Quyết định 1994/QĐ-ĐH năm 1990 về Quy chế văn bằng bậc đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu | 1994/QĐ-ĐH |
Ngày ban hành | 23/11/1990 |
Ngày có hiệu lực | 23/11/1990 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký | Trần Hồng Quân |
Lĩnh vực | Giáo dục |
BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1994/QĐ-ĐH |
Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 1990 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Quyết định 244/NQ-HĐNN8 ngày 31-3-1990 của Hội đồng Nhà nước về thành lập Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định 196/HĐBT ngày 12-2-1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ;
Theo đề nghị của đồng chí Vụ trưởng Vụ Đào tạo Đại học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định "Quy chế văn bằng bậc đại học".
Điều 2. Quy chế này được áp dụng kể từ ngày ký quyết định ban hành.
Điều 3. Đồng chí Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo Đại học và các vụ chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Hiệu trưởng các trường Đại học và Cao đẳng chịu trách nhiệm chỉ đạo việc cấp và quản lý các văn bằng theo đúng quy chế này.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
VĂN
BẰNG BẬC ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1994/QĐ-ĐH ngày 23 tháng 11 năm 1990)
Điều 1. Văn bằng bậc đại học là văn bản pháp lý xác nhận trình độ đại học hoặc cao đẳng cho những người được đào tạo theo một ngành học trong một loại hình đào tạo xác định.
Điều 2. Các văn bằng bậc đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành theo mẫu xác định và được quản lý thống nhất trong cả nước. Ở mỗi tấm bằng có số, ký hiệu riêng và dấu nổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Điều 3. Các văn bằng bậc đại học gồm:
- Bằng tốt nghiệp đại học.
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng.
Trong văn bằng có ghi rõ loại hình đào tạo. Kèm theo mỗi tấm bằng có bảng điểm ghi kết quả học tập của người được cấp bằng theo từng học phần, trong bảng điểm có ghi số của tấm bằng tương ứng.
DANH HIỆU TỐT NGHIỆP VÀ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI ĐƯỢC CẤP BẰNG
Điều 4. Danh hiệu tốt nghiệp bậc đại học được gọi là cử nhân và cử nhân cao đẳng tương ứng với cấp đại học và cấp cao đẳng. Ngoài danh hiệu này còn có thể sử dụng những danh hiệu quen dùng và đã trở thành truyền thống.
Danh hiệu quy định cho các cấp đào tạo ở bậc đại học như sau:
a) Quy định danh hiệu tốt nghiệp đại học:
BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1994/QĐ-ĐH |
Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 1990 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Quyết định 244/NQ-HĐNN8 ngày 31-3-1990 của Hội đồng Nhà nước về thành lập Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định 196/HĐBT ngày 12-2-1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ;
Theo đề nghị của đồng chí Vụ trưởng Vụ Đào tạo Đại học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định "Quy chế văn bằng bậc đại học".
Điều 2. Quy chế này được áp dụng kể từ ngày ký quyết định ban hành.
Điều 3. Đồng chí Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo Đại học và các vụ chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Hiệu trưởng các trường Đại học và Cao đẳng chịu trách nhiệm chỉ đạo việc cấp và quản lý các văn bằng theo đúng quy chế này.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
VĂN
BẰNG BẬC ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1994/QĐ-ĐH ngày 23 tháng 11 năm 1990)
Điều 1. Văn bằng bậc đại học là văn bản pháp lý xác nhận trình độ đại học hoặc cao đẳng cho những người được đào tạo theo một ngành học trong một loại hình đào tạo xác định.
Điều 2. Các văn bằng bậc đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành theo mẫu xác định và được quản lý thống nhất trong cả nước. Ở mỗi tấm bằng có số, ký hiệu riêng và dấu nổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Điều 3. Các văn bằng bậc đại học gồm:
- Bằng tốt nghiệp đại học.
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng.
Trong văn bằng có ghi rõ loại hình đào tạo. Kèm theo mỗi tấm bằng có bảng điểm ghi kết quả học tập của người được cấp bằng theo từng học phần, trong bảng điểm có ghi số của tấm bằng tương ứng.
DANH HIỆU TỐT NGHIỆP VÀ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI ĐƯỢC CẤP BẰNG
Điều 4. Danh hiệu tốt nghiệp bậc đại học được gọi là cử nhân và cử nhân cao đẳng tương ứng với cấp đại học và cấp cao đẳng. Ngoài danh hiệu này còn có thể sử dụng những danh hiệu quen dùng và đã trở thành truyền thống.
Danh hiệu quy định cho các cấp đào tạo ở bậc đại học như sau:
a) Quy định danh hiệu tốt nghiệp đại học:
- Các ngành khoa học cơ bản và giáo dục: - Các ngành ngoại ngữ: - Các ngành pháp lý: - Các ngành văn hóa: - Các ngành nghệ thuật: - Các ngành thể thao: - Các ngành kinh tế: - Các ngành kinh tế kỹ thuật: |
Cử nhân khoa học. Cử nhân ngoại ngữ. Cử nhân luật. Cử nhân văn hóa. Cử nhân nghệ thuật. Cử nhân thể thao. Cử nhân kinh tế. Cử nhân kinh tế kỹ thuật hoặc kỹ sư kinh tế. |
- Các ngành kỹ thuật công nghiệp và nông nghiệp: |
Cử nhân kỹ thuật hoặc kỹ sư (kèm tên ngành). |
- Các ngành kiến trúc: - Các ngành y: - Các ngành thú y: - Ngành dược: |
Cử nhân kiến trúc hoặc kiến trúc sư. Cử nhân y học hoặc bác sĩ. Cử nhân thú y hoặc bác sĩ thú y. Cử nhân dược hoặc dược sĩ cao cấp. |
Quy định viết tắt danh hiệu cử nhân cấp đại học là CN. Nếu dùng các danh hiệu truyền thống thì cách viết tắt được quy định như sau: KS (kỹ sư), KTS (kiến trúc sư), BS (bác sĩ), DS (dược sĩ).
b) Quy định danh hiệu tốt nghiệp cao đẳng:
Sinh viên cấp cao đẳng khi tốt nghiệp được gọi chung là cử nhân cao đẳng cách viết tắt được quy định là CNCĐ (tên ngành học được thể hiện trong nội dung của bằng).
Điều 5. Những người đã nhận văn bằng cấp đại học theo hình thức đào tạo tập trung được tiếp tục học bậc học cao hơn theo quy định của hệ thống giáo dục quốc dân. Những người đã nhận văn bằng cấp đại học theo loại hình đào tạo khác và văn bằng cấp cao đẳng sau khi bổ túc kiến thức cho tương đương với kiến thức của người có văn bằng cấp đại học theo loại hình đào tạo tập trung thì cũng có quyền đó. Tất cả các đối tượng nêu trên có quyền sử dụng các văn bằng trong việc dự tuyển vào các vị trí làm việc thuộc các hoạt động nghề nghiệp liên quan với văn bằng và được hưởng lương thấp nhất bằng lương tối thiểu ứng với văn bằng theo quy định của Nhà nước.
ĐIỀU KIỆN CẤP VÀ THU HỒI VĂN BẰNG
Điều 6. Các văn bằng bậc đại học do các Hiệu trưởng các trường đại học và cao đẳng cấp cho những người hoàn thành chương trình đào tạo theo một ngành học xác định của bậc đại học. Điều kiện cụ thể về việc hoàn thành chương trình đào tạo được quy định trong quy chế về thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc trong những văn bản pháp quy tương đương.
Điều 7. Các văn bằng bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Bị phát hiện có chứng cớ là có sự gian lận trong quá trình học đại học của người được cấp bằng.
b) Bị phát hiện có chứng cớ là có sự “vi phạm quy chế văn bằng bậc đại học” của trường cấp bằng.
Các Hiệu trưởng các trường cấp bằng ra quyết định hủy bỏ việc công nhận tốt nghiệp và thu hồi bằng tốt nghiệp trong trường hợp a, các Hiệu trưởng các trường cấp bằng hoặc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định hủy bỏ việc công nhận tốt nghiệp và thu hồi bằng tốt nghiệp trong trường hợp b.
Điều 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan duy nhất có quyền phát hành văn bằng bậc đại học.
Điều 9. Hàng năm các trường đại học và cao đẳng phải đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo số lượng văn bằng mà trường cần. Chậm nhất một tháng sau khi cấp bằng, các trường phải báo cáo với Bộ danh sách những người được cấp bằng.
Điều 10. Các văn bằng và bảng điểm kèm theo được cấp ngay sau khi chính thức công bố quyết định tốt nghiệp.
Điều 11. Các văn bằng chỉ trao cho người được lĩnh bằng khi đã viết đầy đủ, chính xác theo nội dung được nêu trong văn bằng.
Điều 12. Các văn bằng bậc đại học chỉ cấp một lần, nếu bằng bị mất với lý do khách quan chính đáng thì Hiệu trưởng trường cấp bằng xem xét và có thể cấp lại giấy chứng nhận thay thế (việc cấp giấy chứng nhận cũng chỉ thực hiện một lần).
Các bản sao văn bằng bậc đại học chỉ có giá trị khi được xác nhận của các cơ quan hành chính có thẩm quyền do Nhà nước quy định.
Điều 13. Các trường cấp văn bằng phải có sổ theo dõi, quản lý thống nhất việc cấp văn bằng của mình; sổ này thuộc hồ sơ lưu trữ vĩnh viễn của các trường đó.
Điều 14. Khi xét thấy cần thiết Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể kiểm tra việc cấp bằng của các trường. Các trường có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho sự kiểm tra này.
Điều 15. Các Hiệu trưởng các trường đại học và cao đẳng là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc cấp văn bằng bậc đại học.
Mọi hành vi gian lận, tẩy xóa, sửa chữa, giả mạo, mua bán văn bằng hoặc làm trái với quy chế này của bất cứ ai đều bị xử lý theo pháp luật.
Điều 16. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày có quyết định ban hành. Những điều quy định trước đây trái với quy chế này đều bị bãi bỏ. Các đồng chí Chánh văn phòng; Vụ trưởng Vụ Đào tạo Đại học và Vụ trưởng các vụ chức năng khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Hiệu trưởng các trường đại học và cao đẳng chịu trách nhiệm chỉ đạo việc cấp và quản lý văn bằng theo đúng quy chế này.