ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2199/QĐ-UBND
|
Quảng Nam, ngày 20 tháng 7 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP SỞ, BAN,
NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG (DDCI) THUỘC TỈNH
QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP
ngày 15/5/2018 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia năm 2018 và những năm tiếp theo;
Căn cứ Kế hoạch số 4995/KH-UBND
ngày 18/9/2017 của UBND tỉnh về việc đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, Ban,
ngành và địa phương (DDCI) thuộc tỉnh Quảng Nam năm 2018;
Xét đề nghị của Trung tâm Hành
chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh tại Tờ trình số 459/TTr-TTHCC
ngày 11/6/2018 và Công văn số 583/TTHCC-HTĐN ngày 11/7/2018 (kèm hồ sơ chi tiết
của đơn vị tư vấn),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, Ban,
ngành và địa phương (DDCI) thuộc tỉnh Quảng Nam, gồm:
1. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin;
2. Tính năng động của lãnh đạo;
3. Chi phí thời gian;
4. Chi phí không chính thức;
5. Cạnh tranh bình đẳng;
6. Hỗ trợ doanh nghiệp;
7. Thiết chế pháp lý;
8. Chỉ số ứng dụng công nghệ thông
tin (chính quyền điện tử);
9. Đào tạo lao động;
10. Chỉ số tiếp cận đất đai và ổn
định trong sử dụng đất.
(Chi tiết tiêu chí đánh giá của từng chỉ số thành phần theo phụ lục đính kèm).
* Chỉ số thành
phần đánh giá theo từng nhóm đối tượng:
- Nhóm các Sở, Ban, ngành gồm: Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Sở
Giao thông vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở Thông
tin và Truyền thông, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Trung tâm Hành chính
công và Xúc tiến đầu tư tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu
Lai, Công an tỉnh, Thanh tra tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Cục Hải
quan tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh đánh giá và xếp hạng
theo 9 chỉ số thành phần (từ 1 đến 9).
- Nhóm các huyện, thị xã, thành phố:
Đánh giá và xếp hạng theo 10 chỉ số thành phần (từ 1 đến 10).
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
1. Trung tâm Hành chính công và Xúc
tiến đầu tư tỉnh chịu trách nhiệm:
a) Xây dựng dự toán
kinh phí hằng năm gửi Sở Tài chính thẩm định, trình phê duyệt để tổ chức thực hiện.
b) Hợp đồng trọn
gói với đơn vị tư vấn (Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế
- Xã hội Đà Nẵng) để thực hiện việc khảo sát, đánh giá
DDCI của tỉnh năm 2018.
c) Phối hợp với
đơn vị tư vấn và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu việc điều chỉnh, bổ
sung Bộ chỉ số DDCI của tỉnh; xây dựng tiêu chí đánh giá của từng chỉ số đảm
bảo phù hợp với từng giai đoạn và tình hình thực tế.
d) Đầu mối phối hợp, hỗ trợ, cung cấp thông tin cần thiết để đơn vị tư vấn hoàn thành tốt công việc được giao.
đ) Tiếp nhận kết quả đánh giá, xếp hạng các cơ quan, đơn vị và dữ
liệu có liên quan từ đơn vị tư vấn; chủ trì thẩm định, tổng hợp, báo cáo UBND
tỉnh xem xét quyết định và tổ chức công bố công khai theo quy định.
2. Các Sở, Ban, ngành liên quan, UBND
các huyện, thị xã, thành phố: Cung cấp danh sách đối tượng được khảo sát đang
hoạt động thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách; phối hợp với
đơn vị tư vấn và các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá
trình triển khai thực hiện kế hoạch đánh giá Bộ chỉ số DDCI của tỉnh.
3. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Liên
minh Hợp tác xã tỉnh, Cục Thống kê tỉnh và Chi cục Thống kê các huyện, thị xã,
thành phố: Phối hợp với đơn vị tư vấn trong việc khảo sát, lấy ý kiến doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư
tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng,
Công Thương, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh
và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài chính, Thông tin và
Truyền thông, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế mở
Chu Lai, Giám đốc Công an tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh,
Cục trưởng Cục Hải Quan tỉnh, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh; Giám đốc Bảo hiểm
xã hội tỉnh, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị
xã, thành phố; Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng; chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn
vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
ký./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Phòng TM&CN Việt Nam;
- TT TU, HĐND, UBMTTQVN tỉnh;
- Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Đài PT-TH Quảng Nam;
- Báo Quảng Nam;
- CPVP;
- Lưu: VT, KTN, KTTH, TH, KGVX, NC.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Tân
|
PHỤ LỤC
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CỦA TỪNG CHỈ SỐ THÀNH PHẦN DDCI
(Kèm theo Quyết định số 2199/QĐ-UBND
ngày 20/7/2018 của UBND tỉnh)
I. CHỈ SỐ THÀNH PHẦN 1 - TÍNH MINH BẠCH VÀ TIẾP CẬN THÔNG TIN
1. Khả năng cung cấp thông tin,
tài liệu của Sở, Ban, ngành, địa phương.
a) Khả năng cung cấp các kế hoạch,
quy hoạch phát triển ngành của Sở, Ban, ngành, địa phương.
b) Khả năng cung cấp các văn bản quy
phạm pháp luật của Sở, Ban, ngành, địa phương.
c) Khả năng cung cấp các thông tin về
chính sách ưu đãi.
d) Khả năng cung cấp các biểu mẫu thủ
tục hành chính.
đ) Phí, lệ phí được công khai tại hệ
thống một cửa.
e) Thông tin về chính sách, quy định
mới được tuyên truyền, phổ biến kịp thời cho doanh nghiệp.
g) Cần có mối quan hệ với cơ quan nhà
nước để tiếp cận các thông tin, tài liệu.
2. Tính cởi mở.
a) Vai trò của
các Hiệp hội doanh nghiệp trong xây dựng và phản biện các chính sách, quy định
của pháp luật.
b) Tỷ lệ doanh nghiệp truy cập
website của Sở, Ban, ngành, địa phương để tìm kiếm thông tin.
c) Thông tin trên website đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
d) Độ mở và chất lượng website của
Sở, Ban, ngành, địa phương.
II. CHỈ SỐ THÀNH PHẦN 2 - TÍNH NĂNG ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO
1. Ảnh hưởng của lãnh đạo Sở, Ban,
ngành, địa phương đến công tác cải cách thủ tục hành chính.
2. Hành động của lãnh đạo Sở, Ban, ngành, địa phương để giải quyết các vấn đề
vướng mắc của doanh nghiệp.
3. Sự lắng nghe và tiếp thu của lãnh
đạo Sở, Ban, ngành, địa phương đối với các ý kiến, góp ý của doanh nghiệp.
III. CHỈ SỐ THÀNH PHẦN 3 - CHI PHÍ THỜI GIAN
1. Dịch vụ một cửa.
a) Quy trình và thủ tục.
b) Thời gian giải quyết thủ tục hành
chính theo quy định của pháp luật hiện hành.
c) Chuyên môn, khả năng tác nghiệp
của cán bộ.
d) Số lượng thủ tục, giấy tờ.
đ) Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tuyến.
2. Hoạt động thanh, kiểm tra.
a) Số giờ làm việc bình quân cho mỗi
lần thanh, kiểm tra.
b) Sự cản trở của hoạt động thanh,
kiểm tra đến hoạt động kinh doanh bình thường của doanh
nghiệp.
c) Nội dung thanh, kiểm tra.
IV. CHỈ SỐ THÀNH PHẦN 4 - CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC
1. Chi phí không chính thức ở mức
chấp nhận được.
2. Tình trạng nhũng nhiễu khi giải
quyết các thủ tục cho doanh nghiệp tại Sở, Ban, ngành, địa phương.
3. Cần có các chi phí không chính
thức để công việc được giải quyết như mong muốn.
V. CHỈ SỐ THÀNH PHẦN 5 - CẠNH TRANH BÌNH ĐẲNG
1. Bình đẳng trong tiếp cận thông tin.
2. Bình đẳng trong các chính sách ưu
đãi.
3. Bình đẳng trong giải quyết thủ tục
hành chính.
4. Bình đẳng trong giải quyết khó
khăn.
5. Sự bất bình đẳng gây khó khăn cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
VI. CHỈ SỐ THÀNH PHẦN 6 - HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP
1. Hỗ trợ tập huấn, phổ biến chính
sách, quy định pháp luật.
2. Tổ chức đối thoại giữa Sở, Ban,
ngành, địa phương với doanh nghiệp.
3. Hỗ trợ tư vấn pháp lý.
4. Hỗ trợ tư vấn tiếp cận thông tin
thị trường.
5. Hỗ trợ về tài chính trong việc xây
dựng và triển khai các dự án đầu tư.
VII.
CHỈ SỐ THÀNH PHẦN 7 - THIẾT CHẾ PHÁP LÝ
1. Công tác thi hành, thực thi
pháp luật.
a) Thực thi văn
bản pháp luật nhất quán giữa các nhóm đối tượng
b) Thực thi văn bản pháp luật nghiêm
minh, theo đúng quy trình, quy định.
c) Thương lượng với cán bộ là cần
thiết khi làm việc với Sở, Ban, ngành, địa phương.
2. Công tác giải quyết phản ánh,
kiến nghị.
a) Tỷ lệ các phản ánh, kiến nghị được
giải quyết.
b) Phản ánh, kiến nghị của doanh
nghiệp được giải quyết thỏa đáng.
3. Hoạt động soạn thảo, tham mưu
xây dựng các văn bản pháp luật.
a) Văn bản pháp luật được điều chỉnh
phù hợp và kịp thời với thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Thời gian văn bản quy phạm pháp
luật có hiệu lực gấp khiến doanh nghiệp bị động.
VIII. CHỈ SỐ THÀNH PHẦN 8 - CHỈ SỐ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN (CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ)
1. Điểm số và thứ hạng trong Chỉ
số ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh.
2. Ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ngành.
a) Dịch vụ hỏi, đáp trực tuyến trên
website.
b) Ứng dụng công
nghệ thông tin tại bộ phận một cửa.
c) Hệ thống cơ sở dữ liệu mở về các
văn bản pháp luật, quy định, chính sách chuyên ngành dành cho doanh nghiệp.
d) Thông báo, tuyên truyền văn bản
pháp luật trực tiếp cho doanh nghiệp thông qua các phương tiện điện tử.
IX. CHỈ SỐ THÀNH PHẦN 9 - ĐÀO TẠO
LAO ĐỘNG
1. Tập huấn nâng cao nghiệp vụ, bồi
dưỡng kỹ năng nghề cho doanh nghiệp.
2. Hiệu quả của các khóa tập huấn.
3. Tham mưu xây dựng, ban hành các
chính sách giúp nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp.
X. CHỈ SỐ THÀNH PHẦN 10 - CHỈ SỐ
TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI VÀ ỔN ĐỊNH TRONG SỬ DỤNG ĐẤT (Chỉ
dùng để tính điểm, xếp hạng ở các huyện, thị
xã, thành phố; đối với Sở, Ban, ngành, chỉ
dùng để đánh giá mức độ điều hành của
cơ quan nhà nước và để so sánh sự tiến bộ qua các năm nhưng không tính điểm và không dùng để xếp hạng).
1. Khả năng tiếp cận các quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
2. Cản trở về mặt bằng kinh doanh.
3. Khó khăn khi thực hiện các thủ tục
hành chính về đất đai tại Sở, Ban, ngành, địa phương.
4. Doanh nghiệp đánh giá rủi ro khi
sử dụng đất (như rủi ro bị thu hồi đất, thay đổi quy hoạch...),
5. Mức bồi thường nếu bị thu hồi mặt
bằng kinh doanh.