Quyết định 2029/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án “Phát triển chuỗi giá trị và cụm ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh”

Số hiệu 2029/QĐ-UBND
Ngày ban hành 20/09/2019
Ngày có hiệu lực 20/09/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Tây Ninh
Người ký Trần Văn Chiến
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2029/-UBND

Tây Ninh, ngày 20 tháng 9 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ CỤM NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH TÂY NINH”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2016;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH, ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án “tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 382/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt đề án cơ cấu lại nông nghiệp tỉnh Tây Ninh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tm nhìn đến năm 2030,

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2021/TTr-SNN ngày 24 tháng 7 năm 2019 và Công văn số 2428/SNN-KHTC ngày 10 tháng 9 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Phát triển chuỗi giá trị và cụm ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh” với những nội dung chính sau:

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Nâng cao năng suất chất lượng hàng hóa, giảm giá thành sản xuất; tăng khả năng cạnh tranh của các loại nông sản thực phm, khai thác có hiệu quả các tim năng lợi thế của tỉnh phát triển bền vững, gắn sản xuất với chế biến, nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị từng ngành hàng, nhất là những ngành hàng đã có doanh nghiệp gắn kết đầu tư sản xuất - tiêu thụ.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị đối với các sản phẩm truyền thống, khắc phục những hạn chế đang tồn tại gồm lúa, mía, khoai mì, cao su, chăn nuôi bò thịt đảm bảo quy mô hợp lý đủ khả năng cạnh tranh trong nước và khu vực.

- Xây dựng, hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất rau, cây ăn trái nhiệt đới, nhất là sản phẩm đã và đang có tiềm năng thị trường, gắn kết sản xuất với chế biến, tiêu thụ.

- Đảm bảo các sản phẩm trong chuỗi giá trị có quy mô, chất lượng, an toàn thực phẩm và đáp ứng các yêu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

- Củng cố và phát triển các mối liên kết ngang và liên kết dọc; tăng cường vai trò của các tác nhân hỗ trợ giá trị như nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật, dịch vụ kỹ thuật và vật tư nông nghiệp, cơ giới hóa.

2. Nội dung thực hiện

2.1. Trồng trọt

- Cơ cấu lại diện tích sản xuất các loại cây trồng: giảm dần diện tích các loại cây trồng kém hiệu quả như cây lúa, mía, cao su; duy trì, phát triển ổn định đối với cây mì, rau, quả; khuyến khích mở rộng diện tích các loại cây ăn quả đáp ứng tốt thị trường nội địa và xuất khẩu (nhãn, xoài, bưởi, sầu riêng, chuối, dứa, mít...) và cây rau củ thực phẩm.

- Hạn chế cấp phép đầu tư nhà máy chế biến tinh bột; cơ cấu giảm số lượng các nhà máy chế biến đường, đảm bảo quy mô phù hợp với khả năng phát triển nguyên liệu; mở rộng thu hút nhà máy chế biến rau quả và cây ăn trái. Ứng dụng và chuyển đổi thiết bị, công nghệ chế biến hướng đến đa dạng các loại sản phẩm chế biến tinh bột, phụ phẩm, chế biến mì, mía đường đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu và tận dụng triệt để các phụ phế phẩm nhằm giảm giá thành sản xuất.

- Xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng làm cơ sở định hướng mức độ thích nghi của từng loại cây trồng phù hợp với từng vùng đất. Chuyển đổi cây trồng, cơ cấu lại vùng sản xuất, đảm bảo lợi thế cạnh tranh về điều kiện thổ nhưỡng cho từng loại cây trồng, đáp ứng nhu cầu thị trường và phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến nông sản.

- Phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất và phục vụ chuyển đổi cây trồng theo định hướng (đê bao, hạ tầng tưới, tiêu, điện...); hạ tầng hỗ trợ chuyên sâu như: chợ đầu mối nông sản trọng điểm, trung tâm sản xuất giống cây trồng, hỗ trợ kỹ thuật, thiết bị và vật tư nông nghiệp, phân tích đánh giá chẩn đoán dịch hại, phân tích đánh giá chất lượng đất, đào tạo, tư vấn kỹ thuật,...

- Rà soát sắp xếp một số công ty nông nghiệp, từng bước xây dựng các vùng sản xuất chuyển đổi mô hình sản xuất có giá trị gia tăng cao theo hướng chuyên canh, tập trung, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và hữu cơ.

- Đẩy mạnh ứng dụng các giống mới, năng suất cao, sạch bệnh; chuyển đổi giống đối với các vùng trồng không đáp ứng thị trường; ứng dụng mạnh khoa học công nghệ, kỹ thuật tiến bộ, cơ giới hóa, công nghệ sinh học, vi sinh vào các khâu trong sản xuất (trồng, chăm sóc, khai thác, thu hoạch, bảo quản, chế biến).

- Củng cố, nâng cao hiệu quả, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ đối với nông sản hàng hóa có thế mạnh và tiềm năng của tỉnh.

[...]