Thứ 5, Ngày 07/11/2024

Quyết định 2174/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt danh mục Dự án do Bộ Lao động Hoa Kỳ tài trợ thông qua Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) của Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 2174/QĐ-TTg
Ngày ban hành 04/12/2014
Ngày có hiệu lực 04/12/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Vũ Đức Đam
Lĩnh vực Đầu tư,Lao động - Tiền lương

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2174/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC DỰ ÁN DO BỘ LAO ĐỘNG HOA KỲ TÀI TRỢ THÔNG QUA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG QUỐC TẾ (ILO)

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;

Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 9088/BKHĐT-KTĐN ngày 02 tháng 12 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt danh mục Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quốc gia phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em ở Việt Nam” do Bộ Lao động Hoa Kỳ tài trợ thông qua Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) với các nội dung chính sau:

1. Cơ quan chủ quản Dự án: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chủ Dự án: Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

2. Mục tiêu của Dự án: Hỗ trợ việc phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em của Việt Nam. Thông qua mục tiêu này, dự án sẽ góp phần giúp Việt Nam thực hiện các cam kết theo như Tuyên bố của ILO đã được thông qua tại Hội nghị lao động Quốc tế vào ngày 18 tháng 6 năm 1998 về các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc.

3. Các kết quả chính của Dự án:

a) Luật pháp và các chính sách liên quan tới lao động trẻ em được rà soát bổ sung, sửa đổi và xây dựng mới phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã hoặc sẽ tham gia; định kỳ tổ chức các đối thoại chính sách với các đối tác trong nước và quốc tế để chuẩn bị cho việc Việt Nam gia nhập và thực hiện các cam kết quốc tế.

b) Năng lực của các cơ quan Việt Nam và các tổ chức liên quan trong việc xác định và giải quyết vấn đề lao động trẻ em được nâng cao.

c) Tiến hành các nghiên cứu, đánh giá sâu và thu thập số liệu về nhận thức của các đối tượng liên quan, nguy cơ và thực trạng lao động trẻ em tại địa bàn dự án.

d) Nhận thức về lao động trẻ em, các mối nguy hiểm liên quan và quy định cấm lao động trẻ em được nâng cao trong tất cả các tầng lớp xã hội.

đ) Các mô hình can thiệp lồng ghép theo vùng địa lý và theo lĩnh vực nghề nghiệp nhằm ngăn ngừa và đưa trẻ em tránh khỏi các nguy cơ hoặc các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất được xây dựng, thực hiện và lưu trữ thành tư liệu để chuẩn bị cho việc mở rộng ở phạm vi lớn hơn.

4. Thời gian thực hiện: 60 tháng, kể từ khi Dự án được phê duyệt.

Địa bàn thực hiện: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, An Giang và các địa phương khác.

5. Tổng hạn mức vốn của Dự án: 9.200.000 USD:

a) Vốn ODA viện trợ không hoàn lại từ Bộ Lao động Hoa Kỳ tài trợ thông qua ILO: 8.000.000 USD.

b) Vốn đối ứng: 25 tỷ đồng (tương đương 1.200.000 USD), trong đó:

- Hiện vật tương đương 8,5 tỷ đồng (tương đương 400.000 USD).

- Tiền mặt 16,5 tỷ đồng (tương đương 800.000 USD).

6. Nguồn và cơ chế tài chính trong nước:

- Đối với vốn ODA: cấp phát 100% từ ngân sách trung ương.

- Vốn đối ứng bằng tiền mặt do cơ quan chủ quản tự bố trí theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Điều 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng văn kiện dự án, tiến hành thẩm định, phê duyệt, ký với nhà tài trợ và triển khai thực hiện Dự án theo đúng các quy định hiện hành, bảo đảm sử dụng viện trợ ODA hiệu quả, Dự án đạt mục tiêu đề ra.

[...]