BỘ CÔNG NGHIỆP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số: 2014/QĐ-BCN
|
Hà Nội, ngày 13
tháng 6 năm 2007
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI NỘI DUNG TÍNH TOÁN PHÂN TÍCH KINH TẾ, TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ
VÀ KHUNG GIÁ MUA BÁN ĐIỆN CÁC DỰ ÁN NGUỒN ĐIỆN
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG
NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28
tháng 05 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 2 năm 2005 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Năng lượng và Dầu khí,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời nội
dung tính toán phân tích kinh tế, tài chính đầu tư và khung giá mua bán điện các
dự án nguồn điện.
Điều
2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ
ngày ký và thay thế “Hướng dẫn tạm thời nội dung tính toán phân tích kinh tế,
tài chính đầu tư và khung giá mua bán điện các dự án nguồn điện” ban hành kèm
theo Quyết định số 709/QĐ-NLDK ngày 13 tháng 4 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp.
Điều
3.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng,
Cục trưởng thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ;
- Các Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Sở Công nghiệp;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, NLDK, PC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Châu Huệ Cẩm
|
QUY
ĐỊNH TẠM THỜI
NỘI
DUNG TÍNH TOÁN PHÂN TÍCH KINH TẾ, TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ VÀ KHUNG GIÁ MUA BÁN ĐIỆN
CÁC DỰ ÁN NGUỒN ĐIỆN
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 2014/QĐ-BCN
ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)
Chương
I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Mục đích, phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định
tạm thời nội dung tính toán phân tích kinh tế, tài chính đầu tư và khung giá
mua bán điện các dự án nguồn điện, làm cơ sở đàm phán hợp đồng mua bán điện,
nhằm thống nhất phương pháp luận và đảm bảo lựa chọn được dự án có hiệu quả.
Số liệu quy định tại
Phụ lục 1 phụ thuộc theo điều kiện của thị trường phát điện cạnh tranh, trừ các
trường hợp có thoả thuận riêng với bên mua điện hoặc hướng dẫn cụ thể của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng
đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư dự án nguồn điện.
Trường hợp có những điểm
khác biệt so với hướng dẫn về phương pháp và số liệu sử dụng cho tính toán, Nhà
đầu tư phải gửi kèm theo giải trình trong quá trình thẩm định, phê duyệt dự án
và đàm phán hợp đồng mua bán điện.
Điều 3. Nguyên tắc
thực hiện
Khi có các yêu cầu
phải phân tích hiệu quả kinh tế, hiệu quả tài chính của dự án đầu tư nguồn
điện, Nhà đầu tư thực hiện theo hướng dẫn tại quy định này.
Điều
4. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này
những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phân tích kinh
tế là việc đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư đối với nền
kinh tế. Kết quả phân tích kinh tế là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền quyết
định cho phép hoặc không cho phép đầu tư dự án hoặc quyết định cơ chế chính
sách hỗ trợ đầu tư cho dự án (bù lãi suất, cấp bổ sung ngân sách, ưu đãi về
thuế và các chính sách hỗ trợ khác) nhằm khuyến khích thực hiện dự án.
Đối với
một số dự án có tính đặc thù, khi cần thiết cần có các phương án thay thế.
2. Phân tích tài
chính là việc đánh giá tính khả thi của dự án trên quan điểm của Nhà đầu tư
để định hướng cho Nhà đầu tư về phương thức huy động vốn, các cơ chế về tài chính
để dự án đạt được mức sinh lợi hợp lý, bảo đảm cho dự án hoạt động bền vững,
lâu dài và hiệu quả. Kết quả phân tích tài chính là cơ sở để xác lập tính ưu
tiên khi quyết định đầu tư.
3. Tổng vốn đầu tư
(I) là tổng chi phí đầu tư để xây dựng và đưa công trình vào hoạt động.
Tổng vốn đầu tư của dự án có thể được hình thành từ: Vốn chủ sở hữu (Icsh)
và Vốn vay (Iv).
4. Tỷ suất chiết
khấu (i) là chi phí của vốn đầu tư tính bằng (%), dùng để quy đổi
các dòng thu, chi trong phân tích kinh tế, tài chính của các năm trong thời hạn
dự án về năm đầu tiên bỏ vốn.
Tỷ suất chiết khấu áp
dụng trong phân tích kinh tế, tài chính bao gồm: tỷ suất chiết khấu kinh tế (ik%)
và tỷ suất chiết khấu tài chính (if%).
5. Dự án đầu tư sử
dụng vốn nhà nước là dự án được quy định tại Mục 1 Điều 58 của
Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 về quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Chương II
NỘI
DUNG PHÂN TÍCH KINH TẾ, TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ DỰ ÁN NGUỒN ĐIỆN
Điều
5. Nội dung phân tích kinh tế của dự án đầu tư
1. Phân tích
kinh tế của dự án đầu tư nhằm đánh giá lần lượt các chỉ tiêu sau:
a) Tỷ suất sinh lợi
nội tại về kinh tế (EIRR %);
b) Thời gian hoàn vốn
kinh tế có chiết khấu (CFBTk/I);
c) Giá trị hiện tại
ròng kinh tế (NPVk);
d) Tỷ số Lợi ích/Chi
phí kinh tế (B/Ck).
2. Các chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả kinh tế của dự án được tính trên cơ sở dòng tích luỹ kinh tế (CFBTk)
của các năm trong thời hạn dự án và tỷ suất chiết khấu kinh tế ik% =
10%.
3. Nhà nước khuyến
khích các dự án đầu tư nguồn điện không sử dụng vốn nhà nước có tỷ suất sinh
lợi nội tại về kinh tế (EIRR%) > 10%.
Điều
6. Nội dung phân tích tài chính của dự án đầu tư
1. Một số nguyên tắc
chung trong phân tích tài chính của dự án đầu tư
a) Phân tích tài
chính của dự án đầu tư áp dụng cho các phương án kỹ thuật kiến nghị và được xem
xét trên quan điểm của Nhà đầu tư nhằm lựa chọn phương án tối ưu;
b) Đối với các phương
án xem xét, một số yếu tố như vốn đầu tư, phân bổ vốn đầu tư, phân bổ lãi vay,
vai trò và chế độ vận hành của dự án trong hệ thống điện, số giờ huy động công
suất đặt cực đại cần được tính toán cụ thể. Các dự án nguồn điện phải căn cứ
vào quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xác định công suất và điện
lượng ứng với từng giai đoạn vận hành làm căn cứ tính toán doanh thu hàng năm.
c) Số giờ huy động
công suất đặt cực đại của các nhà máy điện áp dụng trong phân tích kinh tế, tài
chính được quy định như sau:
- Đối với các nhà máy
nhiệt điện than:
Số giờ sử dụng công
suất đặt cực đại từ 6.500 giờ/năm đến tối đa 7.000 giờ/năm.
- Đối với các nhà máy
tua bin khí chu trình hỗn hợp:
Số giờ sử dụng công
suất đặt cực đại từ 6.500 giờ/năm đến tối đa 7.000 giờ/năm.
- Đối với các nhà máy
thuỷ điện có công suất lắp máy > 30MW
Số giờ sử dụng công
suất đặt cực đại tính toán cụ thể theo chế độ
thuỷ văn, điều tiết hồ chứa và có xem xét đến yêu cầu đảm bảo nước hạ lưu mùa
kiệt của từng công trình và áp dụng trong khoảng từ 4.000 giờ/năm đến tối đa 5.500
giờ/năm.
- Đối với các nhà máy
thuỷ điện có công suất lắp máy < 30MW
Số giờ sử dụng công
suất đặt cực đại tính toán cụ thể theo chế độ thuỷ văn hoặc điều tiết hồ chứa
của từng công trình và áp dụng trong khoảng từ 3.000 giờ/năm đến tối đa 7.000
giờ/năm.
2. Các chỉ tiêu tài
chính cần xác định lần lượt trong phân tích tài chính dự án gồm:
a) Giá trị hiện tại
ròng tài chính (NPVf);
b) Thời gian hoàn vốn
chủ sở hữu có chiết khấu (CFATf/Icsh);
c) Tỷ suất sinh lợi nội
tại về tài chính (FIRR %);
d) Tỷ số Lợi ích/Chi
phí tài chính (B/Cf);
3. Các chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả tài chính của dự án được tính trên cơ sở dòng tích luỹ tài chính
(CFATf) của các năm trong thời hạn dự án và tỷ suất chiết khấu tài
chính if% (tỷ suất chiết khấu tài chính bình quân gia quyền cho các
nguồn vốn).
if% = (1 - t%)
Trong đó:
Icsh: Tổng
vốn chủ sở hữu trong tổng vốn đầu tư dự án.
Iv: Tổng
vốn vay trong tổng vốn đầu tư dự án.
I: tổng vốn đầu tư
của dự án.
icsh%: tỷ
suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu.
iv%: tỷ lệ
lãi suất của vốn vay (quy định tại Điều 8.2).
t%: thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp nguồn vốn
chủ sở hữu được góp vốn từ nhiều nguồn khác nhau thì Tỷ suất sinh lợi của nguồn
vốn chủ sở hữu (icsh%) dùng để xác định tỷ suất chiết khấu tài chính
(if) được tính theo nguyên tắc bình quân gia quyền các nguồn vốn
góp.
Nhà đầu tư chịu trách
nhiệm về cơ cấu vốn và tỷ suất sinh lợi của từng nguồn vốn.
Điều
7. Yêu cầu đối với nội dung phân tích kinh tế, tài chính
1. Nội dung phân tích
kinh tế, tài chính gồm các chỉ tiêu được thể hiện ở 3 bảng sau:
a) Bảng 1: Dự toán
kết quả kinh doanh
b) Bảng 2: Dòng tích
luỹ kinh tế và các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
c) Bảng 3: Dòng tích
luỹ tài chính và các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
2. Mẫu biểu các bảng
nêu tại khoản 1 Điều này thực hiện theo Phụ lục 2
Điều
8. Phương thức huy động vốn và phương án tài chính
1. Huy động vốn của Nhà
đầu tư
a) Đối với các dự án
đầu tư nguồn điện, Nhà đầu tư phải đảm bảo tỷ lệ vốn chủ sở hữu theo các quy
định hiện hành;
b) Vốn chủ sở hữu (bao
gồm toàn bộ các loại vốn góp của các cổ đông) là nguồn vốn góp của Nhà đầu tư
vào dự án.
2. Huy động vốn vay
(số tiền dự kiến vay bằng tổng vốn đầu tư trừ đi phần vốn chủ sở hữu).
a) Các dự án đã có
hiệp định vay vốn riêng hoặc cam kết huy động vốn riêng thì khi phân tích tài
chính, vốn đầu tư cho dự án theo các điều kiện vay vốn (lãi suất, thời gian ân
hạn, thời gian trả nợ) được thoả thuận trong hiệp định hoặc các cam kết;
b) Nếu
vốn vay là hỗn hợp của nhiều nguồn thì tỷ lệ lãi suất của vốn vay (iv%)
được tính bằng bình quân gia quyền tỷ lệ lãi suất các nguồn vốn vay;
c) Đối với các dự án
không thể xác định rõ nguồn vay và dự kiến vay thương mại thì cần tính theo một
số phương án huy động vốn, trong đó ít nhất phải bao gồm 2 phương án sau:
- Phương án 1: 100%
nguồn vốn vay được huy động từ vay thương mại trong nước.
- Phương án 2: tối đa
đến 85% vay nước ngoài cho thiết bị nhập ngoại theo phương thức tín dụng –
người cấp hàng, phần còn lại vay thương mại trong nước
Lãi suất phần vốn vay
trong nước: lấy bằng lãi suất thị trường vốn vay dài hạn trong nước liên ngân
hàng tại thời điểm lập dự án.
Lãi suất phần vốn vay
nước ngoài: lấy theo điều kiện vay tín dụng xuất khẩu tại thời điểm tính toán.
Thời gian trả nợ lấy
từ 10 đến 15 năm tuỳ theo khả năng trả nợ của từng dự án và các quy định của
ngân hàng tại thời điểm tính toán.
Thời gian ân hạn
nhiều nhất tính bằng thời gian xây dựng.
Điều
9. Phân tích độ nhậy trong phân tích tài chính dự án
Phân tích độ nhậy
được tiến hành đối với phân tích tài chính dự án nhằm đánh giá các trường hợp
rủi ro đối với Nhà đầu tư xảy ra sau khi thực hiện dự án. Phân tích độ nhậy
được tính toán cho các phương án sau:
1. Vốn đầu tư tăng 10%.
2. Điện năng phát
giảm 10%.
3. Chi phí O&M, chi
phí nhiên liệu tăng 10%.
4. Tổ hợp vốn đầu tư
tăng 10%, điện năng phát giảm 10%.
Điều
10. Số liệu đầu vào và giả thiết tính toán
1. Số liệu cơ bản sử
dụng trong phân tích kinh tế, tài chính các dự án nguồn điện được lấy theo các
thông số trong Phụ lục 1.
2. Mặt bằng tính toán
(thời điểm tính toán) là thời điểm năm bắt đầu thực hiện và được coi là năm thứ
nhất.
3. Phân tích tài
chính dự án không tính đến lạm phát, trượt giá của đồng tiền (cả ngoại tệ và
nội tệ).
Điều
11. Tỷ suất sinh lợi nội tại về tài chính (FIRR%)
Tỷ suất sinh lợi nội
tại về tài chính của các dự án nguồn điện (FIRR%) không được vượt quá 15%.
Chương III
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều
12. Điều khoản khác
Trong quá trình thực
hiện, nếu vướng mắc hoặc phát sinh những điểm chưa phù hợp, đề nghị các tổ
chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công nghiệp để kịp thời xem xét, bổ sung hoặc sửa
đổi./.