ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2086/QĐ-UBND
|
Vĩnh
Long, ngày 15 tháng 9 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TỈNH
VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số
92/2006/NĐ-CP, ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số
04/2008/NĐ-CP, ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư
05/2013/TT-BKHĐT, ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn
tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư
03/2008/TT-BKH, ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một
số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP, ngày 11/01/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số
1809/QĐ-UBND, ngày 02/11/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương
và kinh phí quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Vĩnh Long đến
năm 2020;
Căn cứ Quyết định số
1588/QĐ-UBND, ngày 27/9/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh
tên quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020;
Xét Tờ trình số 38/TTr-STTTT,
ngày 06/6/2016 của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt Quy
hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và định
hướng đến 2025,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh
Vĩnh Long đến năm 2020 và định hướng đến 2025, với các nội dung cụ thể sau:
1. Quan điểm phát triển
Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về xây dựng,
phát triển hạ tầng mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh.
Phát triển hạ tầng mạng viễn thông ứng dụng các
công nghệ mới, đồng bộ, hiện đại, phù hợp với phát triển hạ tầng kinh tế xã hội,
đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.
Phát triển hạ tầng mạng viễn thông đi đôi với sử
dụng hiệu quả hạ tầng mạng lưới; đảm bảo mỹ quan đô thị, đảm bảo cảnh quan kiến
trúc các công trình lịch sử, văn hóa; đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn chất lượng.
Phát triển hạ tầng viễn thông thụ động chủ yếu
theo hướng dùng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp; tiết kiệm nguồn vốn
đầu tư, đảm bảo mỹ quan đô thị; Các doanh nghiệp cùng đầu tư một lần và sử dụng
chung cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp không tham gia đầu tư khi muốn sử dụng chung
cơ sở hạ tầng phải thuê lại hạ tầng với giá do doanh nghiệp đầu tư quy định.
Phát triển hạ tầng mạng viễn thông đi đôi với việc
bảo đảm an ninh - quốc phòng, an toàn mạng lưới thông tin góp phần thúc đẩy
kinh tế - xã hội phát triển bền vững.
Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi doanh nghiệp
tham gia thị trường; xây dựng phát triển hạ tầng mạng lưới. Tạo lập thị trường
cạnh tranh, phát triển lành mạnh, bình đẳng. Xã hội hóa trong xây dựng, phát
triển hạ tầng mạng viễn thông.
2. Chỉ tiêu phát triển
a) Đến năm 2020:
Tỷ lệ sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng di động đạt
khoảng 20 - 25%.
Ngầm hóa 15 - 20% hạ tầng mạng cáp viễn thông
trên địa bàn tỉnh.
Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định trên địa
bàn tỉnh đạt 19%.
Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet trên địa
bàn tỉnh đạt 30%.
Tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại di động trên địa
bàn tỉnh đạt 80%, tỷ lệ dân số sử dụng dịch vụ thông tin di động qua các thiết
bị khác (USB 3G, máy tính bảng... ) chiếm 40% dân số.
b) Đến năm 2025:
Tỷ lệ sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng di động đạt
khoảng 50 - 60%.
Ngầm hóa 45 - 55% hạ tầng mạng cáp viễn thông
trên địa bàn tỉnh.
Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định trên địa
bàn tỉnh đạt 22%.
Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet trên địa
bàn tỉnh đạt 43%.
Tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại di động trên địa
bàn tỉnh đạt 91%, tỷ lệ dân số sử dụng dịch vụ thông tin di động qua các thiết
bị khác (USB 3G, máy tính bảng…) chiếm 60% dân số.
3. Quy hoạch hạ tầng mạng viễn
thông thụ động đến năm 2020
a) Công trình viễn thông quan trọng liên quan đến
an ninh quốc gia
Phần an ninh quốc gia xây dựng trên một quyển
riêng để đảm bảo chế độ mật.
b) Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng
Quy hoạch điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công
cộng có người phục vụ đến năm 2020: Duy trì các điểm cung cấp dịch vụ viễn
thông công cộng hiện trạng; phát triển mới điểm cung cấp dịch vụ viễn thông
công cộng có người phục vụ tại các khu vực sau:
Thành phố Vĩnh Long: Xây dựng mới 2 điểm.
Thị xã Bình Minh: Xây dựng mới 3 điểm.
Huyện Bình Tân: Xây dựng mới 1 điểm.
c) Cột ăng ten
* Khu vực yêu cầu cảnh quan đô thị
Tại khu vực yêu cầu cảnh quan đô thị, quy hoạch
trong giai đoạn tới ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, phát triển loại
cột ăng ten thân thiện với môi trường (A1a, A1b), hạn chế, khống chế số lượng cột
ăng ten cồng kềnh (A2) xây dựng, phát triển mới tại khu vực này.
Xây dựng cột ăng ten loại A1 tại 31 khu vực, tuyến
đường trên toàn tỉnh:
- Thành phố Vĩnh Long: 14 khu vực, tuyến đường.
- Thị xã Bình Minh: 4 khu vực, tuyến đường.
- Huyện Long Hồ: 3 khu vực, tuyến đường.
- Huyện Bình Tân: 1 khu vực, tuyến đường.
- Huyện Mang Thít: 2 khu vực, tuyến đường.
- Huyện Tam Bình: 2 khu vực, tuyến đường.
- Huyện Trà Ôn: 2 khu vực, tuyến đường.
- Huyện Vũng Liêm: 3 khu vực, tuyến đường.
* Khu vực xây dựng trên các công trình xây dựng
Khu vực đô thị (ngoại trừ các khu vực yêu cầu cảnh
quan đô thị và khu vực các phường trung tâm).
Khu vực nông thôn (khu vực các xã trên địa bàn
các huyện).
Khu vực có quỹ đất hạn chế, không đủ điều kiện để
xây dựng lắp đặt cột ăng ten trên mặt đất.
Tại khu vực này, đối với các vị trí có yêu cầu
cao về mỹ quan đô thị, quy hoạch xây dựng phát triển cột ăng ten A1; đối với
các vị trí còn lại quy hoạch xây dựng, phát triển cột ăng ten loại A2a.
* Khu vực xây dựng cột ăng ten trên mặt đất
Khu vực đô thị (ngoại trừ các khu vực yêu cầu cảnh
quan đô thị và khu vực các phường trung tâm).
Khu vực nông thôn (khu vực các xã trên địa bàn
các huyện).
Quy hoạch xây dựng, phát triển cột ăng ten loại
A2b tại khu vực này. Xây dựng, lắp đặt cột ăng ten loại A2b tuân theo một số
nguyên tắc sau:
- Doanh nghiệp tự chủ động trong vấn đề thuê đất
để xây dựng hạ tầng: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp hoặc đất tại khu vực
đô thị tạm thời chưa sử dụng.
- Sử dụng chung cơ sở hạ tầng: Khuyến khích các
doanh nghiệp cùng phối hợp đầu tư xây dựng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng.
* Cải tạo, sắp xếp hệ thống cột ăng ten thu phát
sóng thông tin di động
- Cải tạo lại các cột loại A2a tại các tuyến đường,
tuyến phố, khu vực đòi hỏi mỹ quan cao trên địa bàn tỉnh theo thời gian thực hiện
quy hoạch. Cải tạo các cột ăng ten loại A2a thành các cột ăng ten loại A1 để đảm
bảo mỹ quan đô thị.
- Sử dụng chung cơ sở hạ tầng: Chuyển các trạm
thu phát sóng không đảm bảo mỹ quan, các trạm có khoảng cách quá gần nhau về vị
trí mới phù hợp hơn (vị trí có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp
dùng chung; vị trí đảm bảo yêu cầu về mỹ quan).
d) Cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm
* Cáp treo trên cột viễn thông
Khu vực, tuyến, hướng được xây dựng mới tuyến cột
treo cáp viễn thông:
- Khu vực, tuyến, hướng tại vùng nông thôn.
- Khu vực hệ thống cột điện lực không đủ điều kiện
để các doanh nghiệp viễn thông sử dụng chung hạ tầng hoặc khu vực không có hệ
thống cột điện lực.
- Ngoài những khu vực quy hoạch ngầm hóa mạng
cáp viễn thông, khu vực các tuyến đường nhánh tại các huyện, thị xã, thành phố.
- Khu vực, tuyến, hướng có địa hình khó khăn
không thể triển khai ngầm hóa.
- Không phát triển mới tuyến cột treo cáp viễn
thông dọc theo tất cả các trục đường chính trên địa bàn thành phố Vĩnh Long.
* Cáp treo trên cột điện
Quy hoạch khu vực, tuyến, hướng được treo cáp
trên cột điện:
- Khu vực không còn khả năng đi ngầm cáp trong
các công trình ngầm tại khu vực đô thị.
- Khu vực không thể xây dựng tuyến cột treo cáp
viễn thông riêng biệt tại khu vực đô thị.
- Khu vực chưa thể xây dựng hạ tầng cống bể để hạ
ngầm cáp viễn thông.
- Khu vực có nhu cầu sử dụng dịch vụ thấp: Khu vực
nông thôn.
- Không phát triển mới tuyến cáp thông tin treo
trên cột điện dọc các trục đường chính trên địa bàn thành phố Vĩnh Long.
* Cáp ngầm
Quy hoạch khu vực, tuyến, hướng xây dựng các
công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm để đi ngầm hệ thống cáp viễn thông:
- Khu vực các khu đô thị, khu dân cư mới: Khu đô
thị xanh Mỹ Hoà, khu đô thị mới Tân Quới, khu dân cư đô thị phường 2...
- Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế:
Khu công nghiệp Bình Tân, khu công nghiệp Đông Bình, khu công nghiệp An Định, cụm
công nghiệp Mỹ Lợi, cụm công nghiệp Vĩnh Thành.
- Khu vực các tuyến đường xây dựng mới, cải tạo,
nâng cấp hoặc mở rộng.
* Ngầm hóa các tuyến cáp treo
Quy hoạch khu vực, tuyến, hướng xây dựng hạ tầng
cống bể:
Xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm
lắp đặt cáp viễn thông khoảng 60km tại 51 khu vực, tuyến đường trên toàn tỉnh.
- Thành phố Vĩnh Long: 20 khu vực, tuyến đường.
- Thị xã Bình Minh: 9 khu vực, tuyến đường.
- Huyện Long Hồ: 3 khu vực, tuyến đường.
- Huyện Mang Thít: 7 khu vực, tuyến đường.
- Huyện Bình Tân: 2 khu vực, tuyến đường.
- Huyện Tam Bình: 2 khu vực, tuyến đường.
- Huyện Trà Ôn: 5 khu vực, tuyến đường.
- Huyện Vũng Liêm: 3 khu vực, tuyến đường.
* Chỉnh trang mạng cáp treo
Triển khai cải tạo, chỉnh trang hệ thống cáp viễn
thông, cáp truyền hình tại khu vực thành phố, khu vực trung tâm các huyện và
các khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan:
- Buộc gọn hệ thống dây cáp.
- Loại bỏ các sợi cáp, cáp không còn sử dụng.
Quá trình cải tạo, di chuyển, sắp xếp các đường
dây, cáp nổi (cáp viễn thông, cáp truyền hình) trên đường phố phải đáp ứng các
yêu cầu:
- Phải đảm bảo sự kết nối với hệ thống đường
dây, đường cáp chung của đô thị; đảm bảo yêu cầu về an toàn kỹ thuật, quản lý vận
hành và mỹ quan đô thị.
- Khi cải tạo, sắp xếp các đường dây, đường cáp
nối đánh dấu để thuận tiện cho việc quản lý, vận hành.
đ) Hạ tầng mạng cáp truyền hình cáp
Hạ tầng mạng cáp truyền hình cáp chủ yếu sử dụng
cáp treo cung cấp dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Để đảm bảo mỹ quan đô thị và thực
hiện ngầm hóa đồng bộ hệ thống mạng cáp trên địa bàn tỉnh, mạng cáp truyền hình
cáp sẽ ngầm hóa cùng thời điểm với mạng cáp viễn thông.
e) Hạ tầng cột ăng ten đài phát thanh truyền
hình
Tiếp tục duy trì các phương thức truyền dẫn phát
sóng đa dạng: Truyền dẫn phát sóng tương tự (Analog), truyền dẫn phát sóng trên
mạng lưới truyền hình cáp, truyền dẫn phát sóng trên mạng Internet, truyền dẫn
phát sóng trên vệ tinh, truyền dẫn phát sóng số mặt đất.
Từng bước xây dựng hạ tầng truyền dẫn phát sóng
số trên địa bàn tỉnh.
g) Điểm truy cập Internet không dây
Xây dựng các điểm truy nhập Internet không dây
phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch giữa các cơ quan nhà nước
với người dân, phục vụ phát triển du lịch, giáo dục, xây dựng nông thôn mới.
Cho phép truy cập miễn phí thông tin của tỉnh Vĩnh Long, các thông tin về tiềm
năng, thế mạnh, chính sách của tỉnh, thông tin về khoa học công nghệ trong các
lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục... góp phần cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Xây dựng, lắp đặt các điểm truy nhập Internet
không dây phát sóng tại các khu vực:
- Khu vực trung tâm Chính trị - Hành chính: Khu
vực Ủy ban nhân dân tỉnh; khu vực Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; khu
vực các Sở, ban, ngành.
- Khu vực công cộng: Khu vực bến xe khách, bệnh
viện, công viên; khu vực trung tâm thương mại tỉnh, nhà văn hóa trung tâm, bảo
tàng của tỉnh.
- Khu vực du lịch, khu di tích - văn hóa.
Khu vực khác:
- Khu vực có hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển,
khu vực các khu đô thị tập trung đông dân cư; khu vực định hướng
phát triển đô thị loại IV, đô thị loại V... (các khu vực phát triển lên thị trấn
(hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển, tập trung đông dân cư); đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của người sử dụng, phục vụ phát triển dịch vụ, nâng cao chất lượng
cuộc sống người dân.
- Khu vực các xã nông thôn: Phát triển các điểm
truy nhập Internet không dây nhằm xây dựng nông thôn văn minh; nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn; nâng cao dân trí, đồng bộ với cơ cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại trên địa bàn, góp phần công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đến năm 2020, 100% xã, phường, thị trấn trên địa
bàn tỉnh có điểm truy cập Internet không dây (mỗi đơn vị hành chính cấp xã có
ít nhất 1 điểm truy cập Internet không dây đặt tại trung tâm xã hoặc điểm sinh
hoạt cộng đồng).
h) Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông
thụ động đến năm 2025
* Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng
Phát triển mạng vô tuyến băng rộng tốc độ cao
trên địa bàn tỉnh. Phát triển hạ tầng các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công
cộng không có người phục vụ trên địa bàn tỉnh; đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng dịch
vụ của người dân, phục vụ phát triển du lịch, giáo dục, y tế.
Có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp viễn
thông tham gia phát triển điểm phát sóng Internet không dây trong tỉnh.
100% các tuyến phố khu vực thành phố, các khu du
lịch có điểm phát sóng Internet không dây, mở rộng vùng phủ sóng Internet không
dây tại khu vực thị trấn và khu vực trung tâm xã.
* Cột ăng ten
- Định hướng phát triển hạ tầng:
+ Phát triển hạ tầng viễn thông thụ động theo hướng
sử dụng chung: các doanh nghiệp phối hợp cùng đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng
(nhà trạm, cột ăng ten...) và sử dụng chung, phân chia theo tỷ lệ nguồn vốn
đóng góp hoặc theo thỏa thuận giữa các doanh nghiệp. Tỷ lệ sử dụng chung hạ tầng
hệ thống cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động đạt khoảng 50 - 60%.
+ Phát triển mạnh hạ tầng cột ăng ten thu phát
sóng thân thiện với môi trường; cột ăng ten có kích thước và quy mô nhỏ gọn
thân thiện môi trường lắp đặt ẩn vào các công trình kiến trúc và cảnh quan xung
quanh, đảm bảo mỹ quan đô thị.
+ Ứng dụng và phát triển các giải pháp kiến trúc
mạng truy nhập vô tuyến mới (lightRadio, cloud RAN.) giảm thiểu số lượng các
nhà trạm thông tin di động, giảm chi phí về năng lượng, chi phí thuê địa điểm,
chi phí bảo vệ.
+ Phát triển hệ thống cột ăng ten trạm thu phát
sóng theo công nghệ đa tần: một ăng ten có thể thu phát trên nhiều dải tần khác
nhau. Đây là cơ sở để các doanh nghiệp đầu tư sử dụng chung hạ tầng, tiết kiệm
chi phí (nhiều doanh nghiệp cùng sử dụng chung hạ tầng một ăng ten, mỗi doanh nghiệp
thu phát trên một băng tần khác nhau).
- Cải tạo, sắp xếp hệ thống cột ăng ten:
+ Cải tạo cột ăng ten trạm thu phát sóng loại
A2a thành cột ăng ten loại A1a, A1b để đảm bảo mỹ quan đô thị; cải tạo theo lộ
trình thực hiện quy hoạch.
+ Cột ăng ten trạm thu phát sóng có vị trí không
phù hợp: gần mặt đường, độ cao không hợp lý, ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị, cảnh
quan kiến trúc, không đảm bảo an toàn: tiến hành tháo dỡ, di dời.
+ Vị trí, khu vực thực hiện cải tạo: cải tạo các
trạm còn lại thuộc khu vực thành phố, thị xã, thị trấn các huyện. Trong đó tập
trung vào các khu vực đô thị bao gồm: thành phố Vĩnh Long đô thị loại II, thị
xã Bình Minh: đô thị loại III; các thị trấn: Tam Bình, Cái Nhum, Trà Ôn, Long Hồ,
Vũng Liêm đô thị loại IV; các đô thị hình thành mới đạt loại V: Thị trấn Tân Quới,
Thị trấn Phú Quới, Thị trấn Cái Ngang, Thị trấn Ba Càng, Thị trấn Tân An Luông,
Thị trấn Quới An, Thị trấn Hựu Thành, Thị trấn Mỹ An.
* Hạ tầng mạng cáp viễn thông
Phát triển các dịch vụ mạng băng rộng, phát triển
thiết bị viễn thông theo xu hướng hội tụ.
Xây dựng mạng lưới truyền dẫn quang đồng bộ theo
hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng. Ngầm hóa mạng ngoại vi theo diện rộng trên
toàn địa bàn thành phố, trung tâm các huyện.
Ngầm hóa hệ thống cáp viễn thông các tuyến đường
mới xây dựng, các tuyến đường xây dựng mới, khu vực các khu đô thị, khu dân cư
mới, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các tuyến đường được
nâng cấp cải tạo giai đoạn 2021 - 2025.
Ngầm hóa các tuyến cáp treo khu vực thành phố,
khu vực thị trấn các huyện. Ngầm hóa tại các khu vực trung tâm các đô thị cũ được
nâng cấp, đô thị mới hình thành: Thị trấn Tân Quới, Thị trấn Phú Quới, Thị trấn
Cái Ngang, Thị trấn Ba Càng, Thị trấn Tân An Luông, Thị trấn Quới An, Thị trấn
Hựu Thành, Thị trấn Mỹ An.
Cải tạo, chỉnh trang hệ thống cáp treo tại khu vực
thành phố, khu vực trung tâm các huyện chưa có khả năng ngầm hóa.
Đến năm 2025: Có khoảng 45 - 55% các tuyến phố
trên địa bàn tỉnh có hạ tầng kỹ thuật ngầm. 40 - 50% hạ tầng mạng cáp viễn
thông trên địa bàn tỉnh được ngầm hóa.
Cáp quang hóa hầu hết hệ thống mạng ngoại vi khu
vực tỉnh đến tủ chia cáp và đến từng đường dây thuê bao.
4. Quy hoạch sử dụng đất
Nhu cầu sử dụng đất phát triển hạ tầng viễn
thông thụ động chủ yếu dành cho việc xây dựng, lắp đặt mới các vị trí cột ăng
ten thu phát sóng thông tin di động (cột ăng ten loại A2b), cột ăng ten phát
thanh truyền hình và điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng. Đối với các cột
ăng ten thu phát sóng loại A1, A2a do được xây dựng, lắp đặt trên các công
trình đã được xây dựng từ trước nên nhu cầu sử dụng đất không được tính đến.
Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không
có người phục vụ chủ yếu được xây dựng lắp đặt trên các công trình đã xây dựng
từ trước nên nhu cầu sử dụng đất không được tính đến.
Nhu cầu sử dụng đất xây dựng hạ tầng cột ăng ten
thu, phát sóng:
Đối với các vị trí cột ăng ten thu, phát sóng loại
A2b, lắp đặt mới, nhu cầu sử dụng mỗi vị trí khoảng 500 m2/vị trí.
Diện tích đất xây dựng mỗi vị trí cột ăng ten loại A2b khá lớn, tuy nhiên đây
là đất doanh nghiệp tự đi thuê của các tổ chức, cá nhân với thời gian nhất định.
Đối với các vị trí cột ăng ten phát thanh truyền
hình cơ bản không có phát triển mới, với hạ tầng các cột như hiện nay đảm bảo
cho việc phủ sóng phát thanh truyền hình.
Điều 2. Trách nhiệm và quyền hạn
Giao Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chủ
trì, phối hợp thủ trưởng các sở, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã, thành phố triển khai thực hiện:
- Tổ chức công bố “Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn
thông thụ động tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và định hướng đến 2025” và triển
khai thực hiện Quy hoạch được duyệt theo đúng quy định.
- Đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp cụ
thể để thực hiện quy hoạch trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội
thực tế của địa phương, chủ động rà soát, cập nhật những vấn đề mới phát sinh để
đề xuất, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp.
Thủ trưởng các sở, ngành liên quan và Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp chặt chẽ với Giám đốc Sở
Thông tin và Truyền thông tổ chức thực hiện các nội dung Quy hoạch này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Thông tin và
Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã,
thành phố và thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lữ Quang Ngời
|