ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2059/QĐ-UBND
|
Bến Tre, ngày 04
tháng 9 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA 04 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TỈNH BẾN TRE
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng
6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số
92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng
10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục
hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số
2772/TTr-SYT ngày 26 tháng 8 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua Phương án
đơn giản hóa 04 thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế thuộc thẩm quyền giải
quyết của tỉnh Bến Tre (Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Y tế tham
mưu dự thảo văn bản thực thi Phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục
hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (thực hiện);
- Bộ Y tế;
- Cục Kiểm soát TTHC-VPCP;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Sở Y tế;
- Phòng KSTT, KG-VX, TTPVHCC;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TTT.
|
CHỦ TỊCH
Trần Ngọc Tam
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA 04 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
Y TẾ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TỈNH BẾN TRE
(Kèm theo Quyết định số 2059/QĐ-UBND ngày 04 tháng 9 năm 2024 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bến Tre)
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
I. LĨNH VỰC: DƯỢC
1. Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở thay đổi loại hình kinh doanh dược hoặc
thay đổi phạm vi kinh doanh dược có làm thay đổi điều kiện kinh doanh; thay đổi
địa điểm kinh doanh dược thuộc thẩm quyền của Sở Y tế (Cơ sở bán buôn thuốc,
nguyên liệu làm thuốc; Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc
trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền)
- Mã số: 1.004585 (Dịch vụ công trực tuyến một phần)
1.1. Nội dung đơn giản hoá
Về thành phần hồ sơ:
- Kiến nghị cắt giảm thành phần hồ sơ đối với người
nộp hồ sơ TTHC tại Bộ phận Một cửa, thành phần, gồm “Bản tự kiểm tra Thực
hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc theo Danh mục kiểm tra quy định tại Phụ lục II 2a
hoặc 2b hoặc 2c kèm theo Thông tư đối với cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh dược tương ứng”.
Lý do: Kết quả đánh giá và kết luận của Đoàn
đánh giá để cấp chứng nhận GPP là căn cứ vào thực tế phỏng vấn kiến thức và sự
hiểu biết của người quản lý và nhân viên, qua quan sát, đánh giá cơ sở vật chất
kỹ thuật và kiểm tra hồ sơ sổ sách tại cơ sở, bản tự kiểm tra này chỉ mang tính
tham khảo, các cơ sở thường có xu hướng chấm điểm cao do không căn cứ vào thực
tế vì vậy điểm không chính xác so với điểm kết luận của Đoàn đánh giá. Đồng thời,
nội dung Bản điểm khoảng 12 trang giấy chiếm 70% thành phần hồ sơ đề nghị cấp
chứng nhận GPP, gây tốn kém và mất thời gian cho cơ sở khi nộp hồ sơ trong khi
không cần thiết phải nộp mà chỉ cần cơ sở tự đối chiếu với thực tế để thực hiện.
1.2. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư
số 02/2018/TT-BYT ngày 22/01/2018 của Bộ Y tế quy định thực hành tốt cơ sở bán
lẻ thuốc.
Cắt giảm thành phần hồ sơ “Bản tự kiểm tra Thực
hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc theo Danh mục kiểm tra quy định tại Phụ lục II 2a
hoặc 2b hoặc 2c kèm theo Thông tư này đối với cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận
đủ điều kinh doanh dược tương ứng”, tại bước công dân thực hiện nộp hồ
sơ. Sau đó, phòng Nghiệp vụ Dược (Sở Y tế) thẩm định sẽ đi kiểm tra thực tế
và bổ sung nội dung này vào biên bản sau khi được thống nhất.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 12,204,400
đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 11,450,000
đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 754,400 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6,18%.
2. Thủ tục: Cấp lần đầu và cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với trường hợp bị thu hồi Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thuộc thẩm quyền của Sở Y tế (Cơ Sở bán
buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc; Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy
thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu,
thuốc cổ truyền) - Mã số: 1.004593 (Dịch vụ công trực tuyến một phần)
2.1. Nội dung đơn giản hoá
Về thành phần hồ sơ: Kiến nghị cắt giảm
thành phần hồ sơ đối với người nộp hồ sơ TTHC tại Bộ phận Một cửa, thành phần,
gồm “Bản tự kiểm tra Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc theo Danh mục kiểm tra
quy định tại Phụ lục II 2a hoặc 2b hoặc 2c kèm theo Thông tư đối với cơ sở đề
nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tương ứng”.
Lý do: Kết quả đánh giá và kết luận của Đoàn
đánh giá để cấp chứng nhận GPP là căn cứ vào thực tế phỏng vấn kiến thức và sự
hiểu biết của người quản lý và nhân viên, qua quan sát, đánh giá cơ sở vật chất
kỹ thuật và kiểm tra hồ sơ sổ sách tại cơ sở, bản tự kiểm tra này chỉ mang tính
tham khảo, các cơ sở thường có xu hướng chấm điểm cao do không căn cứ vào thực
tế vì vậy điểm không chính xác so với điểm kết luận của Đoàn đánh giá. Đồng thời,
nội dung Bản điểm khoảng 12 trang giấy chiếm 70% thành phần hồ sơ đề nghị cấp
chứng nhận GPP, gây tốn kém và mất thời gian cho cơ sở khi nộp hồ sơ trong khi
không cần thiết phải nộp mà chỉ cần cơ sở tự đối chiếu với thực tế để thực hiện.
2.2. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư
02/2018/TT-BYT ngày 22/01/2018 của Bộ Y tế quy định thực hành tốt cơ sở bán lẻ
thuốc.
Cắt giảm thành phần hồ sơ “Bản tự kiểm tra Thực
hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc theo Danh mục kiểm tra quy định tại Phụ lục II 2a
hoặc 2b hoặc 2c kèm theo Thông tư này đối với cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh dược tương ứng”, tại bước công dân thực hiện nộp
hồ sơ. Sau đó, phòng Nghiệp vụ Dược (Sở Y tế) thẩm định sẽ đi kiểm tra thực
tế và bổ sung nội dung này vào biên bản sau khi được thống nhất.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1,147,213,600
đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1,091,300,000
đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 55,913,600 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4,87%.
3. Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt
thuộc thẩm quyền của Sở Y tế - Mã số: 1.002399 (Dịch vụ công trực tuyến một phần)
3.1. Nội dung đơn giản hóa
Về thành phần hồ sơ: Kiến nghị cắt giảm thành
phần hồ sơ đối với người nộp hồ sơ TTHC tại Bộ phận Một cửa, thành phần, gồm “Bản
tự kiểm tra Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc theo Danh mục kiểm tra quy định tại
Phụ lục II 2a hoặc 2b hoặc 2c kèm theo Thông tư đối với cơ sở đề nghị cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tương ứng”.
Lý do: Kết quả đánh giá và kết luận của Đoàn
đánh giá để cấp chứng nhận GPP là căn cứ vào thực tế phỏng vấn kiến thức và sự
hiểu biết của người quản lý và nhân viên, qua quan sát, đánh giá cơ sở vật chất
kỹ thuật và kiểm tra hồ sơ sổ sách tại cơ sở, bản tự kiểm tra này chỉ mang tính
tham khảo, các cơ sở thường có xu hướng chấm điểm cao do không căn cứ vào thực
tế vì vậy điểm không chính xác so với điểm kết luận của Đoàn đánh giá. Đồng thời,
nội dung Bản điểm khoảng 12 trang giấy chiếm 70% thành phần hồ sơ đề nghị cấp
chứng nhận GPP, gây tốn kém và mất thời gian cho cơ sở khi nộp hồ sơ trong khi
không cần thiết phải nộp mà chỉ cần cơ sở tự đối chiếu với thực tế để thực hiện.
3.2. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư
02/2018/TT-BYT ngày 22/01/2018 của Bộ Y tế quy định thực hành tốt cơ sở bán lẻ
thuốc.
Cắt giảm thành phần hồ sơ “Bản tự kiểm tra Thực
hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc theo Danh mục kiểm tra quy định tại Phụ lục II 2a
hoặc 2b hoặc 2c kèm theo Thông tư này đối với cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh dược tương ứng”, tại bước công dân thực hiện nộp
hồ sơ. Sau đó, phòng Nghiệp vụ Dược (Sở Y tế) thẩm định sẽ đi kiểm tra thực
tế và bổ sung nội dung này vào biên bản sau khi được thống nhất.
3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 238,571,600
đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 224,238,000
đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 14,333,600 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6,01%.
II. LĨNH VỰC: AN TOÀN THỰC PHẨM
VÀ DINH DƯỠNG
1. Thủ tục: Cấp giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm, kinh
doanh dịch vụ ăn uống thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh - Mã số:
1.002425 (Dịch vụ công trực tuyến một phần)
1.1. Nội dung đơn giản hoá
Về thời hạn giải quyết hồ sơ: Kiến nghị rút
ngắn thời hạn giải quyết từ 20 ngày làm việc còn 18 ngày làm việc
(giảm 02 ngày làm việc).
Lý do: Trong quá trình tiếp nhận và giải quyết
thủ tục hành chính, Sở Y tế nhận thấy có thể rút ngắn thời gian thực hiện các
bước để giảm tổng số ngày thực hiện thủ tục hành chính từ 20 ngày làm việc
xuống còn 18 ngày làm việc, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân sớm đưa
vào hoạt động.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Kiến nghị sửa đổi điểm c và điểm d khoản 3 Điều 6
Chương III thuộc khoản 3 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh
doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế như sau:
“c)Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung
hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định hoặc ủy
quyền thẩm định và lập Biên bản thẩm định theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị
định này trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp ủy
quyền thẩm định cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới thì phải có văn bản ủy quyền”;
“d) Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu,
trong thời gian 04 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan tiếp
nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 03 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị
định này”.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Tiết kiệm thời gian thực hiện thủ tục hành chính;
- Tỷ lệ (%) thời gian cắt giảm so quy định hiện
hành: 10%.