UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
2083/QĐ-UBND
|
Quảng
Nam, ngày 28 tháng 6 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH LẬP QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2011
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày
26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 08/NĐ-CP
ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số
491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí nông
thôn mới;
Căn cứ Quyết định số
193/QĐ-TTg ngày 02/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương
trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số
800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục
tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Thông tư số
09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án
quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng
tỉnh Quảng Nam tại Tờ trình số 71/TTr-SXD ngày 20/4/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Đề cương chương trình lập quy hoạch xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2011 (có Đề cương chi tiết kèm
theo).
Điều 2.
Tổ chức thực hiện:
1. Các Sở, ban, ngành của tỉnh:
- Hướng dẫn, kiểm tra tình hình
lập quy hoạch xây dựng và thực hiện xây dựng theo quy hoạch đã được phê duyệt;
định kỳ 06 tháng và hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh;
- Cung cấp các dữ liệu quản lý
quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành, đất đai và các dữ liệu khác có liên quan;
- Góp ý về hồ sơ quy hoạch xây dựng
nông thôn mới.
2. UBND các huyện, thành phố:
- Hướng dẫn UBND cấp xã lập Đề
án Nông thôn mới, quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
- Phối hợp với các cơ quan có
liên quan lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
- Tổ chức thẩm định, trình phê
duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
3. UBND cấp xã:
- Rà soát hiện trạng nông thôn
trên địa bàn xã;
- Tổ chức lập quy hoạch xây dựng
nông thôn mới.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng,
Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu
tư, Tài chính, Công thương, Giao thông Vận tải, Thông tin Truyền thông, Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động, Thương binh và Xã hội; Ban chỉ đạo Chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam, Văn Phòng điều
phối chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Nam; Chủ
tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã; thủ trưởng các đơn vị và
cá nhân liên quan hướng căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- CPVP;
- Lưu: VT, KTN.
(D:\Ba2011\Quyet đinh\061611 - Phe duyet Đe cuong QHXD nong thon.doc)
|
CHỦ
TỊCH
Lê Phước Thanh
|
ĐỀ CƯƠNG
CHƯƠNG TRÌNH LẬP QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2011
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2083 /QĐ-UBND ngày 28 /6/2011 của UBND tỉnh
Quảng Nam)
I. MỤC TIÊU CỤ
THỂ
Rà soát và lập quy hoạch xây dựng
nông thôn mới theo các tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; đồng
thời, phù hợp với các quy hoạch cơ bản của các xã, huyện như: Quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất; quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp; quy hoạch khoáng sản; đáp ứng
yêu cầu xây dựng nông thôn mới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng
xã, huyện.
II. KẾT QUẢ
1. Kết quả chung
- Tổ chức lập và phê duyệt quy
hoạch xây dựng mạng lưới điểm dân cư nông thôn 153 xã trong năm 2011. Trong đó,
triển khai lập quy hoạch 100% các xã thuộc khu vực đồng bằng và trung du; trừ
các xã thuộc khu vực Khu kinh tế mở Chu Lai đã triển khai lập quy hoạch xây dựng.
Đối với các xã thuộc địa bàn miền núi, UBND huyện lựa chọn mỗi huyện từ 01 đến
02 xã để triển khai lập quy hoạch;
- Tổ chức lập quy hoạch chi tiết
các khu trung tâm xã, các điểm dân cư nông thôn tập trung từ 01 đến 03 xã trong
mỗi huyện và tiến hành triển khai xây dựng theo quy hoạch.
2. Sản phẩm hồ sơ quy hoạch xây
dựng nông thôn mới của mỗi xã (tối thiểu phải có)
a) Bản vẽ:
* Hiện trạng tổng hợp, đánh giá
đất xây dựng, tỷ lệ 1/5.000 - 1/25.000:
Trên bản đồ nền địa hình kết hợp
với bản đồ địa chính, thể hiện các nội dung sau:
- Ranh giới hành chính xã;
- Các loại đất: Đất sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp; đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phục vụ sản xuất (trạm,
trại, kho tàng...); đất các khu trung tâm, các điểm dân cư và các loại đất khác
(quốc phòng, du lịch, chưa sử dụng, sông, suối...);
- Dân số, số hộ, diện tích của từng
điểm dân cư;
- Hệ thống công trình phục vụ sản
xuất và dịch vụ xã;
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
+ Các tuyến đường quốc gia, đường
tỉnh, đường huyện, đường xã, đường thôn: Thể hiện rõ loại và mặt cắt các đường;
+ Hệ thống và các công trình thủy
lợi: Thể hiện rõ cấp, loại, mặt cắt và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu;
thể hiện lưu vực thoát nước chính;
+ Đối với cấp nước tập trung: Cần
thể hiện nguồn, công trình cấp nước và hệ thống đường ống chính, nhánh đến từng
điểm dân cư. Đối với cấp nước phân tán cần thể hiện loại hình cấp nước theo khu
vực;
+ Ao, hồ, mạng lưới kênh, đường ống
thoát nước cho đến từng điểm dân cư; khu vực nghĩa trang; bãi chôn lấp chất thải
rắn;
+ Nguồn điện, trạm hạ thế, mạng
lưới cấp điện từ trung áp trở lên: Thể hiện rõ công suất trạm, điện áp, loại
dây;
- Khả năng quỹ đất xây dựng và
hướng mở rộng cho từng điểm dân cư, khu trung tâm xã.
- Môi trường:
+ Các nguồn gây ô nhiễm trong
khu vực và các khu vực ô nhiễm và suy thoái môi trường;
+ Các hệ sinh thái nhạy cảm (rừng,
cây xanh, mặt nước...).
* Quy hoạch phát triển mạng lưới
điểm dân cư nông thôn, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường, tỷ lệ 1/5.000 -
1/25.000:
Trên bản đồ nền địa hình thể hiện
các nội dung sau:
- Đất xây dựng hiện có, xây dựng
mở rộng cho từng điểm dân cư, khu trung tâm xã và đất dự trữ phát triển;
- Đặc điểm sử dụng đất theo chức
năng: Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; đất ở,
dịch vụ (cơ quan, giáo dục, y tế, thương mại...); đất các công trình hạ tầng kỹ
thuật đầu mối;
- Các điểm dân cư phát triển, hạn
chế phát triển và không phát triển;
- Dân số, số hộ, diện tích của từng
điểm dân cư;
- Hệ thống công trình phục vụ sản
xuất và dịch vụ xã;
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
+ Hướng và lưu vực thoát nước
chính; xác định cao độ xây dựng cho các điểm dân cư;
+ Mạng lưới đường trên địa bàn
xã (Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường thôn); loại và mặt cắt
các đường; các công trình phục vụ giao thông;
+ Đối với cấp nước tập trung:
Nguồn cấp nước; vị trí các công trình thu, dẫn nước, các công trình xử lý, công
trình điều hòa; mạng lưới đường ống dẫn nước và các công trình cấp nước; lập sơ
đồ tính thủy lực mạng lưới đường ống; xác định vành đai bảo vệ nguồn nước và
các công trình cấp nước;
+ Đối với cấp nước phân tán: Nguồn
cấp nước, các công trình xử lý và cấp nước;
+ Nguồn cấp điện: Vị trí, công
suất, điện áp các trạm hạ thế; lưới phân phối trung, hạ áp; hành lang bảo vệ
các tuyến điện cao áp đi qua;
+ Hệ thống thoát và xử lý nước
thải; vị trí và quy mô khu xử lý chất thải rắn, nghĩa trang.
* Quy hoạch tổng thể không gian
kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật trung tâm xã, điểm dân cư nông thôn, tỷ lệ
1/2.000:
Trên bản đồ nền địa hình kết hợp
với bản đồ địa chính, thể hiện các nội dung sau:
- Các công trình kiến trúc nhà ở,
công trình công cộng và cây xanh;
- Ranh giới từng lô đất theo tính
chất, chức năng sử dụng; phân biệt rõ khu hiện có, cải tạo và xây dựng mới;
- Các yêu cầu về sử dụng đất: Diện
tích đất, mật độ xây dựng, tầng cao, chỉ giới xây dựng và tỷ lệ cây xanh cho từng
lô đất;
- Mạng lưới hạ tầng kỹ thuật:
+ Mặt bằng các loại đường đến từng
lô đất xây dựng và xác định đầy đủ thông số kỹ thuật;
+ Xác định các khu vực đào và đắp,
cao độ xây dựng, độ dốc trên đường và nền xây dựng, hướng thoát nước, mương, đường
ống thoát nước, đê, kè, hồ dự kiến;
+ Đối với cấp nước phân tán: Nguồn
cấp nước, các công trình xử lý và chứa nước;
+ Đối với cấp nước tập trung:
Nguồn và các công trình cấp nước, mạng lưới đường ống cấp nước đến từng lô đất;
+ Mạng lưới đường ống, trạm bơm,
trạm xử lý nước thải, hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn;
+ Nguồn điện: Mạng lưới cấp điện
từ 0,4KV trở lên và chiếu sáng đường; vị trí các công trình như trạm biến thế,
khoảng cách cột điện;
- Đánh giá tác động môi trường:
+ Các nguồn gây ô nhiễm trong
khu vực và các khu vực có nguy cơ ô nhiễm và suy thoái môi trường;
+ Các khoảng cách ly, bảo vệ (rừng,
khu vực di sản, nguồn nước, khu cách ly sản xuất) và các khu vực nhạy cảm môi
trường khác.
* Các nội dung khác:
- Tập trung nghiên cứu, thể hiện
trên tỷ lệ 1/5.000; riêng các xã có quy mô diện tích quá lớn hoặc các xã miền
núi thể hiện trên tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/25.000, tùy theo dữ liệu hiện trạng
đã có;
- Khuyến khích sử dụng bản đồ giải
thửa kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ lớn hơn để lập quy hoạch.
b) Phần văn bản:
- Thuyết minh tổng hợp kèm theo
bản vẽ thu nhỏ của hồ sơ quy hoạch;
- Quy định quản lý xây dựng theo
hồ sơ quy hoạch.
III. NHIỆM VỤ
TRIỂN KHAI LẬP QUY HOẠCH
1. UBND các xã
a) Rà soát hiện trạng:
* Kinh tế - xã hội:
- Phát triển kinh tế trong các
lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp;
- Tổng dân số toàn xã; tỷ lệ
tăng giảm tự nhiên và cơ học, các số liệu khác, theo mẫu:
Tên
thôn
|
Số
khẩu
|
Số
hộ
|
Lao
động
|
Hộ
nông nghiệp
|
Hộ
phi nông nghiệp
|
Trong
độ tuổi lao động
|
Ngoài
độ tuổi lao động
|
Làm
việc ngoài xã
|
Làm
việc trong xã
|
Thôn…
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngoài ra, còn đánh giá trình độ
dân trí, thành phần dân tộc, đặc điểm tôn giáo, tín ngưỡng...
* Sử dụng đất, cơ sở hạ tầng:
- Hiện trạng sử dụng đất gồm: Đất
nông - lâm - ngư nghiệp, đất ở, đất công cộng, sân bãi… Phải khớp nối sử dụng đất
tại các bản đồ địa chính chính quy các loại tỷ lệ từ 1/500 đến 1/5.000;
- Hiện trạng cơ sở hạ tầng xã hội,
gồm:
+ Hiện trạng các công trình cơ
quan, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, chợ…;
+ Hiện trạng khu ở từng thôn,
xóm: Về mật độ và tầng cao xây dựng; diện tích khuôn viên ở chủ yếu của loại
nhà thuần nông, ở kết hợp dịch vụ; các công trình tôn giáo, tín ngưỡng;
+ Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và
môi trường như loại đường huyện, xã, thôn, về chiều dài, chất liệu đường; các
tuyến cấp điện; hình thức cấp nước, sử dụng nước sinh hoạt chính; hình thức giải
quyết chất thải, thu gom chất thải, thoát nước ra ngoài môi trường;
- Các chương trình xây dựng đang
triển khai xây dựng ở xã về điện, đường, các công trình chính cấp xã, khu vực
như trường, trạm y tế…
* Đánh giá tổng hợp hiện trạng:
- Các khó khăn, thuận lợi trong
phát triển xã; các mặt đạt, chưa đạt theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới;
so sánh theo các tiêu chí liên quan đến quy hoạch xây dựng;
- Xác định tiềm năng cơ bản của
xã về: Vị trí (như gần giao thông chính, gần thị trấn, khu cụm công nghiệp); điều
kiện kinh tế; con người; mối liên hệ với các khu vực liên quan đến xã.
* Dự báo phát triển của xã:
Theo hoàn cảnh thực tế đề ra dự
báo, đồng thời đối chiếu Đề án Nông thôn mới của xã, gồm:
- Đề xuất định hướng phát triển
kinh tế chủ đạo và các đặc trưng phát triển khác (nếu có) như: Du lịch, tiểu thủ
công nghiệp…;
- Căn cứ tỷ lệ tăng dân số và
phát triển kinh tế để dự báo quy mô dân số từng thôn và toàn xã theo các giai
đoạn đến năm 2015 và năm 2025;
- Dự báo lao động cho toàn xã
theo các ngành nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ -
thương mại;
- Dự báo quy mô đất đai, trong đó
chủ yếu là đất xây dựng cho các giai đoạn đến năm 2015 và năm 2025; nêu rõ hướng
phát triển mới về từng loại đất cho từng ngành kinh tế và dự kiến khu vực, vị
trí;
- Dự báo tổng vốn cần có trong
giai đoạn 2010 - 2015.
Các nội dung trên được đưa vào Đề
án Nông thôn mới của xã và trình duyệt. Đây cũng chính là những nội dung cần có
của Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng.
b) Tham gia lập quy hoạch và
trình duyệt:
- Lựa chọn đơn vị tư vấn: Báo
cáo UBND huyện nhằm thực hiện các thủ tục về chỉ định thầu quy hoạch;
- Cung cấp số liệu, gồm: Đề án
Nông thôn mới, các bản đồ quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, bản đồ địa chính
chính quy đang quản lý…;
- Tổ chức lấy ý kiến về quy hoạch
xây dựng thông qua hình thức hội họp, trao đổi trực tiếp với đại diện các thôn
hoặc phát phiếu lấy ý kiến về nội dung quy hoạch. Nội dung cơ bản cần lấy ý kiến
gồm: Quy mô, phương án quy hoạch, giải pháp tổ chức không gian sản suất, sinh sống,
phân khu sản xuất, mạng lưới hạ tầng kỹ thuật - xã hội, giải phóng mặt bằng (nếu
có), giải pháp huy động nguồn lực;
- Báo cáo thông qua Hội nghị
Quân Dân Chính đảng, HĐND xã, đại diện các thôn, đại diện lãnh đạo UBND huyện;
- Trình UBND huyện và các Sở:
Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường góp ý,
thông qua đĩa CD chứa dữ liệu quy hoạch, kết quả cuộc họp thông qua quy hoạch;
- Trình UBND huyện thẩm định,
phê duyệt hồ sơ quy hoạch đã hoàn chỉnh; thành phần hồ sơ trình duyệt gồm:
+ Tờ trình;
+ Hồ sơ quy hoạch, gồm: Thuyết
minh quy hoạch, các văn bản pháp lý, bản vẽ quy hoạch (tối thiểu 09 bộ, đĩa CD
chứa dữ liệu quy hoạch.
2. Đơn vị tư vấn quy hoạch
a) Lập dự toán kinh phí lập quy
hoạch, với các yêu cầu cơ bản:
- Thu thập, đánh giá các tài liệu,
số liệu về quy hoạch có liên quan. Trong đó, tài liệu cần có:
+ Bản đồ địa chính chính quy các
loại của xã; tỷ lệ từ 1/500 đến 1/5.000;
+ Bản đồ địa chính cơ sở có nền
địa hình đường nét tại khu vực có địa giới hành chính của xã; tỷ lệ 1/10.000;
+ Bản đồ quy hoạch kế hoạch sử dụng
đất của xã;
+ Các dự án hạ tầng mang tính
liên xã, vùng huyện có liên quan đến phạm vi nghiên cứu quy hoạch của xã;
- Dự toán khu vực điểm, tuyến cần
khảo sát để lập quy hoạch, kế hoạch khảo sát;
- Sản phẩm của hồ sơ quy hoạch;
- Khái toán kinh phí lập quy hoạch
theo quy định tại Bảng số 2 phần Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số
17/2010/TT-BXD ngày 30/9/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi
phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
- Kinh phí dự toán có căn cứ vào
Đề án nông thôn mới đã lập.
b) Lập hồ sơ quy hoạch:
- Các yêu cầu cơ bản cần đạt:
+ Định hướng tổ chức không gian,
phân khu chức năng sản xuất, sinh sống, các vùng có tính đặc thù, hệ thống các
công trình công cộng, xác định mạng lưới thôn, hệ thống các công trình phục vụ
sản xuất;
+ Giải pháp quy hoạch sử dụng đất,
quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; quy mô diện tích, cơ cấu,
ranh giới sử dụng đất, các chỉ tiêu về đất đối với hệ thống công trình công cộng,
dịch vụ, đất ở, đất sản xuất, đất xây dựng hạ tầng và nhu cầu phát triển. Bố
trí các ô đất theo chức năng sử dụng với quy mô đáp ứng yêu cầu phát triển của
từng giai đoạn quy hoạch và bảo vệ môi trường;
+ Hệ thống dân cư tập trung của
từng thôn trên địa bàn xã, gồm:
Quy mô, chỉ tiêu cơ bản về sử dụng
đất, nhà ở và công trình công cộng tại thôn, bản;
Các chỉ tiêu cơ bản của công
trình hạ tầng kỹ thuật, công trình phục vụ sản xuất chủ yếu;
+ Hệ thống công trình công cộng
cấp xã, gồm:
Vị trí, quy mô, nội dung cần cải
tạo, chỉnh trang hoặc được xây dựng mới như: Các công trình giáo dục, y tế, văn
hoá, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ cấp xã và ở các thôn, bản phù hợp với
điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa - xã hội và tập quán sinh sống của nhân dân;
Hệ thống các công trình di tích
lịch sử, văn hóa, cảnh quan có giá trị;
+ Quy hoạch mạng lưới công trình
hạ tầng kỹ thuật giao thông, thoát nước, cấp nước, cấp điện, thoát nước thải, vệ
sinh môi trường, nghĩa trang toàn xã, các thôn và vùng sản xuất;
+ Xác định các dự án ưu tiên đầu
tư;
- Lập bản dự thảo Quy định quản
lý xây dựng theo quy hoạch.
c) Lấy ý kiến, trình duyệt quy
hoạch:
- Phối hợp với chính quyền địa
phương lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng;
- Các ý kiến đóng góp phải được
tổng hợp đầy đủ và báo cáo tại Hội nghị quy hoạch để xem xét, thông qua;
- Phối hợp cùng UBND xã trong
quá trình trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch và công bố quy hoạch được duyệt.
3. UBND cấp huyện
a) Hướng dẫn lập Đề án Nông thôn
mới, thẩm định và phê duyệt:
- Chú ý quản lý tập trung các chỉ
tiêu phát triển dân số, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phù hợp với điều kiện thực tế
phát triển, điều kiện sử dụng đất đai và các tài nguyên về khoáng sản, nước; việc
khớp nối hạ tầng chung của huyện, Quốc gia…;
- Quyết định phân bổ kinh phí lập
Đề án Nông thôn mới trên cơ sở cân đối từ nguồn kinh phí lập quy hoạch đã được
hỗ trợ.
b) Tổ chức thẩm định, phê duyệt
quy hoạch xây dựng; nội dung phê duyệt gồm:
- Ranh giới, quy mô diện tích;
- Quy mô và cơ cấu dân số, lao động
của xã theo từng giai đoạn quy hoạch;
- Mục tiêu, nội dung, yêu cầu của
đồ án;
- Dự báo quy mô quy hoạch:
+ Quy mô dân số, cơ cấu dân số,
lao động;
+ Quy mô, cơ cấu sử dụng đất.
- Định hướng quy hoạch xây dựng
nông thôn mới:
+ Yêu cầu và nguyên tắc về: Phân
khu chức năng (không gian sản xuất, sinh sống, các khu phát triển, vùng hạn chế
xây dựng, vùng cấm xây dựng, vùng bảo tồn...);
+ Cơ cấu phân khu chức năng, quỹ
đất sản xuất, xây dựng, các khu vực trung tâm xã và hệ thống dân cư thôn;
+ Định hướng quy hoạch xây dựng,
giải pháp tổ chức không gian kiến trúc hệ thống trung tâm xã, công trình công cộng
và dịch vụ, hệ thống các thôn, các điểm dân cư nông thôn tập trung; xác định
các khu vực có khả năng phát triển, hạn chế phát triển, không phát triển, khu bảo
vệ và các nhu cầu khác; xác định ranh giới, quỹ đất xây dựng trung tâm xã, vị
trí, quy mô diện tích, quy mô xây dựng; yêu cầu, các chỉ tiêu cơ bản của các
công trình công cộng, dịch vụ và cây xanh được xây dựng mới hoặc cải tạo như
các công trình giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ cấp
xã phù hợp với khả năng, đặc điểm, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã
theo từng giai đoạn quy hoạch;
+ Định hướng phân bố hệ thống
dân cư các thôn về: Quy mô dân số; các chỉ tiêu về đất đai và hạ tầng kỹ thuật,
bảo vệ môi trường của từng khu vực; định hướng cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp
các công trình giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ từng
thôn;
+ Định hướng quy hoạch xây dựng
hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất, công trình đầu
mối trong phạm vi xã;
- Qui mô các công trình hạ tầng
kỹ thuật của xã;
- Danh mục các công trình, hạng
mục công trình dự kiến đầu tư xây dựng trên địa bàn xã;
- Các chỉ tiêu về dân số, đất
đai, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trung tâm xã và từng thôn;
- Danh mục các công trình ưu
tiên đầu tư xây dựng theo kế hoạch để đạt tiêu chí Nông thôn mới;
- Tiến độ, giải pháp tổ chức thực
hiện đồ án quy hoạch xây dựng;
- Quy định quản lý xây dựng theo
quy hoạch.
4. Các Sở: Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường
- Cung cấp các dữ liệu quản lý
quy hoạch;
- Góp ý về hồ sơ quy hoạch xây dựng
nông thôn xã; nội dung góp ý gồm:
+ Sự khớp nối với quy hoạch
ngành;
+ Các nội dung về chỉ tiêu quy
hoạch;
+ Các quy định về quản lý phát
triển.
IV. QUẢN LÝ
QUY HOẠCH XÂY DỰNG
1. Công bố quy hoạch
UBND xã có trách nhiệm công bố,
công khai đối với đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới; nội dung gồm:
- Bản đồ phát triển không gian sản
xuất, sinh sống; các khu chức năng trung tâm xã, thôn, khu phát triển mới, khu
cải tạo, khu đặc thù, khu bảo vệ, khu cấm xây dựng;
- Bản đồ hệ thống công trình hạ
tầng kỹ thuật;
- Hệ thống công trình công cộng;
cơ sở phục vụ sản xuất;
- Bản đồ cắm mốc giới, chỉ giới
đường đỏ, chỉ giới xây dựng;
- Quy định quản lý xây dựng theo
quy hoạch.
2. Lưu trữ, quản lý phát triển
a) Lưu trữ hồ sơ quy hoạch:
Hồ sơ quy hoạch xây dựng đã được
phê duyệt gồm: Thuyết minh tổng hợp, các bản vẽ đúng tỷ lệ theo quy định, đĩa
CD lưu toàn bộ nội dung thuyết minh và bản vẽ được lưu trữ tại các Sở: Xây dựng,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường. UBND huyện và
UBND xã.
b) Quản lý phát triển:
- UBND cấp huyện, cấp xã:
+ Kiện toàn bộ máy quản lý quy
hoạch xây dựng tại địa phương có đủ năng lực để giúp chính quyền tổ chức lập và
quản lý quy hoạch xây dựng;
+ Thường xuyên rà soát quy hoạch
xây dựng nông thôn trên địa bàn do mình quản lý để kịp thời điều chỉnh quy hoạch
xây dựng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương;
+ Lập kế hoạch cụ thể về thời
gian, nguồn vốn và triển khai lập quy hoạch xây dựng khu trung tâm xã;
+ Tổ chức triển khai, công bố
quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng được duyệt;
+ Lập kế hoạch cụ thể thực hiện
quy hoạch xây dựng được duyệt;
+ Kiểm tra, thanh tra, giải quyết
các khiếu nại, tố cáo, xử lý các vi phạm pháp luật về quy hoạch xây dựng tại địa
phương;
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân biết và thực hiện pháp luật về quy
hoạch xây dựng;
+ Thực hiện xử phạt hành chính
trong hoạt động quy hoạch xây dựng; cưỡng chế tháo dỡ các công trình xây dựng
sai quy hoạch, sai giấy phép xây dựng hoặc xây dựng không phép (đối với trường
hợp phải xin cấp giấy phép xây dựng);
+ Báo cáo Sở Xây dựng theo định
kỳ 06 tháng và hàng năm về kế hoạch, chương trình lập quy hoạch xây dựng và
tình hình quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn;
- Các Sở: Xây dựng, Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, Tài nguyên và Môi trường: Kiểm tra, hướng dẫn thường
xuyên, định kỳ công tác lập quy hoạch xây dựng và thực hiện xây dựng theo quy
hoạch đã được phê duyệt; định kỳ 06 tháng và hàng năm báo cáo UBND tỉnh kết quả
thực hiện.
V. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
Từ nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn
hỗ trợ từ các tổ chức xã hội và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác./.