồng hạn chế:
Danh mục cây trồng hạn chế trên đường phố, công viên, vườn hoa và các khu vực công cộng khác: đây là các loài cây ăn quả, cây tạo ra mùi gây ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường hạn chế trồng nơi công cộng, chỉ được phép trồng theo quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch chuyên ngành cây xanh hoặc dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Stt |
Loài cây |
Họ thực vật |
Ghi chú |
|
Tên VN |
Tên khoa học |
|||
01 |
Bạch đàn (các loại) |
Eucalyptus spp |
Myrtaceae |
Cây cao, tán thưa, nhỏ... ít phát huy tác dụng tạo bóng mát. |
02 |
Dừa |
Cocos nucifera L. |
Arecaceae |
Cây có trái to có thể rụng gây nguy hiểm. |
03 |
Gáo trắng |
Neolamarkia cadamba (Roxb.) Bosser. |
Rubiaceae |
Nhánh giòn, dễ gãy, quả mọng rơi làm ảnh hưởng vệ sinh môi trường. |
04 |
Gáo tròn |
Haldina cordifolia (Roxb.) Ridd. |
Rubiaceae |
Nhánh giòn, dễ gãy, quả mọng rơi ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. |
05 |
Keo lá tràm |
Acacia auriculaeformis A. Cunn. Ex. Benth. |
Mimosaceae |
Nhánh giòn, dễ tét. |
06 |
Keo tai tượng |
Acacia mangium Willd. |
Mimosaceae |
Nhánh giòn, dễ tét. |
07 |
Keo lai |
Acacia mangium x Acacia auriculaeformis. |
Mimosaceae |
Nhánh giòn, dễ tét. |
08 |
Lọ nồi, Đại phong tử |
Hydnocarpus anthelmintica Pierre. Ex. Laness. |
Flacourtiaceae |
Trái to rơi gây nguy hiểm. Hạt có chất trị bệnh phong. |
09 |
Lòng mức lông |
Wrightia pubescen R. Br. spp lanati (BC.) Ngan. |
Apocynaceae |
Nhánh giòn, dễ gãy, trái chín phát tán hạt có lông gây ô nhiễm môi trường. |
10 |
Lòng mức, Thừng mức |
Wrightia annamensis Eb. Et Dub. |
Apocynaceae |
Nhánh giòn, dễ gãy, trái chín phát tán hạt có lông gây ô nhiễm môi trường. |
11 |
Hoa sữa, mò cua |
Alstonia scholaris (L.) R. Br. |
Apocynaceae |
Nhánh giòn, rất dễ gãy. Hoa có mùi hắc, gây khó chịu cho người. |
12 |
Trôm hôi |
Sterculia foetida L. |
Sterculiaceae |
Quả to, hoa có mùi hôi. |
13 |
Trứng cá |
Muntingia calabura L. |
Elaeocarpaceae |
Trẻ em leo trèo hái quả, rụng làm ảnh hưởng vệ sinh đường phố. |
14 |
Các loài cây ăn trái |
|
|
Cây có trái khuyến khích trẻ em leo trèo, trái rụng gây ô nhiễm môi trường. |
CÂY
TRỒNG, CÂY BẢO TỒN, CÂY NGUY HIỂM, CÂY CẤM TRỒNG, CÂY TRỒNG HẠN CHẾ TRÊN ĐƯỜNG
PHỐ, CÔNG VIÊN, VƯỜN HOA VÀ CÁC KHU VỰC CÔNG CỘNG KHÁC THUỘC ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK
NÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2011
của UBND tỉnh Đắk Nông)
Số TT |
Tên cây |
Tên khoa học |
Cây cao (m) |
Đường kính tán (m) |
Hình thức tán |
Dạng lá |
Màu lá xanh |
Kỳ rụng lá trơ cành (tháng) |
Kỳ nở hoa (tháng) |
Màu hoa |
01 |
Ban |
Bauhinia variegatalinn |
6-8 |
3-4 |
tự do |
bản |
nhạt |
11-1 |
12-4 |
tím, trắng |
02 |
Bụt mọc |
Taxodium distichum rich |
10-15 |
5-7 |
tháp |
kim |
sẫm |
2-3 |
4-5 |
xanh hồ thuỷ |
03 |
Bách tán (x) |
Araucaria excelsa r.br |
40 |
4-8 |
tháp |
kim |
sẫm |
|
4-5 |
xanh lam |
04 |
Bàng (x) |
Terminalia ctappa linn |
15-20 |
10 |
phân tầng |
bản |
xanh |
2-3 |
7-8 |
xanh |
05 |
Bàng Đài Loan (x) |
Terminalia mantaly |
7-10 |
|
tháp |
bản |
nhạt |
|
|
|
06 |
Bằng lăng |
Lagerstroemia flosreginae retz |
15-20 |
8-10 |
thuỗn |
bản |
sẫm |
2-3 |
5-7 |
tím hồng |
07 |
Chiêu liêu |
Terminalia tomentosa wight |
15-30 |
8-15 |
trứng |
bản |
vàng |
3-4 |
5-6 |
trắng ngà |
08 |
Chò nâu |
Dipterocarpus tonkinensis chev |
30-40 |
6-10 |
tròn |
bản |
nhạt |
- |
8-9 |
vàng ngà |
09 |
Chuông vàng |
Tabebuia argentea |
5-8 |
|
|
bản |
nhạt |
|
3-5 |
vàng |
10 |
Dầu nước |
Parashrea stellata kur |
35 |
8-10 |
tháp |
bản |
nhạt |
- |
5-6 |
trắng ngà |
11 |
Dáng hương |
Pterocarpus pedatus pierre |
20-25 |
8-10 |
tròn |
bản |
vàng |
3-4 |
- |
vàng |
12 |
Dâu da xoan |
Spondias lakonensis |
6-10 |
6-8 |
tròn |
bản |
nhạt |
2-3 |
4-5 |
trắng ngà |
13 |
Dái ngựa |
Swietenia mahogani jacq |
15-20 |
6-10 |
trứng |
bản |
sẫm |
1-2 |
4-5 |
vàng nhạt |
14 |
Đa búp đỏ (x) |
Ficus elastica roxb |
30-40 |
25 |
tự do |
bản |
sẫm |
|
11 |
vàng |
15 |
Đề (x) |
Ficus religiosa linn |
18-20 |
15-20 |
trứng |
bản |
đỏ |
4 |
5 |
trắng ngà |
16 |
Đa lông (x) |
Ficus pilosa rein |
15-20 |
15-20 |
tự do |
bản |
sẫm |
- |
11 |
vàng ngà |
17 |
Đại (sứ) |
Plumeria rubra L |
10-12 |
|
tròn |
bản |
sẫm |
|
12-7 |
đỏ hồng |
18 |
Hoa anh đào |
Cherry blossom |
|
|
|
|
|
|
1-5 |
Hồng nhạt |
19 |
Hoàng lan |
Michelia champaca linn |
15-20 |
6-8 |
tháp |
bản |
vàng nhạt |
- |
5-6 |
vàng |
20 |
Hoè |
Sophora japonica linn |
15-20 |
7-10 |
trứng |
bản |
sẫm |
- |
5-6 |
vàng |
21 |
Kim giao |
Podocarpus wallichianus C.presl |
10-15 |
6-8 |
tháp |
bản |
|
|
5-6 |
vàng |
22 |
Lộc vừng |
Barringtoria racemosa roxb |
10-12 |
8-10 |
tròn |
bản |
sẫm vàng |
2-3 |
4-10 |
đỏ thẫm |
23 |
Long não |
Cinnamomum camphora nees et ebern |
15-20 |
8-15 |
tròn |
bản |
nhạt |
- |
3-5 |
vàng |
24 |
Lim xẹt (lim vàng ) |
Peltophorum tonkinensis a.chev |
25 |
7-8 |
tròn |
bản |
vàng |
1-3 |
5-7 |
vàng |
25 |
Mai anh đào |
Prunus Cesacoides |
5-7 |
|
nón |
|
|
10-12 |
1-3 |
tím |
26 |
Muồng vàng chanh (bò cạp nước) |
Cassia fistula l. |
15 |
10 |
tròn |
bản |
nhạt |
- |
6-9 |
hoàng yến |
27 |
Muồng hoa đào |
Cassia nodosa linn |
10-15 |
10-15 |
tròn |
bản |
nhạt |
4 |
5-8 |
hồng |
28 |
Mỡ |
Manglietia glauca bl. |
10-12 |
23 |
thuỗn |
bản |
sẫm |
- |
1-2 |
trắng |
29 |
Móng bò tím |
Banhinia purpureaes l. |
8-10 |
4-5 |
tròn |
bản |
nhạt |
- |
8-10 |
tím nhạt |
30 |
Ngọc lan |
Michelia alba de |
15-20 |
5-8 |
thuỗn |
bản |
vàng nhạt |
- |
5-9 |
trắng |
31 |
Ôsaka đỏ, Vông đồng |
Erythrina fusca (Erythrina glauca |
10-20 |
|
tự do |
bản |
sẫm |
|
Quanh năm |
đỏ |
32 |
Phượng tây |
Delonix regia raf |
12-15 |
8-15 |
tự do |
bản |
nhạt |
1-4 |
5-7 |
đỏ |
33 |
Phượng tím |
Jacaranda mimosifolia |
10-15 |
7-10 |
tự do |
bản |
nhạt |
|
4-6 |
tím |
34 |
Sấu |
Dracontomelum mangiferum b.l |
15-20 |
6-10 |
tròn |
bản |
sẫm |
- |
3-5 |
xanh vàng |
35 |
Sao đen |
Hopea odorata roxb |
20-25 |
8-10 |
thuỗn |
bản |
sẫm |
2-3 |
4 |
xanh lục |
36 |
Sung (x) |
Ficus glimeratq roxb |
10-15 |
8-10 |
tự do |
bản |
nhạt |
- |
- |
- |
37 |
Si (x) |
Ficus benjamina linn |
10-20 |
6-8 |
tự do |
bản |
sẫm |
- |
6-7 |
trắng xám |
38 |
Sanh |
Ficus indiaca linn |
15-20 |
6-12 |
tự do |
bản |
sẫm |
- |
6-7 |
- |
39 |
Sò đo cam |
Spathodea campanulata |
10-20 |
|
tháp |
bản |
sẫm |
|
11-4 |
cam |
40 |
Sau sau |
Liquidambar formosana hance |
20-30 |
8-15 |
trứng |
bản |
nhạt vàng |
- |
3-4 |
|
41 |
Tếch |
Tectona graudis linn |
20-25 |
6-8 |
thuỗn |
bản |
vàng |
1-3 |
6-10 |
trắng nâu |
42 |
Thàn mát (sưa) |
Milletia ichthyocthona drake |
15 |
4-7 |
trứng |
bản |
nhạt |
11-1 |
3-4 |
trắng |
43 |
Thàn mát hoa tím |
Milletia ichthyocthona |
10-12 |
3-6 |
thuỗn |
bản |
nhạt |
- |
5-6 |
tím |
44 |
Thông nhựa hai lá |
Pinus merkusili |
30 |
8-10 |
tự do |
kim |
sẫm |
- |
5-6 |
xanh lam |
45 |
Thông đuôi ngựa |
Pinus massoniana |
30-35 |
|
tháp |
kim |
vàng nhạt |
- |
4 |
xanh lam |
46 |
Vông (x) |
Erythrina indica linn |
8-10 |
6-8 |
trứng |
bản |
nhạt |
1-4 |
4-5 |
đỏ |
47 |
Vàng anh |
Saraca dives pierre |
7-12 |
8-10 |
tròn |
bản |
sẫm |
- |
1-3 |
vàng sẫm |
48 |
Xà cừ |
Khaya senegalensis a.Juss |
15-20 |
10-20 |
tự do |
bản |
nhạt |
- |
2-3 |
trắng ngà |
49 |
Viết |
Mimusops elengi L. |
10-15 |
|
tháp |
bản |
sẫm |
|
|
|
Ghi chú:
x: Cây không được trồng trên vỉa hè, dải phân cách đường phố.
Cây được bảo tồn là cây cổ thụ, cây thuộc danh mục loài cây quý hiếm, cây được liệt kê trong danh sách đỏ Việt Nam, cây được công nhận có giá trị lịch sử văn hoá.
Cây nguy hiểm là cây đã đến tuổi già cỗi, cây hoặc một phần của cây dễ gãy đổ gây tai nạn cho người, làm hư hỏng các phương tiện và công trình, cây bị sâu bệnh có nguy cơ gây bệnh trên diện rộng.