Quyết định 2190/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi số ca bệnh Covid-19 đang điều trị trên địa bàn tỉnh Bình Phước dưới 1.000 ca
Số hiệu | 2190/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 29/08/2021 |
Ngày có hiệu lực | 29/08/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Phước |
Người ký | Trần Tuệ Hiền |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2190/QĐ-UBND |
Bình Phước, ngày 29 tháng 8 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;
Căn cứ Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ công bố dịch Covid-19;
Căn cứ Quyết định số 277/QĐ-BCĐQG ngày 08/7/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 phê duyệt Phương án đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi có 30.000 người mắc Covid-19;
Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 05/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống diễn biến của dịch Covid-19;
Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 224/TTr-SYT ngày 25/8/2021,
QUYẾT ĐỊNH:
|
CHỦ TỊCH |
ĐẢM
BẢO CÔNG TÁC Y TẾ ĐỐI VỚI TÌNH HUỐNG KHI SỐ CA BỆNH COVID-19 ĐANG ĐIỀU TRỊ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC DƯỚI 1.000 CA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2190/QĐ-UBND ngày 29/8/2021 của UBND tỉnh
Bình Phước)
I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VÀ DỰ BÁO
Tính đến 14h00 ngày 27/8/2021, tỉnh Bình Phước ghi nhận 408 ca dương tính với SARS-CoV-2. Xuất hiện tại 11/11 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh. Có 234 ca khỏi bệnh ra viện, hiện còn điều trị 172 ca và có 02 ca tử vong. Số ca ghi nhận trung bình: 08 ca/ngày, ngày cao nhất: 22 ca, thấp nhất 02 ca.
Bình Phước có đường biên giới dài 258,939km tiếp giáp với Vương quốc Campuchia, là cửa ngõ giao thương giữa khu vực Đông Nam bộ với Tây Nguyên; giáp ranh với nhiều tỉnh đang có tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Do đó, Bình Phước được xác định là địa phương hội tụ nhiều các yếu tố bất lợi, có nguy cơ cao dịch bệnh xâm nhập và bùng phát.
Nhận định và dự báo tình hình dịch tại địa phương:
Nguy cơ gia tăng các trường hợp mắc mới, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng tại Bình Phước nếu không thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch với một số nguyên nhân: Các trường hợp mắc mới, đặc biệt từ các đối tượng về từ các tỉnh lân cận; lây nhiễm do sự chủ quan, lơ là với phòng, chống dịch của một số địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân; việc kiểm soát trong khu cách ly tập trung và bàn giao, tiếp tục theo dõi sau khi kết thúc cách ly tập trung tại một số địa phương, đơn vị chưa tốt; chủng vi rút biến thể, lây lan nhanh, khó lường.
Trong tình huống xấu nhất có thể ghi nhận gần 1.000 ca dương tính trong quý III, quý IV/2021, với tỷ lệ dự báo: Khoảng 50% số ca mức độ không triệu chứng, 33% số ca mức độ nhẹ, 11% số ca mức độ vừa, 6% số ca mức độ nặng và mức độ nguy kịch.
- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;
- Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV;
- Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch Covid-19;
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2190/QĐ-UBND |
Bình Phước, ngày 29 tháng 8 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;
Căn cứ Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ công bố dịch Covid-19;
Căn cứ Quyết định số 277/QĐ-BCĐQG ngày 08/7/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 phê duyệt Phương án đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi có 30.000 người mắc Covid-19;
Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 05/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống diễn biến của dịch Covid-19;
Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 224/TTr-SYT ngày 25/8/2021,
QUYẾT ĐỊNH:
|
CHỦ TỊCH |
ĐẢM
BẢO CÔNG TÁC Y TẾ ĐỐI VỚI TÌNH HUỐNG KHI SỐ CA BỆNH COVID-19 ĐANG ĐIỀU TRỊ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC DƯỚI 1.000 CA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2190/QĐ-UBND ngày 29/8/2021 của UBND tỉnh
Bình Phước)
I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VÀ DỰ BÁO
Tính đến 14h00 ngày 27/8/2021, tỉnh Bình Phước ghi nhận 408 ca dương tính với SARS-CoV-2. Xuất hiện tại 11/11 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh. Có 234 ca khỏi bệnh ra viện, hiện còn điều trị 172 ca và có 02 ca tử vong. Số ca ghi nhận trung bình: 08 ca/ngày, ngày cao nhất: 22 ca, thấp nhất 02 ca.
Bình Phước có đường biên giới dài 258,939km tiếp giáp với Vương quốc Campuchia, là cửa ngõ giao thương giữa khu vực Đông Nam bộ với Tây Nguyên; giáp ranh với nhiều tỉnh đang có tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Do đó, Bình Phước được xác định là địa phương hội tụ nhiều các yếu tố bất lợi, có nguy cơ cao dịch bệnh xâm nhập và bùng phát.
Nhận định và dự báo tình hình dịch tại địa phương:
Nguy cơ gia tăng các trường hợp mắc mới, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng tại Bình Phước nếu không thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch với một số nguyên nhân: Các trường hợp mắc mới, đặc biệt từ các đối tượng về từ các tỉnh lân cận; lây nhiễm do sự chủ quan, lơ là với phòng, chống dịch của một số địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân; việc kiểm soát trong khu cách ly tập trung và bàn giao, tiếp tục theo dõi sau khi kết thúc cách ly tập trung tại một số địa phương, đơn vị chưa tốt; chủng vi rút biến thể, lây lan nhanh, khó lường.
Trong tình huống xấu nhất có thể ghi nhận gần 1.000 ca dương tính trong quý III, quý IV/2021, với tỷ lệ dự báo: Khoảng 50% số ca mức độ không triệu chứng, 33% số ca mức độ nhẹ, 11% số ca mức độ vừa, 6% số ca mức độ nặng và mức độ nguy kịch.
- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;
- Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV;
- Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch Covid-19;
- Quyết định số 3416/QĐ-BYT ngày 14/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2);
- Căn cứ Quyết định số 277/QĐ-BCĐQG ngày 08/7/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 phê duyệt Phương án đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi có 30.000 người mắc Covid-19;
- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 05/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống diễn biến của dịch bệnh Covid-19.
1. Mục đích
Kiểm soát tốt tình hình, kịp thời ứng phó với mọi tình huống, kịp thời phát hiện các ổ dịch để sớm ngăn chặn; không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng; hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong.
2. Yêu cầu
- Kiên định, thực hiện tốt các phương châm “Ngăn chặn, hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm; phát hiện sớm, cách ly các trường hợp nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh; điều tra dịch tễ, phân loại, sàng lọc, cách ly chặt chẽ; khoanh vùng, dập dịch; điều trị tích cực, kịp thời và hiệu quả”; triển khai thực hiện nghiêm quy định 5K, thực hiện hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”, tiêm vắc xin phòng bệnh và ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch.
- Các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải thực hiện nhiệm vụ thực chất, hiệu quả; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và Nhân dân tham gia vào cuộc; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện ở cấp huyện, cấp xã.
1. Kiểm soát chặt sự lây lan dịch bệnh từ bên ngoài; thiết lập, bảo đảm hoạt động hiệu quả của các chốt kiểm soát; tạo lập vành đai để ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập.
2. Tập trung công tác khoanh vùng, truy vết, cách ly, điều trị.
3. Thực hiện giãn cách xã hội đối với cấp xã theo các mức nguy cơ dịch bệnh: “Bình thường mới”, “Nguy cơ”, “Nguy cơ cao” và “Nguy cơ rất cao”.
4. Nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ Covid-19 cộng đồng, Tổ an toàn Covid trong doanh nghiệp, đảm bảo thực chất, hiệu quả; huy động lực lượng xung kích, tình nguyện tham gia công tác tiếp nhận thông tin của người dân liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để hỗ trợ công tác lấy mẫu xét nghiệm, khoanh vùng, truy vết; cấp cứu, tư vấn tâm lý; tổ chức tuyên truyền, hỗ trợ vận chuyển, cung cấp hàng hóa, lương thực, thực phẩm vào khu vực cách ly, phong toả...vận động Nhân dân tham gia phòng, chống dịch.
5. Điều trị theo mô hình tháp 03 tầng và nguyên tắc 04 tại chỗ hướng đến điều trị bệnh nhân Covid-19 thể nặng và nguy kịch, hạn chế tối đa tử vong. Xây dựng khu điều trị bệnh nhân tại mỗi Trung tâm Y tế cấp huyện từ 20 đến 100 giường; Bệnh viện dã chiến khu vực với năng lực tổng cộng 1.000 giường. Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 mức độ nặng, nguy kịch đảm bảo đáp ứng 60 giường; hoạt động sau 24 giờ khi có lệnh kích hoạt.
6. Tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 đảm bảo nhanh chóng, tuyệt đối an toàn, thực hiện đúng các quy định, hướng dẫn về đối tượng ưu tiên; tranh thủ tiếp cận nguồn vắc xin để tỷ lệ dân số được tiêm vắc xin phấn đấu đạt từ 95% trở lên vào cuối năm 2021 (nếu được cung cấp đầy đủ vắc xin).
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
- Chấp hành nghiêm chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các cấp. Ban Chỉ đạo các cấp thường trực 24/24 giờ, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 sát với thực tế diễn biến tình hình dịch bệnh; cập nhật, báo cáo thường xuyên về tình hình dịch bệnh Covid-19.
- Xác định mức độ nguy cơ dịch bệnh: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh đánh giá mức độ nguy cơ dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
- Ban Chỉ đạo các cấp chỉ đạo triển khai các phương án duy trì dịch vụ thiết yếu, đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh ở cấp độ cao nhất.
- Sở Y tế triển khai các chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh và điều phối phương án xét nghiệm, cách ly, điều trị... dưới 1.000 ca bệnh F0.
2. Kiểm soát chặt sự xâm nhập dịch bệnh từ bên ngoài
- Trên tuyến đường bộ: Tiếp tục duy trì 41 chốt kiểm soát liên ngành (05 chốt cấp tỉnh, 13 chốt cấp huyện, 23 chốt cấp xã) tại các khu vực giáp ranh với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đắk Nông để kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện ra, vào tỉnh.
- Trên tuyến biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở: Tăng cường tuần tra, kiểm soát biên giới, tuyệt đối không để xảy ra nhập cảnh trái phép vào địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép, tổ chức nhập cảnh trái phép, sử dụng người lao động là người nhập cảnh trái phép.
- Yêu cầu thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế; bắt buộc người dân đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, trên các phương tiện giao thông công cộng; hạn chế tập trung đông người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc.
3. Công tác khoanh vùng, truy vết, cách ly
- Các Tổ truy vết thực hiện truy vết “thần tốc” khi phát hiện các trường hợp mắc bệnh, các trường hợp tiếp xúc với trường hợp mắc bệnh, các trường hợp đi về từ khu vực có dịch.
- Triển khai xét nghiệm sàng lọc cộng đồng: Đẩy mạnh tốc độ lấy mẫu xét nghiệm, tốc độ xét nghiệm, thực hiện các xét nghiệm gộp mẫu, đa dạng hóa các phương pháp xét nghiệm, đảm bảo năng lực 62.000 mẫu gộp/ngày, thời gian trả lời 12 giờ sau khi nhận mẫu; mở rộng thêm các cơ sở xét nghiệm tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức các hình thức cách ly phù hợp đối với các trường hợp tiếp xúc với ca mắc (cách ly tập trung, tại nhà, cơ sở lưu trú, công ty, khu công nghiệp...). Tùy thuộc diễn biến tình hình dịch bệnh có thể cách ly F0 không triệu chứng và F1 tại nhà, nơi lưu trú...
- Quản lý chặt chẽ các cơ sở cách ly tập trung; thực hiện nghiêm túc các quy định về cách ly, không để lây nhiễm chéo trong khu cách ly và lây nhiễm ra ngoài khu cách ly.
4. Thực hiện giãn cách xã hội đối với cấp xã theo các mức nguy cơ dịch bệnh
- Tổ chức đánh giá thường xuyên và dự báo nguy cơ theo 4 mức “Nguy cơ rất cao” (màu đỏ), “Nguy cơ cao” (màu cam), “Nguy cơ” (màu vàng), “Bình thường mới” (màu xanh) cho từng địa bàn; có tính tới các yếu tố khu vực liên xã, liên huyện, liên tỉnh theo hướng dẫn tại Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/05/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 về quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch Covid-19.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch, cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh lên bản đồ chống dịch (nguyco.antoancovid.vn). Đảm bảo việc kiểm soát ra, vào các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp... hằng ngày thông qua mã QR, sử dụng một trong các phần mềm: Tờ khai y tế (VHD); NCOVI; Bluezone; cập nhật mức độ an toàn Covid-19 các khu vực lên trang nguyco.antoancovid.vn.
5. Nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ Covid-19 cộng đồng, Tổ an toàn Covid
Nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ Covid-19 cộng đồng tại các khu dân cư, Tổ an toàn Covid trong doanh nghiệp, đảm bảo thực chất, hiệu quả; huy động lực lượng xung kích, tình nguyện tham gia công tác tiếp nhận thông tin của người dân liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để hỗ trợ công tác lấy mẫu xét nghiệm, khoanh vùng, truy vết, cấp cứu, tư vấn tâm lý, tổ chức tuyên truyền, hỗ trợ vận chuyển, cung cấp hàng hóa, lương thực, thực phẩm vào khu vực cách ly, phong tỏa; vận động Nhân dân tham gia phòng, chống dịch...
6.1. Thực trạng hệ thống khám, chữa bệnh
- Hiện tại trên địa bàn tỉnh có tổng số 20 cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh và tuyến huyện. Tuyến tỉnh bao gồm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh (02). Tuyến huyện bao gồm: 10 Trung tâm Y tế cấp huyện (hai chức năng), 01 bệnh viện tư nhân (Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước), Bệnh viện Quân Dân Y 16, Bệnh xá Công an tỉnh, Bệnh xá K23 và 04 Bệnh viện ngành Cao su.
- Toàn ngành Y tế có 3.788 cán bộ, công nhân viên. Nhân lực thực hiện công tác khám chữa bệnh: 707 bác sĩ. Trong đó chuyên khoa hồi sức tích cực: 30 bác sĩ, 70 điều dưỡng.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Cơ bản đảm bảo hoạt động cho 2.537 giường thực kê trong toàn ngành.
6.2. Thiết lập hệ thống thu dung, cách ly điều trị bệnh nhân Covid-19 như sau:
6.2.1. Nguyên tắc:
- Phân tầng thu dung, cách ly điều trị: Theo ước tính tại Quyết định số 3416/QĐ-BYT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2) với 1.000 ca bệnh được phân tầng thu dung, điều trị như sau:
+ Tầng 1: Thu dung, điều trị F0 mức độ không triệu chứng, dự kiến khoảng 50% tổng số F0 tương đương 500 ca.
+ Tầng 2: Thu dung, điều trị F0 mức độ nhẹ 330 ca (chiếm 33%), mức độ vừa 110 ca (chiếm 11%).
+ Tầng 3: Thu dung, điều trị bệnh nhân mức độ nặng và mức độ nguy kịch dự kiến 60 ca (chiếm 6%).
- Bố trí các cơ sở thu dung, cách ly điều trị theo vùng:
+ Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Thu dung, điều trị các ca bệnh nhân Covid-19 mức độ nặng và mức độ nguy kịch trên địa bàn tỉnh với 20 giường hiện tại và khả năng nâng lên 54 giường khi cần thiết.
+ Bệnh viện dã chiến huyện Đồng Phú là đơn vị thu dung điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 với công suất 150 giường, trong đó có 20 giường bệnh mức độ nặng. Thu dung bệnh nhân mức độ không triệu chứng, mức độ nhẹ và mức độ vừa khu vực huyện Đồng Phú và toàn tỉnh.
+ Bệnh viện dã chiến thành phố Đồng Xoài: Có quy mô 180 giường, thu dung điều trị bệnh nhân mức độ không triệu chứng và mức độ nhẹ cho thành phố Đồng Xoài, huyện Phú Riềng, một phần huyện Đồng Phú (các xã giáp ranh với thành phố Đồng Xoài).
+ Chuẩn bị Bệnh viện dã chiến khu vực thị xã Phước Long: Quy mô 200 giường thu dung bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng, mức độ nhẹ và mức độ vừa cho khu vực 03 huyện, thị xã (Phước Long, Bù Đốp, Bù Gia Mập).
+ Chuẩn bị Bệnh viện dã chiến số 1 (trên địa bàn thành phố Đồng Xoài); Quy mô 210 giường bệnh có khả năng thu dung bệnh nhân Covid-19 mức độ không triệu chứng, mức độ nhẹ, mức độ vừa và mức độ nặng từ tất cả các huyện/thị xã trong tỉnh.
+ Các khu điều trị tại Trung tâm Y tế tuyến huyện với khả năng thu dung 325 bệnh nhân Covid-19 từ mức độ không triệu chứng, mức độ nhẹ và mức độ vừa.
+ Các khu điều trị tại Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh và Công an tỉnh khả năng thu dung 85 bệnh nhân Covid-19 từ mức độ không triệu chứng, mức độ nhẹ và mức độ vừa.
6.2.2. Về điều phối, phân tầng điều trị:
a) Định mức nhân lực chung:
- Khu vực điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch (dự kiến có 60 ca/1.000 ca F0): Bố trí 01 bác sĩ hồi sức tích cực/10 bệnh nhân; 01 bác sĩ chuyên ngành nội khoa, 03 điều dưỡng hồi sức tích cực, 02 điều dưỡng nội khoa/10 bệnh nhân nặng nguy kịch/01 ca làm việc.
- Khu vực điều trị bệnh nhân mức độ nhẹ và mức độ vừa (dự kiến có 110 ca mức độ vừa và 330 ca mức độ nhẹ/1.000 ca F0): 0,5 bác sĩ; 01 điều dưỡng/10 bệnh nhân.
- Khu vực bệnh nhân không triệu chứng (dự kiến có 500 ca): 0,5 bác sĩ; 01 điều dưỡng/10 bệnh nhân.
b) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị điều trị như sau:
(1) Bệnh viện Đa khoa tỉnh: 54 giường bệnh nhân nặng, nguy kịch
- Nhiệm vụ: Thu dung, cách ly điều trị các trường hợp là ca bệnh nặng, nguy kịch trên địa bàn toàn tỉnh.
- Nhân lực quản lý, điều hành: Giám đốc và các Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Nhu cầu cần đáp ứng cho điều trị 54 ca bệnh nặng (05 ca nguy kịch cần thở máy, lọc máu; 49 ca bệnh nặng cần thở ô xy gọng kính):
- Nhân lực: Sử dụng nhân lực hiện có của Bệnh viện, phân công cụ thể như sau:
+ 12 bác sĩ, 45 điều dưỡng; 08 dược sỹ và cận lâm sàng; 12 nhân lực hỗ trợ cho khu vực điều trị hồi sức tích cực 05 bệnh nhân rất nặng, nguy kịch (thở máy, lọc máu, thực hiện thành thạo các kỹ thuật hồi sức tích cực).
+ 40 bác sĩ, 120 điều dưỡng; 15 dược sỹ và cận lâm sàng; 24 nhân lực hỗ trợ cho khu vực điều trị 49 bệnh nhân nặng.
Ngoài ra, bố trí các kíp thường trú chuyên khoa Ngoại, Chấn thương, Tim mạch, Sản, Nhi, Mắt, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt sẵn sàng hỗ trợ, hội chẩn.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
+ Sắp xếp, bố trí khu vực điều trị thành Khu vực điều trị bệnh nhân nguy kịch (02 bệnh nhân), Khu vực điều trị bệnh nhân nặng (18 bệnh nhân), Khu vực phẫu thuật, đỡ đẻ và khu vực hậu cần cho nhân viên y tế nghỉ ngơi sau ca làm việc. Các khu vực còn lại bố trí như hiện trạng Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
+ Đảm bảo thiết bị đầu cuối cho đường ra khí ô xy, khí nén phục vụ thở máy; bồn ô xy để đảm bảo dự trữ đủ cung cấp cho bệnh nhân thở máy.
+ Sử dụng toàn bộ trang thiết bị hiện có của Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
(2) Bệnh viện dã chiến số 1 (210 giường):
- Nhiệm vụ: Thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 mức độ nhẹ, vừa và nặng trên toàn tỉnh. Chuyển những ca bệnh nguy kịch về Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
- Nhân lực:
+ Nhân lực quản lý, điều hành: Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh và 01 Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
+ 27 bác sĩ, 54 điều dưỡng; 20 dược sỹ và cận lâm sàng; 70 nhân lực hỗ trợ cho khu vực điều trị 180 bệnh nhân nhẹ và vừa.
+ 06 bác sĩ, 30 điều dưỡng; 10 dược sỹ và cận lâm sàng; 20 nhân lực hỗ trợ cho khu vực điều trị 20 bệnh nhân nặng.
+ Sở Y tế điều động, biệt phái, phân bổ nhân lực y tế từ các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh (180 người); tình nguyện viên và lực lượng cán bộ y tế trong tỉnh, lực lượng khác, cụ thể: Bệnh viện Đa khoa tỉnh: 100 người; Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh: 32 người; Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh: 18 người; Trung tâm Pháp Y tỉnh: 04 người; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm: 02 người; Sở Y tế: 03 người; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật: 15 người; Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm: 06 người và các lực lượng khác.
(3) Bệnh viện dã chiến tại Trung tâm Y tế huyện Đồng Phú (150 giường)
- Sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực của Trung tâm Y tế huyện Đồng Phú, bố trí sắp xếp thành các khu vực cách ly, điều trị bệnh nhân Covid-19 với công suất khoảng 150 giường.
- Nhiệm vụ: Thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng, mức độ nhẹ, vừa và mức độ nặng tại khu vực huyện Đồng Phú và toàn tỉnh.
* Nhân lực:
- Nhân lực quản lý, điều hành: Giám đốc và các Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đồng Phú.
- 06 bác sĩ, 30 điều dưỡng; 10 dược sỹ và cận lâm sàng; 20 nhân lực hỗ trợ cho khu vực điều trị 20 bệnh nhân nặng.
- 20 bác sĩ, 39 điều dưỡng; 10 dược sỹ và cận lâm sàng; 40 nhân lực hỗ trợ cho khu vực điều trị 130 bệnh nhân không triệu chứng, nhẹ và vừa.
- Trung tâm Y tế huyện Đồng Phú: 84 cán bộ, nhân viên, trong đó có 18 bác sĩ.
- Sở Y tế điều động:
+ Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước (03 người): 01 bác sỹ nội khoa, 02 điều dưỡng.
+ Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh (03 người): 01 bác sỹ y học cổ truyền, 01 kỹ thuật viên xét nghiệm, 01 kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh.
- Sở Y tế bố trí điều động, phân bổ nhân lực từ các cơ sở y tế trong tỉnh khi nhu cầu điều trị bệnh nhân tăng cao.
(4) Bệnh viện dã chiến thành phố Đồng Xoài (180 giường)
- Nhiệm vụ: Thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 mức độ không triệu chứng, mức độ nhẹ và vừa tại khu vực thành phố Đồng Xoài và huyện Phú Riềng, một phần huyện Đồng Phú (các xã giáp ranh với thành phố Đồng Xoài về hướng Bù Đăng). Chuyển những ca bệnh có nguy cơ diễn biến nặng về Bệnh viện dã chiến số 1.
- Nhân lực quản lý, điều hành: Giám đốc và các Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Đồng Xoài.
- 27 bác sĩ, 54 điều dưỡng; 20 dược sỹ và cận lâm sàng; 80 nhân lực hỗ trợ cho khu vực điều trị 180 bệnh nhân không triệu chứng, nhẹ và vừa.
- Nhân lực theo bộ phận: Phân bổ cán bộ, nhân viên cụ thể theo các khu của Trung tâm Y tế thành phố Đồng Xoài. Tổng số nhân lực hiện có của Trung tâm Y tế thành phố Đồng Xoài: 84 người. Tùy theo số lượng bệnh nhân thực tế, Giám đốc điều tiết, phân bổ nhân lực phù hợp.
- Sở Y tế điều động, phân bổ nhân lực từ các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh; tình nguyện viên và lực lượng cán bộ y tế trong tỉnh:
+ 01 đội gồm 01 bác sỹ và 02 điều dưỡng, y sỹ của Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh.
+ 01 đội gồm 01 bác sỹ và 02 điều dưỡng, y sỹ của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh.
+ 01 đội gồm 01 bác sỹ và 02 nhân viên y tế của Trung tâm Pháp Y tỉnh.
+ Tình nguyện viên và lực lượng khác.
(5) Bệnh viện dã chiến khu vực thị xã Phước Long (200 giường)
- Nhiệm vụ: Thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 mức độ không triệu chứng, mức độ nhẹ và vừa cho khu vực 03 huyện, thị xã (Phước Long, Bù Đốp, Bù Gia Mập). Chuyển những ca bệnh có nguy cơ diễn biến nặng về Bệnh viện dã chiến số 1.
- Nhân lực quản lý, điều hành: Giám đốc và các Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Phước Long.
- 30 bác sĩ, 60 điều dưỡng; 25 dược sỹ và cận lâm sàng; 85 nhân lực hỗ trợ cho khu vực điều trị 200 bệnh nhân không triệu chứng, nhẹ và vừa.
- Nhân lực theo bộ phận: Phân bổ cán bộ, nhân viên cụ thể theo các khu của Bệnh viện dã chiến. Tổng số nhân lực hiện có của Trung tâm Y tế thị xã Phước Long: 233 người (số lượng nhân sự tham gia Bệnh viện dã chiến là 100 người).
- Tùy theo số lượng bệnh nhân thực tế và công suất sử dụng giường bệnh tại Bệnh viện dã chiến, Giám đốc Bệnh viện dã chiến điều tiết, phân bổ nhân lực phù hợp đảm bảo hoạt động của Bệnh viện dã chiến.
- Khi số lượng bệnh nhân thu dung tăng cao (vượt quá 100 ca), Giám đốc Sở Y tế phối hợp Chủ tịch UBND các huyện: Bù Đốp, Bù Gia Mập... điều động, tăng cường nhân viên y tế đến hỗ trợ.
- Ngoài ra còn có nhân lực của lực lượng Công an, Quân sự, tình nguyện viên là lực lượng đoàn viên thanh niên, giáo viên tham gia phục vụ hậu cần cho khu cách ly.
(6) Các đơn vị điều trị khác trên địa bàn toàn tỉnh
* Các giải pháp chung:
- Thực hiện các quy định bảo đảm an toàn tại cơ sở khám chữa, bệnh theo Bộ tiêu chí bệnh viện an toàn trong phòng, chống Covid-19.
- Duy trì Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 tại đơn vị đảm bảo theo đúng các hướng dẫn cách ly, điều trị của Bộ Y tế, chuyển tuyến điều trị bệnh nhân Covid-19 theo đúng phân tầng của Sở Y tế.
- Chỉ duy trì 50% công suất điều trị nội trú để dành nguồn lực cho phòng, chống dịch, có giải pháp giãn cách các khu vực tập trung đông người bệnh (Triển khai đặt lịch khám bệnh online, lịch khám qua điện thoại, khám chữa bệnh từ xa; tăng cường điều trị ngoại trú, khám và phát thuốc ngoại trú 2-3 tháng cho người bệnh...).
- Tiếp tục thực hiện cấp cứu người bệnh kịp thời, duy trì hoạt động khám, chữa bệnh, cho nhân dân trên địa bàn. Thường xuyên rút kinh nghiệm công tác điều trị, cập nhật hướng dẫn, phác đồ chẩn đoán, điều trị; xử trí các sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.
- Sàng lọc, phân luồng người bệnh và lấy mẫu gửi xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với người nghi nhiễm theo quy định.
- Kiểm soát tối đa nguy cơ, kiên quyết không để lây nhiễm chéo trong đơn vị.
- Sẵn sàng hỗ trợ nhân lực; vật tư trang thiết bị cho các đơn vị được phân công thu dung, điều trị và cách ly bệnh nhân Covid-19; bố trí lịch thường trực chống dịch đế có thể hỗ trợ ngay khi có yêu cầu.
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh có thể xem xét đóng cửa để sẵn sàng nhân lực tăng cường cho các đơn vị điều trị Covid-19 và cho công tác phòng, chống dịch khi cần thiết.
* Đối với bệnh nhân Covid-19 có bệnh lý nền đi kèm cần điều trị chuyên khoa:
- Lọc máu chu kỳ cho bệnh nhân mắc Covid-19: Kích hoạt đơn nguyên lọc máu chu kỳ cho bệnh nhân Covid-19 tại khu điều trị cách ly của Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
- Can thiệp các bệnh lý tim mạch, sản khoa và nhi khoa cho bệnh nhân mắc Covid-19: Tại khu cách ly điều trị của Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
- Khu điều trị Trung tâm Y tế huyện Chơn Thành: Thực hiện thêm kỹ thuật chạy thận nhân tạo đối với bệnh nhân Covid-19.
c) Chỉ đạo, điều hành, hội chẩn trong công tác điều trị:
- Các bệnh viện, trung tâm y tế, bệnh viện dã chiến, khu điều trị sử dụng cầu truyền hình, khám chữa bệnh từ xa, nhân lực điều trị được sắp xếp vào 2 khu vực:
+ Nhân lực khu vực vòng trong trực tiếp khám, theo dõi, điều trị bệnh nhân Covid-19.
+ Nhân lực vòng ngoài tham gia chỉ đạo, điều hành, hội chẩn với nhân lực tại vòng trong.
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh:
+ Thành lập Tổ Hội chẩn bệnh nhân Covid-19 mức độ nặng, mức độ nguy kịch, điều hành, hội chẩn trong công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 mức độ nặng, nguy kịch tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và hội chẩn với các đơn vị khám, chữa bệnh khác trong tỉnh.
+ Phối hợp chặt chẽ với Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh kết nối với các chuyên gia đầu ngành để được tư vấn, hỗ trợ trong công tác điều trị.
+ Tổ chức ê kíp phụ trách vận hành Bệnh viện dã chiến số 01, hỗ trợ Bệnh viện dã chiến huyện Đồng Phú trong công tác điều trị.
- Các cơ sở khám, chữa bệnh Covid-19 khác: Hội chẩn với Bệnh viện Đa khoa tỉnh để thống nhất ra quyết định chuyển tuyến bệnh nhân Covid-19 trên toàn tỉnh.
6.3. Cơ sở vật chất, thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế
- Về vật tư, máy móc, trang thiết bị: Chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực về vật tư, máy móc theo phương châm “4 tại chỗ”. Đối với máy móc, trang thiết bị: Phải thực hiện lắp đặt, vận hành, bảo quản, bảo trì sẵn sàng vận hành.
- Các cơ sở khám, chữa bệnh: Tập trung phương tiện, thuốc, trang thiết bị y tế, chuẩn bị giường bệnh, phòng khám, điều trị và bố trí nhân viên y tế chuyên môn trực 24/24 giờ để sẵn sàng thu dung, cách ly điều trị người bị nhiễm bệnh và người có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
- Đảm bảo hệ thống ô xy y tế điều trị bệnh nhân Covid-19: Các đơn vị chủ động tham mưu cơ quan quản lý trực tiếp chuẩn bị hệ thống ô xy y tế tại đơn vị.
6.4. Vận chuyển và bàn giao bệnh nhân thực hiện như sau:
- Phương tiện vận chuyển: Xe cứu thương của các cơ sở khám, chữa bệnh.
- Sở Giao thông vận tải phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, xây dựng phương án bổ sung xe cứu thương hoặc huy động chuyển đổi công năng các phương tiện (phù hợp) thành xe cứu thương phục vụ vận chuyển bệnh nhân Covid-19 (khi cần thiết).
6.5. Tuân thủ quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn khi vận chuyển người bệnh:
- Các cơ sở khám chữa bệnh, thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19, đơn vị vận chuyển phải áp dụng nghiêm ngặt quy trình vệ sinh khử khuẩn phương tiện vận chuyển người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020. Lưu ý: Chỉ phun xịt hóa chất khử khuẩn khi không có người bệnh.
- Giấy chuyển viện phải được bọc trong túi plastic (để vệ sinh, khử khuẩn) và bàn giao đầy đủ cho đơn vị tiếp nhận người bệnh.
- Tuân thủ phương tiện phòng hộ khi vận chuyển người nghi nhiễm, người nhiễm SARS-CoV-2.
- Đối với người lái xe: Khi vận chuyển người nghi nhiễm, người nhiễm SARS-CoV-2, người lái xe phải mặc đồ bảo hộ đầy đủ và đeo khẩu trang N95. Không vận chuyển người nghi nhiễm, người không nhiễm (kể cả thân nhân người bệnh) đi cùng xe với người nhiễm SARS-CoV-2.
- Đối với người bệnh: Tuân thủ 5K của Bộ Y tế và mặc đầy đủ đồ phòng hộ (áo choàng, khẩu trang, găng tay), tuân thủ nội quy tại cơ sở điều trị.
6.6. Về trách nhiệm của các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19:
- Khẩn trương bố trí đủ số giường theo kế hoạch được giao; cập nhật số giường còn trống để tất cả các bệnh viện/trung tâm y tế/khu điều trị/khu cách ly ca nghi ngờ theo dõi và chuyển bệnh phù hợp, kịp thời. Cơ sở được phân công tuyệt đối không được từ chối tiếp nhận bệnh khi số giường bệnh còn trống. Giám đốc cơ sở V tế chịu trách nhiệm về việc từ chối nhận bệnh khi còn giường bệnh và đúng phân tuyến.
- Dự trù cơ số thuốc, trang thiết bị y tế hồi sức cấp cứu cơ bản để tiến hành hồi sức cấp cứu khi người bệnh diễn tiến nặng, đồng thời hội chẩn với Bệnh viện Đa khoa tỉnh để được hướng dẫn xử lý tiếp theo.
- Giám đốc các bệnh viện, Trung tâm Y tế, khu điều trị thuộc “Tầng 2 và Tầng 3” bắt buộc rà soát đầu tư vận hành hệ thống ô xy lỏng; chịu trách nhiệm chủ động chuẩn bị đủ nguồn ô xy y tế theo Công văn số 5741/BYT-KCB ngày 19/7/2021 của Bộ Y tế, chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng bị động, thiếu nguồn ô xy.
- Hướng dẫn, hỗ trợ người bệnh tuân thủ các nguyên tắc theo dõi và điều trị chung như: Nghỉ ngơi tại giường, vệ sinh mũi họng, giữ ấm, uống đủ nước, đảm bảo dinh dưỡng, nâng cao thể trạng, bổ sung vitamin,...
7. Công tác đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn
- Tổ chức đào tạo cho các nhân viên y tế về sàng lọc, phân luồng, cách ly, chẩn đoán, điều trị, kiểm soát nhiễm khuẩn, lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện xét nghiệm.
- Tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực cho lực lượng hồi sức tích cực của tuyến tỉnh, tuyến huyện về các kỹ thuật hồi sức cấp cứu để bảo đảm đủ năng lực điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch.
- Chuẩn bị và tổ chức đào tạo cho đội ngũ nhân lực được huy động (học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Bình Phước, lực lượng y tế tư nhân ...) sẵn sàng tham gia công tác theo dõi, quản lý, chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cơ sở hoặc tại nhà khi dịch bệnh lan rộng (Sở Y tế xây dựng kế hoạch riêng để thực hiện).
- Sau khi nhóm thứ nhất (01 bác sĩ và 02 điều dưỡng) hoàn thành lớp học về ECMO tại Bệnh viện Chợ Rẫy (dự kiến trong Tuần lễ 31/2021), sẽ tiếp tục cử nhóm thứ hai đi học để đảm bảo lực lượng cán bộ có tay nghề cao sử dụng ECMO.
- Luân phiên cử nhóm 25 bác sĩ đã học về nâng cao năng lực điều trị Covid-19 tại tỉnh Bình Dương về Bệnh viện Đa khoa tỉnh tham gia điều trị bệnh nhân mức độ nặng và mức độ nguy kịch để chuẩn bị lực lượng triển khai tại Bệnh viện dã chiến huyện Đồng Phú, Bệnh viện dã chiến số 1.
- Điều động các bác sỹ tại các đơn vị trực thuộc Sở Y tế (Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh, Trung tâm Pháp y tỉnh) Về Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các Trung tâm Y tế, Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 để làm quen và tăng cường lực lượng bác sỹ tham gia điều trị Covid-19.
- Triển khai nâng cao năng lực xét nghiệm để đạt tổng công suất xét nghiệm đến 62.640 mẫu/ngày (Sở Y tế đã có Kế hoạch số 3229/KH-SYT ngày 27/7/2021 về việc nâng cao năng lực xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR); đồng thời, thẩm định hồ sơ để các cơ sở y tế tư nhân (Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước, Phòng khám Đa khoa Sài Gòn, huyện Chơn Thành...) triển khai xét nghiệm tầm soát bằng phương pháp RT PCR.
- Huy động tối đa nhân viên y tế, sinh viên trường Cao đẳng Bình Phước, lực lượng y tế tư nhân và người dân sẵn sàng tham gia công tác lấy mẫu, bảo quản mẫu xét nghiệm.
9. Về công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19
- Phấn đấu 95% dân số từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong năm 2021 (nếu được phân bổ đủ vắc xin).
- Tiêm chủng sớm nhất, nhanh nhất và an toàn nhất; sử dụng tất cả các loại vắc xin từ nguồn cung của Bộ Y tế để tiêm cho người dân cư trú trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện tiêm vắc xin theo quy định của nhà sản xuất và Bộ Y tế, đảm bảo không để lãng phí vắc xin.
- Căn cứ yếu tố cấp bách của tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế... Số lượng phân bổ vắc xin đảm bảo phù hợp, đáp ứng hiệu quả công tác phòng, chống dịch.
- Số lượng vắc xin chia theo tỷ lệ số dân của mỗi huyện, thị xã, thành phố trên số dân toàn tỉnh và số lượng vắc xin tỉnh được phân bổ theo từng đợt.
- Triển khai các hoạt động truyền thông về Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 nhằm nâng cao nhận thức, chia sẻ thông tin và vận động đối tượng tiêm.
- Cung cấp thông tin cho cơ quan thông tấn báo chí để tuyên truyền cho người dân về đối tượng ưu tiên, loại vắc xin phòng Covid-19, lợi ích của vắc xin, lịch tiêm, tính an toàn của vắc xin, các sự cố bất lợi sau tiêm, kế hoạch triển khai tiêm và hướng dẫn sử dụng ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử.
1. Sở Y tế
- Theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh, kịp thời tham mưu, đề xuất Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo các hoạt động chuyên môn để xử lý hiệu quả công tác đảm bảo y tế cho mọi tình huống của dịch bệnh.
- Thường xuyên rà soát, kiểm tra phương án huy động lực lượng y tế, bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, phương tiện... phục vụ giám sát, phòng, chống dịch và điều trị người bệnh.
- Tiếp tục tăng cường lực lượng lấy mẫu lên 2.000 người, tổ chức tập huấn để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ ngay khi được điều động. Thời gian hoàn thành: Trước ngày 15/9/2021.
- Chuẩn bị và tổ chức đào tạo cho đội ngũ nhân lực được huy động (học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Bình Phước, lực lượng y tế tư nhân ...) sẵn sàng tham gia công tác theo dõi, quản lý, chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cơ sở hoặc tại nhà khi dịch bệnh lan rộng. Thời gian hoàn thành: Trước ngày 20/9/2021.
- Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 theo các đợt phân bổ của Bộ Y tế.
2. Công an tỉnh
- Chủ trì, phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham mưu UBND tỉnh triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự tại các vùng phong tỏa, khu cách ly tập trung và khu điều trị trên địa bàn tỉnh.
- Phân công lực lượng tham gia các chốt kiểm soát trên địa bàn tỉnh.
- Kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp lực lượng y tế và các Tổ truy vết cộng đồng điều tra, truy vết các trường hợp F1, F2.
3. Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan thực hiện các biện pháp đảm bảo nguồn cung lương thực và nhu yếu phẩm phục vụ Nhân dân, nhất là tại địa phương khi có dịch; hướng dẫn kiểm soát chặt chẽ hoạt động phòng, chống dịch tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh đảm bảo kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch theo Phương án này.
5. Sở Giao thông vận tải: Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đối với hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh phù hợp với diễn biến dịch bệnh trong từng giai đoạn.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai việc cho học sinh nghỉ học, phương án tổ chức dạy học trực tuyến phù hợp diễn biến tình hình dịch bệnh của từng địa bàn cấp xã, cấp huyện.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí của tỉnh, hệ thống truyền thanh cơ sở bám sát diễn biến của dịch bệnh, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phản ánh kịp thời, trung thực, đầy đủ, khách quan tình hình thực tế, phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc; không đưa các thông tin tiêu cực gây hoang mang dư luận hoặc tạo tâm lý chủ quan, lơ là; khuyến cáo thực hiện 5K và vắc xin, nhất là đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà; hạn chế tập trung đông người ở nơi công cộng.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thông tin, báo chí, mạng xã hội liên quan đến công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh.
8. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Bố trí nhân lực, vật lực phối hợp với ngành Y tế và Công an tổ chức đảm bảo an ninh trật tự tại các khu vực điều trị bệnh nhân Covid-19.
- Tổ chức sắp xếp, điều phối việc quản lý, vận hành các khu cách ly tập trung sau khi truy vết từ ca dương tính; chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện tiếp nhận công dân vào các khu cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Phước (giai đoạn 2) theo Kế hoạch số 190/KH-UBND ngày 31/5/2021 của UBND tỉnh.
9. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Tổ chức phối hợp tốt với các lực lượng chức năng trong công tác quản lý chặt chẽ cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ, đường mòn, lối mở qua lại biên giới theo quy định của pháp luật.
- Duy trì an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với phương thức thủ đoạn của các tội phạm, các đối tượng xuất nhập cảnh trái phép, làm tốt công tác đối ngoại biên phòng. Tổ chức tiếp nhận, trao trả người, phương tiện xuất nhập cảnh trái phép và các loại tội phạm.
10. Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh: Phối hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức điều trị bệnh nhân Covid-19 thuộc đối tượng do Ban quản lý.
11. Ban Quản lý Khu Kinh tế
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào không đạt các tiêu chí an toàn phòng, chống dịch thì phải tạm dừng hoạt động (trước khi quyết định tạm dừng, Ban Quản lý Khu kinh tế chủ trì, phối hợp với Sở Y tế báo cáo UBND tỉnh cho ý kiến), sau khi đảm bảo các điều kiện mới cho hoạt động trở lại.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp triển khai công tác vừa phòng, chống dịch Covid-19 vừa đảm bảo sản xuất.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Khẩn trương, tích cực phối hợp chỉ đạo điều tra, truy vết các trường hợp F1, F2, F3; đồng thời, thực hiện ngay phương án phong tỏa vùng cách ly y tế (phân công rõ nhiệm vụ cho các lực lượng Công an, Quân sự, Y tế, đoàn thể...; đảm bảo phương tiện, trang thiết bị chốt chặn; chuẩn bị thuốc, vật tư y tế, nhu yếu phẩm phục vụ người dân trong khu vực bị phong tỏa; hỗ trợ kinh phí cho các lực lượng được phân công trực, thực hiện nhiệm vụ tại khu vực bị phong tỏa...).
- Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, cơ sở vật chất cho việc dự phòng, cách ly, điều trị theo phương châm “4 tại chỗ”, sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống của dịch bệnh.
- Chủ động, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, thủ tục liên quan để mua sắm ngay các trang thiết bị, vật tư, phòng hộ cá nhân cho Bệnh viện dã chiến cấp huyện khi có chỉ đạo của UBND tỉnh.
13. Đề nghị Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh
Chỉ đạo các tổ chức thành viên tích cực, chủ động phối hợp với ngành Y tế và chính quyền các cấp phổ biến, tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao nhận thức để thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19; phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mình và cộng đồng.
14. Các Sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chủ động phối hợp với ngành Y tế để triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh./.
PHÂN TẦNG CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN COVID-19
(Kèm theo Quyết định số 2190/QĐ-UBND ngày 29/8/2021 của UBND tỉnh Bình Phước)
STT |
Tên cơ sở |
Năng lực điều trị |
Phân tầng |
Khoảng cách đến BVĐK tỉnh |
Số giường |
1 |
Bệnh viện Đa khoa tỉnh |
Mức độ nặng và nguy kịch |
Tầng 3 |
- |
54 |
2 |
Bệnh viện dã chiến tại huyện Đồng Phú |
Mức độ không triệu chứng, nhẹ và mức độ vừa, mức độ nặng |
Tầng 1, 2 và tầng 3 |
15 km |
150 |
3 |
Bệnh viện dã chiến số 1 (TTHĐTTN tỉnh) |
Mức độ nặng, nguy kịch |
Tầng 2 và tầng 3 |
5 km |
210 |
4 |
Bệnh viện dã chiến thành phố Đồng Xoài |
Mức độ không triệu chứng, nhẹ và mức độ vừa |
Tầng 1 và 2 |
5 km |
180 |
5 |
Khu điều trị bệnh nhân Covid-9 trong lực lượng Công an nhân dân |
3 km |
15 |
||
6 |
Khu điều trị dã chiến Covid-19 cho các can phạm nhân |
3 km |
50 |
||
7 |
Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh |
1 km |
20 |
||
8 |
Trung tâm Y tế thị xã Phước Long |
50 km |
50 |
||
9 |
Bệnh viện dã chiến thị xã Phước Long |
50 km |
200 |
||
10 |
Khu điều trị thị xã Bình Long |
55 km |
40 |
||
11 |
Khu điều trị tại Trường Mầm non Sao Mai (Lộc Ninh) |
85 km |
30 |
||
12 |
Khu điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Hớn Quản |
46 km |
70 |
||
13 |
Khu điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Chơn Thành |
30 km |
70 |
||
14 |
Trung tâm Y tế huyện Bù Đốp |
Mức độ không triệu chứng, nhẹ |
Tầng 1 |
80 km |
50 |
15 |
Trung tâm Y tế huyện Bù Gia Mập |
75 km |
50 |
||
16 |
Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng |
52 km |
25 |
||
17 |
Bệnh viện Đa khoa cao su Phú Riềng |
20 km |
10 |
||
Tổng |
1.274 |