QUY CHẾ
PHỐI HỢP QUẢN LÝ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP GIỮA SỞ TƯ PHÁP VÀ SỞ NGÀNH CÓ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2011/QD-UBND ngày 07/7/2011 của UBND tỉnh)
Chương I
NHỮNG QUY
ĐINH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định nhiệm vụ,
quyền hạn của Sở Tư pháp và sở ngành có hoạt động giám định tư pháp (sau dây gọi
tắt là sở ngành) và người giám định tư pháp; quan hệ phối hợp giữa Sở Tư pháp
và sở ngành trong việc quản lý về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp chuyên
ngành.
Điều 2.
Yêu cầu trong quan hệ phối hợp
1 Thực hiện đầy đủ chức trách
trong quản lý theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp và các quy định
tại quy chế này.
2. Chủ động, phối hợp giải quyết
những vấn đề vướng mắc phát sinh trong quan hệ quản lý, quan hệ phối hợp. Đối với
những việc thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trên hoặc những vấn đề phức tạp
thì báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và đề xuất hướng chỉ đạo giải quyết.
Điều 3.
Người giám định tư pháp
Người giám định tư pháp được
quy định trong quy chế này gồm tất cà giám định viên tư pháp và người giám định
tư pháp theo vụ việc thực hiện công tác giám định theo ngành, lĩnh vực nhất định,
không phân biệt người giám định đó đang hoạt động trong lĩnh vực có tổ chức
giám định tư pháp hay không có tổ chức giám định tư pháp.
Chương II
QUAN HỆ PHỐI
HỢP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP GIỮA SỞ TƯ PHÁP VÀ SỞ NGÀNH
Điều 4. Nhiệm
vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về công tác giám định
tư pháp
Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân
tỉnh trong việc quản lý nhà nước về giám định tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây:
1. Chủ trì phối hợp với sở
ngành trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập tổ chức giám định tư pháp
ở những lĩnh vực theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp;
2. Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp ở các lĩnh vực, sau khi thống
nhất ý kiến với sở ngành;
3. Lập hồ sơ đề nghị Bộ Tư pháp
cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp;
4. Chủ trì, phối hợp với sở
ngành lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc để Ủy ban nhân dân tỉnh đề
nghị Bộ Tư pháp lập và công bố danh sách;
5. Phối hợp với các sở ngành
trong việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cần thiết cho người
giám định tư pháp;
6. Chủ trì, phối hợp với các sở
ngành trong việc kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về giám định tư
pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền;
7. Định kỳ mỗi quý, 06 tháng và
hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động
giám định tư pháp ở địa phương.
Điều 5. Nhiệm
vụ, quyền hạn của sở ngành trong việc quản lý về tổ chức và hoạt động giám định
tư pháp chuyên ngành
Sở ngành có nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây trong việc quản lý về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp chuyên
ngành:
1 – Phối hợp với Sở Tư pháp để
giải quyết các công việc như sau:
- Lập đề án thành lập tổ chức
giám định tư pháp ở những lĩnh vực thuộc ngành mình quản lý trình Ủy ban nhân
dân tỉnh quyết định;
- Lựa chọn người để đề nghị Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm giám định viên tư pháp;
- Lựa chọn người giám định theo
vụ việc trong lĩnh vực chuyên môn thuộc thẩm quyền quản lý;
- Kiểm tra, thanh tra việc thực
hiện pháp luật về giám định tư pháp, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền;
2. Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh miễn nhiệm giám định viên tư pháp theo quy định pháp luật;
3. Chỉ đạo, theo dõi đôn đốc hoạt
động giám định tư pháp chuyên ngành và thực hiện chế độ báo cáo liên thông về tổ
chức và hoạt động giám định tư pháp của ngành mình.
4. Lập dự toán kinh phí cho hoạt
động giám định tư pháp thuộc ngành mình quản lý, từng bước trang bị đầy đủ máy
móc, thiết bị phục vụ cho yêu cầu giám định tư pháp chuyên ngành.Tạo điều kiện
thuận lợi để các giám định viên tư pháp thực hiện tốt công tác giám định;
5. Chủ trì, phối hợp với Sở Tư
pháp trong việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cần thiết
cho người giám định tư pháp.
Điều 6. Quyền
và nghĩa vụ của người giám định tư pháp
1. Quyền của người giám định tư
pháp:
a) Yêu cầu cơ quan tiến hành tố
tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định (sau đây gọi chung là người
trưng cầu giám định) cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến đối tượng giám
định;
b) Lựa chọn phương pháp cần thiết
và phù hợp để tiến hành giám định theo nội dung yêu cầu giám định;
c) Sử dụng kết quả xét nghiệm bổ
sung hoặc kết luận chuyên môn do tổ chức, cá nhân khác thực hiện nhằm phục vụ
cho việc giám định;
d) Độc lập đưa ra kết luận giám
định;
đ) Từ chối giám định trong trường
hợp đối tượng giám định, các tài liệu liên quan được cung cấp không đủ hoặc
không có giá trị để kết luận giám định; thời giam không đủ để thực hiện giám định
hoặc có lý do chính đáng khác;
e) Được đảm bảo an toàn khi thực
hiện giám định hoặc khi tham gia tố tụng với tư cách là người giám định tư
pháp;
g) Người giám định tư pháp là
người hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì được hưởng phụ cấp và các khoản bồi
dưỡng khác theo quy định pháp luật. Người Giám định tư pháp là người không hưởng
lương từ ngân sách nhà nước thì được hưởng thù lao giám định tư pháp theo quy định
pháp luật.
h) Các quyền khác theo quy định
của pháp luật tố tụng.
2. Nghĩa vụ của người giám định
tư pháp:
a) Tuân thủ các nguyên tắc thực
hiện giám định tư pháp;
b) Thực hiện giám định theo
đúng nội dung yêu cầu giám định;
c) Thực hiện giám định theo
đúng thời hạn yêu cầu. Trong trường hợp việc giám định không thể tiến hành theo
thời hạn mà người trưng cầu giám định yêu cầu thì phải thông báo ngay bằng văn
bản và nêu rõ lý do cho người trưng cầu giám định biết hoặc báo cáo với lãnh đạo
tổ chức giám định tư pháp (đối với lĩnh vực có tổ chức giám định) để có thông
báo cho người trưng cầu giám định;
d) Lập hồ sơ giám định;
đ) Có mặt theo giấy triệu tập của
cơ quan tiến hành tố tụng và giải thích kết quả giám định khi có yêu cầu;
e) Thực hiện trách nhiệm bảo quản
các mẫu vật giám định, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định theo quy định của
pháp luật;
g) Giữ bí mật về kết quả giám định,
thông tin và tài liệu giám định;
h) Từ chối giám định trong những
trường hợp pháp luật quy định;
i) Bồi thường thiết hại trong
trường hợp cố ý đưa ra kết luật giám định sai sự thật gây thiệt hại cho cá
nhân, tổ chức có liên quan;
k) Các nghĩa vụ khác theo quy định
của pháp luật tố tụng.
Điều 7.
Công tác phối hợp giữa Sở Tư pháp và sở ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ quản
lý về tổ chức và hoạt động giám định tư pháp
1. Phối hợp trong xây dựng đề
án thành lập tổ chức giám định tư pháp, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp và thu hồi thẻ
giám định viên tư pháp, đề nghị Bộ Tư pháp lập và công bố danh sách đối với người
giám định theo vụ việc.
Trên cơ sở đề án thành lập tổ
chức giám định tư pháp, Sở Tư pháp lập hồ sơ trình UBND tỉnh quyết định thành lập
tổ chức giám định tư pháp trên lĩnh vực đó; phối hợp với sở ngành lựa chọn người
có đủ điều kiện lập hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm giám định
viên tư pháp và đề nghị Bộ Tư pháp cấp thẻ giám định viên tư pháp, lựa chọn người
có đủ điều kiện trình UBND tỉnh đề nghị Bộ Tư pháp lập và công bố danh sách đối
với người giám định theo vụ việc.
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với
sở, ngành lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh quyết định miễn nhiệm và thu hồi
thẻ giám định viên tư pháp.
2. Phối hợp trong quản lý hoạt
động giám định tư pháp:
Sở Tư pháp làm đầu mối phối hợp
với sở ngành tham mưu UBND tỉnh trong việc quản lý nhà nước đối với các tổ chức
giám định tư pháp. Các sở ngành trong từng lĩnh vực giám định tư pháp thực hiện
chế độ quản lý toàn diện về tổ chức và hoạt động của các tổ chức giám định tư
pháp thuộc ngành mình.
3. Phối hợp trong công tác tổ chức
bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cần thiết cho người giám định tư
pháp.
Sở ngành chủ trì, phối hợp Sở
Tư pháp tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn về giám định tư pháp và
cập nhật kiến thức pháp luật cần thiết cho người giám định.
4. Phối hợp trong công tác kiểm
tra thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền:
Sở Tư pháp phối hợp với sở
ngành trogn việc kiểm tra, thanh tra nhằm kịp thời phát hiện những sai sót
trong hoạt động giám định để có biện pháp chấn chỉnh, phối hợp giải quyết khiếu
nại tố cáo theo thẩm quyền.
5. Phối hợp trong công tác thi
đua khen thưởng các tổ chức giám định tư pháp và người giám định tư pháp.
Trên cơ sở đề nghị của sở,
ngành, Sở Tư pháp xem xét hoàn tất thủ tục đưa ra Hội đồng Thi đua Khen thưởng
để đề nghị lên trên xét khen thưởng theo Luật Thi đua Khen thưởng và các văn bản
hướng dẫn thi hành Luật Thi đua Khen thưởng.
6. Phối hợp trong công tác báo
cáo định kỳ và báo cáo chuyên đề.
Định kỳ mỗi quý, 06 tháng, hàng
năm các tổ chức giám định tư pháp báo cáo về tình hình về tổ chức và kết quả hoạt
động trong kỳ (nơi không có tổ chức giám định tư pháp thì sở ngành thực hiện.
Báo cáo gửi cho Sở Tư pháp trước ngày 05 của tháng kế tiếp kỳ báo cáo để Sở Tư
pháp tổng hợp thành báo cáo chung gửi UBND tỉnh và Bộ Tư pháp.
Khi cấp trên có yêu cầu báo cáo
chuyên đề và theo sự phân công của UBND tỉnh, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với
các sở ngành giúp UBND tỉnh báo cáo theo quy định.
Điều 8.
Quan hệ quản lý giữa sở ngành với người giám định tư pháp thuộc quyền.
1. Đối với đơn vị có tổ chức
giám định tư pháp chuyên ngành:
Người đứng đầu tổ chức giám định
chịu trách nhiệm trước lãnh đạo sở ngành về toàn bộ hoạt động của tổ chức giám
định tư pháp được gia phụ trách; thực hiện chế độ thỉnh thị, báo cáo theo quy định.
2. Đối với các đơn vị không có
tổ chức giám định tư pháp chuyên ngành:
a) Người giám định tư pháp thực
hiện mối quan hệ phục tùng, chấp hành sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo
sở ngành và thực hiện chế độ thỉnh thị, báo cáo theo quy định. Người giám định
tư pháp giúp lãnh đạo sở ngành thực hiện chế độ báo cáo liên thông định kỳ mỗi
quý, 06 tháng, hàng năm để sở Tư pháp tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tư pháp.
b) Đối với những công việc đột
xuất, người giám định tư pháp phải báo cáo cụ thể theo từng vụ việc để được sự
phân công của lãnh đạo sở ngành; lãnh đạo sở ngành phải tạo điều kiện cho người
giám định tư pháp hoàn thành nhiệm vụ.
3. Người giám định tư pháp có
sai phạm trong hoạt động giám định sẽ bị xử lý kỷ luật theo thẩm quyền phân cấp
quản lý cán bộ của sở ngành đó.
Điều 9.
Quan hệ quản lý giữa Sở Tư pháp với người giám định tư pháp trên các lĩnh vực
giám định tư pháp
1. Đối với người giám định tư
pháp hoạt động trong tổ chức giám định tư pháp chuyên ngành:
Sở Tư pháp thực hiện chế độ quản
lý người giám định tư pháp thông qua quan hệ phối hợp với lãnh đạo sở ngành và
người đứng đầu tổ chức giám định tư pháp. Người đứng đầu tổ chức giám định tư
pháp chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Sở Tư pháp về việc quản lý người giám định
tư pháp của tổ chức mình và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ mỗi quý, 06 tháng,
hàng năm cho sở Tư pháp.
2. Đối với người giám định tư
pháp ở các đơn vị không có tổ chức giám định tư pháp chuyên ngành:
Sở Tư pháp thực hiện chế độ quản
lý về tổ chức và hoạt động giám định tư pháp trong từng lĩnh vực thông qua mối
quan hệ phối hợp với lãnh đạo sở ngành; chế độ báo cáo liên thông định kỳ của sở
ngành và chế độ phối hợp kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối
với người giám định tư pháp.
Chương
III
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 10. Tổ
chức thực hiện
Giám đốc Sở Tư pháp và thủ trưởng
các sở ngành chịu trách nhiệm triển khai và tổ chức thực hiện quy chế này.
Điều 11.
Quy định về sử đổi, bổ sung
Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế
quy chế này do UBND tỉnh quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.