Quyết định 1993/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg do tỉnh Hà Giang ban hành

Số hiệu 1993/QĐ-UBND
Ngày ban hành 20/09/2013
Ngày có hiệu lực 20/09/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Đàm Văn Bông
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1993/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 20 tháng 09 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VỀ NHÀ Ở THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 22/2013/QĐ-TTG NGÀY 26/4/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở;

Căn cứ Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn thực hiện quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở; Thông tư số 98/2013/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2013 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Văn bản số 127/TTr-SXD ngày 18 tháng 9 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt và ban hành kèm theo quyết định này Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ

Điều 2 Giao Sở Xây dựng là cơ quan thường trực triển khai thực hiện Đề án, có trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng liên quan của tỉnh hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và giám sát việc triển khai thực hiện các nội dung đề án được phê duyệt

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ tướng các ngành: Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND cấp xã; Thủ tướng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này, kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3 (TH);
- Các Bộ: Xây dựng; LĐ - TBXH; Tài chính;
- T.Tr Tỉnh ủy;
- T.Tr HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Giang;
- LĐVP Văn phòng UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, CV (VX, TH, KT, XD)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đàm Văn Bông

 

ĐỀ ÁN

HỖ TRỢ HỘ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VỀ NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1993/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2013 của UBND tỉnh Hà Giang)

I. MỞ ĐẦU:

1. Khái quát tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội của Hà Giang trong những năm gần đây.

Hà Giang là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới phía Bắc của Tổ quốc, có đường biên giới dài 277,556 km, tiếp giáp với tỉnh Vân Nam và một phần tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc; tổng diện tích đất tự nhiên là 7.914,9 km2. Tỉnh Hà Giang có 10 huyện và 01 thành phố, với 195 xã, phường, thị trấn, trong đó 120 xã đặc biệt khó khăn và 93 thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã vùng II; 06 huyện thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 30a của Chính phủ (bao gồm các huyện: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì và Xín Mần); tổng dân số trên 76 vạn người, với 191 dân tộc (trong đó: Dân tộc Mông chiếm 31,8%, dân tộc Tày chiếm 23,2%, dân tộc Dao chiếm 15,1%, dân tộc Kinh 12%, còn lại là các dân tộc khác). Tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2012 còn 30,06%...

Toàn tỉnh có 11 huyện, thành phố, với 195 xã, phường, thị trấn; 142/195 xã, phường thuộc diện đặc biệt khó khăn; có 34 xã, thị trấn biên giới. Do địa hình bị chia cắt, mật độ dân cư phân bố không đều, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn nhất là mùa mưa (thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất), nhiều điểm dân cư chưa được sử dụng điện lưới quốc gia và phủ sóng truyền hình, mạng lưới thông tin liên lạc vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới còn hạn chế. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về thiên tai, dịch bệnh, giá cả hàng hóa gia tăng, nguồn vốn đầu tư phát triển còn hạn chế... Song được sự quan tâm về mọi mặt của Trung ương Đảng, Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương cùng với sự đoàn kết phấn đấu khắc phục mọi khó khăn, phát huy nội lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hà Giang. Tình hình kinh tế, xã hội của Tỉnh tiếp tục tăng trưởng ổn định (GDP tăng trên 11%), cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch đúng hướng tăng dần tỷ trọng Công nghiệp -Thương mại - Dịch vụ, giảm dần tỷ trọng Nông - Lâm nghiệp; sản xuất hàng hóa có chất lượng, hiệu quả; Lao động xã hội, việc làm và xóa đói nghèo có nhiều chuyển biến rõ nét; hoạt động tài chính - tín dụng, Khoa học- Công nghệ có những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội; Giáo dục - Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Phát thanh - Truyền hình, Thể dục - Thể thao có bước phát triển mới, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện; Quốc phòng - An ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; Hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở ngày càng được củng cố; Quan hệ đối ngoại được mở rộng; chủ quyền lãnh thổ quốc gia được giữ vững.

2. Sự cần thiết phải lập Đề án.

Xóa đói giảm nghèo là mục tiêu được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc. Thời gian qua, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo một cách toàn diện, việc thực hiện các chương trình 134, 120, 135, Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở 167... và các chính sách hỗ trợ khác, với các mục tiêu cụ thể về hỗ trợ về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, mua nông cụ, chuyển đổi ngành nghề, học nghề, xuất khẩu lao động, hỗ trợ nước phân tán, nước sinh hoạt tập trung..., đã làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, số lượng hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang vẫn còn lớn, đặc biệt là khó khăn về nhà ở, trong đó có một bộ phận là người có công với cách mạng có hoàn cảnh khó khăn như nhà ở tạm, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và khả năng tự cải thiện nhà ở là rất khó khăn.

Thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 về Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở. Việc lập Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng là bước cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở. Việc xây dựng đề án là hết sức cần thiết và là cơ sở để triển khai các bước tiếp theo.

3. Các căn cứ pháp lý để lập Đề án.

- Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg, ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.

- Thông tư số 09/2013/TT-BXD, ngày 01/7/2013 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.

- Thông tư số 98/2013/TT-BTC, ngày 24/7/2013 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.

II. HIỆN TRẠNG NHÀ Ở CỦA NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG:

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ