ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 2066/QĐ-UBND
|
Cà Mau, ngày 30 tháng 12 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THÍ ĐIỂM "NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
TRUNG TÂM VĂN HÓA - THỂ THAO XÃ" GIAI ĐOẠN 2016 - 2017
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ
Quyết định số 2563/QĐ-BVHTTDL ngày 03/8/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động các
thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn”;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tại Tờ trình số 370/TTr-SVHTTDL ngày 24/12/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch tổ chức thí điểm “Nâng cao chất lượng hoạt
động Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã” giai đoạn 2016-2017(kèm theo Kế hoạch
số 104/KH-SVHTTDL ngày 24/12/2015 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với
các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện; hướng dẫn, đôn đốc và kiểm
tra việc thực hiện Kế hoạch này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch; UBND các huyện, TP. Cà Mau; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT. Tỉnh ủy; TT. HĐND tỉnh;
- Cổng
Thông tin điện tử tỉnh;
- Trung tâm Công báo - Tin học;
- VXT;
- Lưu: VT, Mi 13/12.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hồng Quân
|
KẾ HOẠCH
TỔ
CHỨC THÍ ĐIỂM "NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM VĂN HÓA - THỂ THAO
XÃ" GIAI ĐOẠN 2016 - 2017
Căn cứ Quyết định
số 2563/QĐ-BVHTTDL ngày 03/8/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông
thôn”.
Thực hiện Công văn số 4367/UBND-VX
ngày 18/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà
Mau về việc lập Đề án đổi mới “Mô hình tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn
hóa - Thể thao xã”. Xuất phát từ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, văn nghệ, thể dục,
thể thao của nhân dân, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây
dựng kế hoạch chọn điểm “Nâng cao chất
lượng hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã”, với nội
dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
- Thí điểm xã chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Văn hóa Thể thao xã từ đó rút kinh nghiệm và
nhân rộng trong toàn tỉnh, tạo tiền đề phát triển phong trào văn hóa, văn
nghệ, thể dục, thể thao quần chúng.
- Củng cố, phát triển, khai thác có
hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết
bị nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã đáp ứng nhu cầu sáng tạo,
hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của các tầng
lớp nhân dân; đồng thời làm nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng
và pháp luật của Nhà nước, phục vụ hoạt động văn hóa, thể
thao, lễ hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
- Đổi mới cơ chế quản lý, khuyến
khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong thiết chế văn
hóa, thể thao ở cấp xã, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đông đảo nhân dân
thường xuyên đến sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa, luyện tập thể dục, thể thao, vui
chơi giải trí.
2. Yêu cầu
- Từng bước nâng cao chất lượng
hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp
xã.
- Đảm bảo thực hiện đúng tiến độ và hiệu
quả các Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã được chọn thí điểm.
II. HÌNH THỨC THÍ ĐIỂM
1. Chọn điểm chỉ đạo
Mỗi huyện, thành phố chọn 01 Trung
tâm Văn hóa - Thể thao xã làm điểm chỉ đạo.
2. Điều kiện thí điểm
2.1. Cơ sở vật chất
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã phải
nằm nơi có đông dân cư.
- Quy mô Trung tâm Văn hóa - Thể thao
xã: Quy hoạch tập trung, gồm: Hội Trường đa năng có trên 200 chỗ ngồi (ghế
đôn); có đủ các phòng chức năng (hành chính; đọc sách, báo, thư viện, hình ảnh
truyền thống; thông tin truyền thanh; câu lạc bộ văn hóa, thể thao; nhà kho;
khu vệ sinh).
- Có sân rộng để sinh hoạt văn hóa,
văn nghệ, thể dục thể thao như: Bóng chuyền, bóng đá mini,
cầu lông, võ thuật, thể dục dưỡng sinh...
- Có sân khấu ngoài trời để phục vụ văn nghệ, mít tinh...
2.2. Bộ máy tổ
chức
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã đã
được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Quyết định thành lập.
- Có Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, bổ nhiệm các chức danh Ban Chủ nhiệm Trung tâm Văn
hóa - Thể thao xã
III. NỘI DUNG “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG”
1. Tổ chức bộ máy
- Tiến hành củng cố, kiện toàn Ban Chủ nhiệm đảm bảo đủ điều kiện chỉ
đạo, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động trên các lĩnh vực: Văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể
thao; hướng nghiệp, học tập cộng đồng; tổ chức các hoạt động
phong trào của các tổ chức đoàn thể;
tổ chức chính trị - xã hội, có khoảng 6 người và cộng tác viên phụ trách các câu lạc bộ.
- Chủ nhiệm: Là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phụ trách văn hóa - xã hội kiêm
nhiệm.
- Phó Chủ nhiệm: Là Công chức xã phụ
trách Văn hóa - Xã hội hoặc là Bí thư xã đoàn kiêm nhiệm.
- Phó Chủ nhiệm: Là phó Ban Chỉ đạo
phổ cập giáo dục hoặc Chủ tịch Hội khuyến học của xã kiêm
nhiệm.
- 01 cán bộ phụ trách quản lý nhà văn
hóa (theo Nghị quyết số 03/2013/NQ- HĐND, ngày 10 tháng 7
năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau).
- 01 cán bộ thư viện xã.
- 01 cán bộ trạm truyền thanh xã.
- Các cộng tác viên là lãnh đạo các
ngành đoàn thể và người tâm huyết, có chuyên môn hoạt động văn hóa, văn nghệ,
thể dục, thể thao; hướng nghiệp, học tập cộng đồng; tổ chức các hoạt động phòng
trào của các tổ chức đoàn thể; tổ chức chính trị - xã hội, phụ trách các câu lạc bộ.
- Chủ nhiệm Trung tâm Văn hóa - Thể thao phân công cụ thể từng thành viên Ban Chủ nhiệm.
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã có
Quy chế hoạt động và có Quy chế phối hợp với các ngành để hoạt động.
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã phải
thành lập được các câu lạc bộ như: đờn ca tài tử; câu lạc bộ thể dục, thể thao
(bóng đá, bóng chuyền, dưỡng sinh, cờ tướng, võ thuật,...).
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể
thao; hoạt động hướng nghiệp; hoạt động phong trào của các đoàn thể:
+ Có âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ, nhạc
công; các dụng cụ luyện tập thể dục, thể thao.
+ Đảm bảo bàn,
ghế phục vụ cho nhân dân, thành viên câu lạc bộ đến sinh hoạt.
- Cảnh quan môi trường Trung tâm văn
hóa phải “xanh - sạch - đẹp”, Khuôn viên Trung tâm Văn hóa
- Thể thao phải trồng cây xanh bóng mát.
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã phải
đảm bảo điện - nước phục vụ sinh hoạt.
3. Phụ cấp cán bộ kiêm nhiệm
Đối với Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm,
các cán bộ cấp xã, cán bộ không chuyên trách kiêm nhiệm nhiệm vụ của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm được tính phụ cấp như sau:
- Chủ nhiệm Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã kiêm nhiệm hưởng hệ số 0,5 mức lương cơ sở/tháng.
- Phó Chủ nhiệm Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã kiêm nhiệm hưởng hệ số 0,3 mức lương cơ sở/tháng.
- Thành viên Ban chủ nhiệm Trung tâm
Văn hóa - Thể thao xã hưởng hệ số 0,2 mức lương cơ sở/tháng.
4. Nội dung hoạt động
Hàng tháng, quý, năm Ban Chủ nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động của
Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương, tập
trung vào các nội dung sau:
- Hoạt động thông tin - cổ động: tổ
chức các hình thức thông tin tuyên truyền gồm: panô, băng rôn, triển lãm, sinh
hoạt chuyên đề, thông tin tại chỗ và thông tin lưu động ở các khu dân cư trên địa bàn, phục vụ các ngày kỷ niệm lớn của dân tộc, các sự kiện trọng
đại của đất nước và các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương.
- Hoạt động văn nghệ quần chúng: xây
dựng và phát triển câu lạc bộ đờn ca tài tử; tổ chức biểu diễn văn nghệ, các cuộc
giao lưu, liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng hàng năm; tổ chức
đón các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp về biểu diễn tại địa phương.
- Hoạt động thể dục, thể thao: Xây dựng
và phát triển phong trào "Toàn
dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, xây dựng các loại hình câu lạc
bộ thể dục, thể thao; phát động mỗi người dân tham gia ít nhất một môn thể
thao; tổ chức các giải và đại hội thể dục, thể thao định kỳ.
- Hoạt động xây dựng nếp sống văn
hóa: tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện nếp sống
văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang,
lễ hội, ngày giỗ, ngày tết và các hình thức sinh hoạt văn
hóa - xã hội ở địa phương; xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng, giao tiếp,
ứng xử văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường và
giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội.
- Hoạt động triển khai thực hiện
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”: giúp Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã triển
khai thực hiện phong trào trên địa bàn; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ
vũ phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Khóm văn hóa”.
- Hoạt động học tập cộng đồng: Phối hợp
với Ban chỉ đạo học tập cộng đồng xã tổ chức các lớp học ngoại ngữ - tin học;
các lớp chuyên đề bồi dưỡng và phổ biến kiến thức về các vấn
đề chính trị, kinh tế, văn hóa,, xã hội có liên quan
trực tiếp đến đời sống người dân; phổ biến kiến thức thuộc các lĩnh vực chuyên môn như: khuyến nông,
khuyến công, vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khỏe, pháp luật, ... nhằm mục
tiêu nâng cao chất lượng công tác, lao động sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân,
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
- Hoạt động văn hóa khác: tổ chức các
hoạt động dịch vụ về văn hóa - thể thao như: lưu hành,
kinh doanh băng, đĩa ca nhạc, sân khấu; biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời
trang, triển lãm văn hóa, nghệ thuật, các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa và
các hình thức vui chơi giải trí khác...; hướng dẫn chuyên
môn nghiệp vụ cho các điểm sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao ở ấp, xây dựng tủ sách, thư viện cộng đồng (tại gia
đình). Tham gia các cuộc hội thi, hội diễn, thi đấu thể dục thể thao,... do
ngành văn hóa, thông tin, thể dục thể thao cấp trên tổ chức;
phối hợp với các ngành, đoàn thể cấp xã tổ chức các hoạt động văn hóa, thể
thao và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
- Hàng tháng mỗi đoàn thể của xã có kế
hoạch phối hợp với Trung tâm văn hóa - Thể thao xã, tổ chức
các hoạt động theo chuyên môn, nhiệm vụ của ngành mình, đảm bảo hàng tháng có
ít nhất 01 đoàn thể tổ chức 01 cuộc hoạt động tại Trung tâm
Văn hóa - Thể thao xã.
IV. KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
1. Hàng năm, UBND
cấp xã cân đối ngân sách chi cho Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã nguồn kinh phí
để đảm bảo hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Từ nguồn vận động, đóng góp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn.
3. Từ nguồn thu các hoạt động dịch vụ
văn hóa, thể thao... của trung tâm.
4. Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã được
chọn làm điểm chỉ đạo được ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm 20
triệu đồng/năm (Hai mươi triệu đồng/năm) để làm kinh phí hoạt động.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của các
ngành
1.1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức
triển khai kế hoạch này, theo dõi, kiểm tra kết quả thực hiện các hoạt động của
Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã được chọn làm điểm chỉ đạo; chỉ đạo các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở; Trung tâm Thể dục, Thể thao tỉnh;
Trung tâm Văn hóa tỉnh, tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ
cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên và phương pháp tổ
chức hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể
thao xã.
- Phối hợp với Sở
Nội vụ xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ cho Ban Chủ nhiệm, cộng tác viên Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã hàng năm.
- Lập dự toán kinh phí chi hỗ trợ
hoạt động và phụ cấp kiêm nhiệm hàng năm cho
Ban Chủ nhiệm và hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể
thao xã, đối với các xã chỉ đạo điểm.
- Hàng năm tổ chức hội nghị sơ kết
rút kinh nghiệm, chỉ đạo khắc phục những hạn chế trong hoạt động; báo cáo kết
quả cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
1.2. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao
và Du lịch, Sở Tài chính tỉnh Cà Mau xây dựng
kế hoạch kinh phí tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã.
1.3. Sở Tài chính
Hàng năm, tùy theo
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách của địa phương, phối
hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định, phân bổ kinh
phí cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã được chọn làm thí điểm chỉ đạo. Hướng dẫn
chế độ tài chính dành cho hoạt động của Trung tâm Văn hóa
- Thể thao cấp xã theo quy định hiện hành.
1.4. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc
và các ngành đoàn thể cấp tỉnh
Chỉ đạo trong hệ thống ngành từ cấp
huyện đến cơ sở có kế hoạch chỉ đạo, phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã tổ chức nhiều hoạt động
về văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hướng nghiệp,
sinh hoạt chính trị cho đoàn viên, hội viên; nhằm góp phần
khai thác có hiệu quả công năng của các Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã.
1.5. Trách nhiệm của
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau
- Có kế hoạch mua sắm trang thiết bị cơ bản đủ điều kiện phục vụ cho
các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của Trung tâm Văn hóa - Thể
thao xã.
- Chỉ đạo Phòng Văn hóa vá thông tin, Trung tâm văn hóa - Thể thao cấp huyện,
hàng tháng có kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ
về chuyên môn, nghiệp vụ, định hướng các hoạt động của
Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã trên các lĩnh vực.
- Chỉ đạo Ủy ban
nhân dân xã có kế hoạch tổ chức, quản
lý, khai thác có hiệu quả các Trung tâm Văn hóa - Thể thao
xã theo chức năng nhiệm vụ được giao.
2. Tiến độ thực hiện
- Năm 2016
+ Khảo sát, chọn điểm chỉ đạo theo kế hoạch.
+ Kiện toàn, củng cố tổ chức Trung
tâm Văn hóa - Thể thao xã.
+ Phối hợp với các ngành tạo cơ chế
cho Trung tâm Văn hóa -Thể thao xã được chọn chỉ đạo điểm
hoạt động tốt.
- Năm 2017
Tập trung các hoạt động “nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Văn hóa Thể thao xã”, tổng kết và nhân
rộng trên phạm vi toàn tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch chọn điểm chỉ đạo
“Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể
thao xã” giai đoạn 2016 -2017 trình Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt./.