Quyết định 2057/QĐ-UBND năm 2020 về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2025
Số hiệu | 2057/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 13/08/2020 |
Ngày có hiệu lực | 13/08/2020 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Vĩnh Long |
Người ký | Lê Quang Trung |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2057/QĐ-UBND |
Vĩnh Long, ngày 13 tháng 8 năm 2020 |
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
Căn cứ Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày 03/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ;
Căn cứ Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025;
Theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND, ngày 28/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Quy chế quản lý, sử dụng kinh phí và mức chi cụ thể thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 1068/TTr-SCT ngày 17/7/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2025.
Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nội dung tại Điều 1 của Quyết định này theo đúng quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2025
(Ban
hành kèm theo Quyết định số: 2057/QĐ-UBND, ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
I. HIỆN TRẠNG VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 22 doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp hỗ trợ với các ngành: Sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô (04); Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giày (07); Linh kiện, phụ tùng cơ khí (2); Sản phẩm bao bì (03); Linh kiện điện tử (01); Nguyên liệu sản xuất thực phẩm (02); Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi (01); Nguyên liệu sản xuất đồ nhựa (01); Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất dược phẩm (01).
Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đã và đang được sản xuất trên địa bàn tỉnh gồm:
- Các sản phẩm thùng carton (3,5,7... lớp) được dùng làm bao bì phục vụ các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đông lạnh, thực phẩm, bánh kẹo... của Công ty Cổ Phần Phú Long (công suất 50 triệu sản phẩm/năm) và Công ty TNHH Xốp Trường Giang (huyện Long Hồ);
- Sản phẩm vỏ thân xe buýt bằng nhựa composite của Công ty Cổ Phần Nhựa Sao Việt (huyện Trà Ôn);
- Sản phẩm thùng xe tải của Công ty Cổ phần Kỹ thuật và Ô tô Trường Long chi nhánh Vĩnh Long (KCN Bình Minh);
- Sản phẩm viên nang rổng đựng thuốc bằng capsule phục vụ sản xuất dược phẩm của Công ty Cổ Phần dược phẩm Cửu Long (thành phố Vĩnh Long);
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2057/QĐ-UBND |
Vĩnh Long, ngày 13 tháng 8 năm 2020 |
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
Căn cứ Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày 03/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ;
Căn cứ Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025;
Theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND, ngày 28/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Quy chế quản lý, sử dụng kinh phí và mức chi cụ thể thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 1068/TTr-SCT ngày 17/7/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2025.
Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nội dung tại Điều 1 của Quyết định này theo đúng quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2025
(Ban
hành kèm theo Quyết định số: 2057/QĐ-UBND, ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
I. HIỆN TRẠNG VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 22 doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp hỗ trợ với các ngành: Sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô (04); Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giày (07); Linh kiện, phụ tùng cơ khí (2); Sản phẩm bao bì (03); Linh kiện điện tử (01); Nguyên liệu sản xuất thực phẩm (02); Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi (01); Nguyên liệu sản xuất đồ nhựa (01); Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất dược phẩm (01).
Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đã và đang được sản xuất trên địa bàn tỉnh gồm:
- Các sản phẩm thùng carton (3,5,7... lớp) được dùng làm bao bì phục vụ các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đông lạnh, thực phẩm, bánh kẹo... của Công ty Cổ Phần Phú Long (công suất 50 triệu sản phẩm/năm) và Công ty TNHH Xốp Trường Giang (huyện Long Hồ);
- Sản phẩm vỏ thân xe buýt bằng nhựa composite của Công ty Cổ Phần Nhựa Sao Việt (huyện Trà Ôn);
- Sản phẩm thùng xe tải của Công ty Cổ phần Kỹ thuật và Ô tô Trường Long chi nhánh Vĩnh Long (KCN Bình Minh);
- Sản phẩm viên nang rổng đựng thuốc bằng capsule phục vụ sản xuất dược phẩm của Công ty Cổ Phần dược phẩm Cửu Long (thành phố Vĩnh Long);
- Sản phẩm chai nhựa cho dược phẩm, gia dụng, mỹ phẩm của Công Ty TNHH Sản Xuất - Thương Mại Nhựa Hồng Hải Đăng (thị xã Bình Minh).
- Sản phẩm bột mì nguyên liệu cho sản xuất mì gói, sợi phở, bánh các loại của Công ty TNHH Thiết Lập (KCN Hòa Phú) và Công ty TNHH MTV Bột mì Đại Nam (thành phố Vĩnh Long).
- Sản phẩm linh kiện điện tử (loa) của Công ty TNHH ESTEC Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long (KCN Hòa Phú).
- Sản phẩm phụ tùng máy may, linh kiện máy nông nghiệp, xây dựng của Công ty TNHH công nghiệp Towa (KCN Hòa Phú).
- Sản phẩm đinh vít của Công ty TNHH XNK Jisteel (huyện Tam Bình và Công ty TNHH MTV SX TM Hoàng Sơn Vĩnh Long (thành phố Vĩnh Long).
- Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may - da giày như: giày dép bán thành phẩm cho ADIDAS (Công ty TNHH giày MEGA SURPLUS Việt Nam - thành phố Vĩnh Long); Sản xuất nút áo (Công ty TNHH MTV sản xuất nút áo Hoành Đạt - huyện Vũng Liêm); dây đai, dây băng, sợi, chỉ nylon, máy, thiết bị dệt (Công ty TNHH MTV Smart Fiber Vĩnh Long Vina - huyện Long Hồ); Thêu, in logo và ép logo trên vải balo, túi xách (Công ty TNHH U.K Vina chi nhành Vĩnh Long - KCN Hòa Phú).
Ngoài ra, hiện trên địa bàn tỉnh có 05 dự án lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đang triển khai đầu tư như: Sản xuất sản phẩm linh kiện, phụ tùng ô tô: 02 dự án (Công ty TNHH MTV Cheilmobile - KCN Hòa Phú và Công ty TNHH Kyungshin Việt Nam - KCN Hòa Phú); sản xuất sản phẩm nguyên phụ liệu ngành giày dép: 02 dự án (Công ty TNHH giầy CHING LUH Việt Nam - chi nhánh Vĩnh Long II - KCN Hòa Phú và Công ty TNHH Vĩnh Tỷ - KCN Bình Minh); sản xuất nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi: 01 dự án (Công ty TNHH KINGBULL Việt Nam - CN Vĩnh Long - huyện Mang Thít).
Bên cạnh, một số kết quả đạt được trong thu hút đầu tư và phát triển sản xuất, nhìn chung công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh phát triển còn chậm, tính liên kết nội địa chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong tỉnh và khu vực lân cận. Do đó, cần triển khai các chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn tới.
1. Mục tiêu tổng quát
- Phát triển sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ nhu cầu sản xuất trong và ngoài tỉnh, hướng tới xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị của sản phẩm công nghiệp.
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm từng bước nâng cao trình độ khoa học công nghệ của sản phẩm và mở rộng quy mô sản xuất trên cơ sở phát huy, khai thác năng lực sản xuất của các doanh nghiệp hiện có, đồng thời gắn với thu hút, mời gọi các nhà đầu tư mới về sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
- Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực trong hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ.
2. Mục tiêu cụ thể
Căn cứ vào mục tiêu Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của Thủ tướng Chính phủ và trên cơ sở khai thác, phát huy những tiềm năng thế mạnh và định hướng phát triển ngành công nghiệp của địa phương, trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, tỉnh Vĩnh Long phát triển công nghiệp hỗ trợ thuộc các lĩnh vực: Linh kiện phụ tùng; Dệt may - da giày; Công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao; Công nghiệp hỗ trợ ngành chế biến thực phẩm, nông sản, thủy sản.
a) Lĩnh vực linh kiện phụ tùng
Hình thành và phát triển các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng kim loại, linh kiện phụ tùng nhựa - cao su, điện - điện tử, trong đó tập trung lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng cho các máy móc, thiết bị phục vụ ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dệt may, Cơ khí nông nghiệp, đóng tàu, ngành công nghiệp chế biến nông sản, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất thiết bị y tế.
Đến năm 2025, phát triển 04 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng cung ứng nhu cầu trong tỉnh và ngoài tỉnh.
b) Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may - da giày
Phát triển nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ ngành dệt may - da giày, đáp ứng nhu cầu ngành dệt may trong và ngoài tỉnh.
Hỗ trợ phát triển các ngành, nghề như: ngành cơ khí sản xuất linh kiện phụ tùng cung ứng cho dệt may - da giày; ngành sản xuất các hóa chất cho ngành dệt may - giày dép; sản xuất nguyên, phụ liệu cho ngành may mặc, da giày như chỉ may, khóa kéo, cúc nhựa, bao bì, keo dán, các loại băng (băng dệt, băng chun, băng gai, nhãn mác); thêu in, thêu ren phục vụ cho ngành dệt may và các ngành nghề khác phục vụ cho ngành dệt may - da giày.
Hình thành các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, phụ liệu phục vụ ngành dệt may - da giày. Đến năm 2025, hình thành 04 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, phụ liệu phục vụ ngành dệt may - da giày.
c) Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao
Phát triển sản xuất vật liệu, thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, phần mềm và dịch vụ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử để có thể từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng linh, phụ kiện cho thị trường trong nước, khu vực.
Ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử như: Linh kiện điện tử - quang điện tử cơ bản (Transistor, mạch tích hợp, cảm biến, điện trở, tụ, điôt, ăng ten, thyristor); linh kiện thạch anh; vi mạch điện tử; vật liệu sản xuất linh kiện điện tử (Chất bán dẫn, vật liệu từ cứng, vật liệu mềm, chất cách điện tích cực); linh kiện phục vụ công nghiệp lắp ráp điện tử (Linh kiện nhựa, linh kiện cao su, chi tiết cơ - điện tử, linh kiện kính).
d) Công nghiệp hỗ trợ ngành Chế biến thực phẩm, Chế biến nông sản, Chế biến thủy sản: Công nghiệp sản xuất nguyên liệu, phụ liệu, phụ gia, bao bì…
III. Đối tượng của Chương trình
1. Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương là cơ quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh có nhiệm vụ chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; Các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện các đề án thuộc Chương trình.
2. Đối tượng thụ hưởng: Các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh tham gia hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2025, cụ thể như sau:
- Mục tiêu
+ Xúc tiến và hỗ trợ mở rộng thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh. Tạo mối liên kết hiệu quả giữa doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với các Tập đoàn đa quốc gia, các công ty sản xuất, lắp ráp trong nước và nước ngoài;
+ Dự kiến hỗ trợ ít nhất 20 cơ sở, doanh nghiệp tham gia Chương trình, 5 cơ sở, doanh nghiệp trở thành nhà cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh.
+ Hỗ trợ tham gia hội chợ, triển lãm công nghiệp hỗ trợ trong nước và ngoài nước.
- Hoạt động chính:
+ Khảo sát các cơ sở, doanh nghiệp có liên quan đến 03 lĩnh vực như trên, xác định nhu cầu của cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn, xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Dự kiến khảo sát khoảng 60 cơ sở, doanh nghiệp.
+ Tổ chức đánh giá năng lực các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn. Dự kiến đánh giá 22 cơ sở, doanh nghiệp.
+ Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Dự kiến tổ chức 06 khóa đào tạo.
+ Tổ chức hội thảo xúc tiến thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh. Dự kiến tổ chức 02 cuộc hội thảo.
+ Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động công nghiệp hỗ trợ. Dự kiến thực hiện 06 chuyên đề về công nghiệp hỗ trợ trên truyền hình.
+ Tham gia hội chợ triển lãm trưng bày các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Trong đó: hỗ trợ 12 cơ sở, doanh nghiệp tham gia triển lãm trong nước, 04 cơ sở, doanh nghiệp tham gia triển lãm ở nước ngoài.
+ Hỗ trợ 10 cơ sở, doanh nghiệp quảng bá, đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;
- Kinh phí: 3,12 tỷ đồng, trong đó:
+ Nguồn kinh phí ngân sách địa phương: 1,128 tỷ đồng.
+ Nguồn kinh phí đề xuất hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của trung ương: 1,362 tỷ đồng.
+ Nguồn vốn khác, vốn đối ứng của doanh nghiệp: 0,63 tỷ đồng.
- Mục tiêu: Dự kiến hỗ trợ tư vấn, đào tạo hệ thống quản trị doanh nghiệp và quản trị sản xuất cho các cơ sở, doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu quốc tế.
- Hoạt động chính:
+ Đánh giá khả năng và nhu cầu áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý trong sản xuất tại các doanh nghiệp. Dự kiến đánh giá khoảng 23 cơ sở, doanh nghiệp.
+ Tổ chức đào tạo cho các cơ sở, doanh nghiệp để nâng cao kiến thức về quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất. Dự kiến tổ chức 06 lớp đào tạo kiến thức về quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất.
+ Tổ chức đánh giá công nhận hệ thống quản trị doanh nghiệp và quản trị sản xuất. Dự kiến hỗ trợ 06 cơ sở, doanh nghiệp.
- Kinh phí dự kiến: 1,623 tỷ đồng. Trong đó:
+ Nguồn kinh phí ngân sách địa phương: 0,626 tỷ đồng.
+ Nguồn kinh phí đề xuất hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của trung ương: 0,997 tỷ đồng.
+ Nguồn vốn khác, vốn đối ứng của doanh nghiệp: 0 đồng.
- Mục tiêu: Hỗ trợ cơ sở, doanh nghiệp được đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường liên kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Đào tạo cán bộ quản lý nhà nước ở các sở ngành nâng cao trình độ kiến thức đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Hoạt động chính: Tổ chức, tham gia 04 lớp đào tạo cán bộ quản lý nhà nước; 06 lớp đào tạo cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ về chính sách, quản lý, công nghệ, thương mại...
- Kinh phí dự kiến: 1,276 tỷ đồng, trong đó:
+ Nguồn kinh phí ngân sách địa phương: 0,4 tỷ đồng.
+ Nguồn kinh phí đề xuất hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của Trung ương: 0,48 tỷ đồng.
+ Nguồn vốn khác: 0,396 tỷ đồng.
- Mục tiêu: Dự kiến hỗ trợ 24 doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng và sản xuất thử nghiệm, đổi mới công nghệ, tiếp nhận chuyển giao công nghệ tham gia Chương trình.
- Hoạt động chính:
+ Tổ chức tập huấn giới thiệu, phổ biến một số quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Dự kiến tổ chức 06 chương trình.
+ Hỗ trợ 06 dự án nghiên cứu ứng dụng và sản xuất thử nghiệm các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
+ Hỗ trợ 06 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hoàn thiện, đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghiệm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
+ Hỗ trợ 06 doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao công nghệ; 06 doanh nghiệp mua bản quyền, sáng chế, phần mềm.
+ Hỗ trợ mua trang thiết bị thử nghiệm chính cho các phòng thử nghiệm để nâng cao năng lực của đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ ở địa phương.
+ Hỗ trợ các dự án nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu cho các tổ chức, cá nhân đã tự đầu tư nghiên cứu, phát triển và triển khai ứng dụng vào sản xuất có kết quả ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế.
- Kinh phí dự kiến: 35,26 tỷ đồng, trong đó:
+ Nguồn kinh phí ngân sách địa phương: 8,85 tỷ đồng.
+ Nguồn kinh phí đề xuất hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của trung ương: 9,13 tỷ đồng.
+ Nguồn vốn khác, vốn đối ứng của doanh nghiệp: 17,28 tỷ đồng.
5. Xây dựng và vận hành trang thông tin về công nghiệp hỗ trợ
- Mục tiêu: Công bố thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu và xuất bản ấn phẩm về công nghiệp hỗ trợ.
- Hoạt động chính:
+ Khảo sát, xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
+ Cung cấp thông tin cung cầu về thị trường sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và chính sách về công nghiệp hỗ trợ.
- Kinh phí dự kiến: 0,2 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương.
1. Dự toán kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện: 41,479 tỷ đồng. Trong đó:
- Nguồn kinh phí ngân sách địa phương: 11,204 tỷ đồng.
- Nguồn kinh phí đề xuất hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của Trung ương: 11,969 tỷ đồng.
- Nguồn vốn khác: vốn đối ứng của doanh nghiệp là 18,306 tỷ đồng.
(Chi tiết tại Phụ lục 1,2,3,4,5,6 và 7).
2. Nguồn kinh phí thực hiện
- Nguồn vốn ngân sách địa phương (lồng ghép thêm các nguồn vốn ngân sách khác: chương trình xúc tiến đầu tư, nguồn khuyến công, xúc tiến thương mại, nguồn sự nghiệp khoa học,...) và nguồn kinh phí hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của trung ương để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung chương trình nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
- Về nguồn vốn khác:
+ Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ;
+ Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và nguồn vốn ODA;
+ Và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Khuyến khích việc huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước để triển khai các nội dung của Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ của Chương trình nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai Chương trình này đến các đơn vị liên quan, các cơ sở, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, hướng dẫn hồ sơ, quy trình và là đầu mối tiếp nhận hồ sơ cho các cơ sở, doanh nghiệp tham gia thực hiện Chương trình này.
- Tham mưu xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách và hướng dẫn tổ chức thực hiện về phát triển công nghiệp hỗ trợ theo Chương trình được duyệt.
- Xây dựng dự toán kinh phí hàng năm của Chương trình, tổng hợp chung vào dự toán của Sở Công Thương, gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, bố trí kinh phí, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình, bảo đảm việc quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả. Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Chương trình.
- Phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan triển khai các nội dung Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan đẩy mạnh xúc tiến đầu tư thu hút các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp Sở Tài Chính cân đối, bố trí nguồn vốn để thực hiện các nội dung của Chương trình.
Căn cứ nội dung thực hiện Chương trình hàng năm và khả năng ngân sách của địa phương, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí hàng năm đê thực hiện Chương trình.
Phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan triển khai các nội dung Chương trình, trong đó có hoạt động hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai các nội dung hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; làm đầu mối liên hệ với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, hợp tác quốc tế đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
6. Ban quản lý các Khu công nghiệp
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ vào các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thực hiện các thủ tục về cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, các thủ tục sau cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
7. Ủy ban nhân các huyện, thị xã và thành phố
- Phối hợp với các sở, ngành trong quá trình triển khai các nội dung Kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
- Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh thực hiện các thủ tục về đất đai, giải phóng mặt bằng, giúp nhà đầu tư nhanh chóng hoàn thành đầu tư đi vào sản xuất.
Tích cực tham gia thực hiện đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp hỗ trợ và các nội dung hoạt động của Chương trình này.
Trong quá trình thực hiện Chương trình, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.