KẾ HOẠCH
Nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều
hành và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn
tỉnh; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Trà
Vinh, giai đoạn 2011 - 2015, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU ĐÀO TAO, BỒI DƯỠNG
1. Mục tiêu chung:
Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ, có đủ năng lực
hoàn thành theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Các mục tiêu cụ thể đến năm 2015:
- Đối với cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện:
+ 100% được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quy định.
+ 95% cán bộ, công chức giữ các chức danh lãnh đạo,
quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định.
+ 90% cán bộ, lãnh đạo, quản lý cấp phòng được
đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm.
+ 70 đến 80% cán bộ, công chức thực hiện chế độ
bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.
+ 100% cán bộ, công chức Lãnh đạo UBND cấp huyện
và các Sở - Ban ngành tỉnh được đào tạo từ cao cấp lý luận chính trị trở lên và
được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính,
chuyên viên cao cấp.
+ 100% đại biểu HĐND cấp huyện được bồi dưỡng
trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động.
- Đối với cán bộ, công chức cấp xã:
+ 90% cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo
tiêu chuẩn quy định.
+ 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ
năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc.
+ 100% công chức cấp xã có trình độ trung cấp
chuyên môn trở lên.
+ 70 đến 80% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi
dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.
- 100% người hoạt động không chuyên trách được bồi
dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
- 100% đại biểu HĐND cấp xã được bồi dưỡng trang
bị kiến thức, kỹ năng hoạt động.
(Đính kèm bảng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Trà Vinh).
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Cán bộ, công chức đang công tác trong
các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Cán bộ, công chức xã - phường - thị trấn
(sau đây gọi chung là cấp xã) và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp
xã quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức
danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường,
thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
3. Đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã.
III. NỘI DUNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
1. Đối với cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp
huyện tập trung đào tạo, bồi dưỡng những nội dung như sau:
a) Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
- Cán bộ, công chức ngạch chuyên viên cao cấp và
tương đương phải chuẩn hóa theo quy định.
- Cán bộ, công chức ngạch chuyên viên chính,
chuyên viên và tương đương phải có trình độ đại học.
- Cán bộ, công chức ngạch cán sự và tương đương
phải có trình độ trung cấp trở lên.
- Chuyên môn nghiệp vụ, cần đào tạo trình độ tiến
sĩ, thạc sĩ, cử nhân, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp phù hợp với nhiệm vụ và
vị trí công tác của từng cán bộ, công chức, đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp
vụ; thường xuyên bồi dưỡng cập nhật kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, ứng dụng
những thành tựu về khoa học công nghệ, quản lý…
b) Về lý luận chính trị:
- Đào tạo trình độ cao cấp, trung cấp theo quy định
của Tỉnh ủy, cập nhật những đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của nhà nước…
- Cán bộ, công chức ngạch chuyên viên cao cấp,
chuyên viên chính và tương đương phải có trình độ Cao cấp lý luận chính trị trở
lên.
- Cán bộ, công chức ngạch chuyên viên, cán sự và
tương đương phải được đào tạo trung cấp lý luận chính trị trở lên.
c) Về quản lý nhà nước:
- Đào tạo trình độ cử nhân hành chính cho cán bộ,
công chức chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện. Bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước
theo chương trình của Học viện Hành chính cho cán bộ, công chức ngạch chuyên
viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự và tương đương theo phân cấp
đào tạo. Bồi dưỡng kỹ năng tác nghiệp hành chính văn phòng.
- Đào tạo tiếng Khmer cho cán bộ, công chức công
tác ở vùng có đồng bào dân tộc Khmer. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tin
học cho công chức để ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý.
- Tổ chức đào tạo Tiền công vụ cho công chức dự
bị, những người sau khi trúng tuyển qua các kỳ thi tuyển công chức, phải được
đào tạo trang bị kiến thức về nền hành chính nhà nước, pháp luật, kỹ năng hoạt
động công vụ và đạo đức công chức ngay trong năm đầu tiên sau khi trúng tuyển.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo,
quản lý trước khi đề bạt, bổ nhiệm.
- Bồi dưỡng cho cán bộ, công chức để cập nhật những
kiến thức về Hội nhập kinh tế quốc tế và kiến thức đối ngoại theo từng chuyên đề
của Bộ Ngoại giao biên soạn.
- Cán bộ, công chức ngạch chuyên viên cao cấp và
tương đương phải được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước do Học viện Hành
chính tổ chức.
- Cán bộ, công chức ngạch chuyên viên chính,
chuyên viên và tương đương phải qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước
chương trình chuyên viên chính, chuyên viên theo quy định.
- Cán bộ, công chức ngạch cán sự và tương đương
phải qua lớp bồi dưỡng kiến thức ngạch cán sự hoặc lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước
ngạch chuyên viên.
d) Về Tin học: tất cả cán bộ, công chức
phải được đào tạo về tin học và biết sử dụng máy vi tính và nâng cao trình độ
theo tiêu chuẩn của từng ngạch công chức.
đ) Về ngoại ngữ: cán bộ, công chức ngạch
nào thì phải đạt trình độ ngoại ngữ theo quy định của ngạch đó; ngoài ra cán bộ,
công chức công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer cần học thêm tiếng Khmer.
e) Về kiến thức quốc phòng: tất cả cán bộ,
công chức từ đối tượng từ 1 đến đối tượng 5 đều được học qua lớp bồi dưỡng kiến
thức quốc phòng - an ninh cho từng đối tượng theo quy định.
2. Đối với cán bộ, công chức cấp xã:
a) Đối với Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND cấp
xã tập trung đào tạo, bồi dưỡng những nội dung như sau:
- Kiến thức cơ bản về nhà nước, pháp luật và đạo
đức công vụ cho cán bộ, công chức.
- Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thuộc phạm
vi, thẩm quyền và nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND cấp xã.
- Các kỹ năng và phương pháp quản lý điều hành của
Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND cấp xã. Kiến thức về tiếng dân tộc Khmer.
b) Đối với cán bộ, công chức cấp xã:
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức
quy định theo tiêu chuẩn cho cán bộ chuyên trách, bao gồm: trình độ lý luận
chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Đào tạo chuyên môn từ trung cấp trở lên cho
công chức cấp xã.
- Đào tạo, bồi dưỡng tiếng Khmer cho cán bộ
chuyên trách, công chức công tác tại vùng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống.
- Đào tạo, bồi dưỡng về đạo đức công vụ cho cán
bộ chuyên trách, không chuyên trách và công chức; xây dựng tinh thần sống và
làm việc theo pháp luật, thái độ tôn trọng dân, phục vụ dân.
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ
năng hoạt động cho đại biểu HĐND các cấp theo nhiệm kỳ.
c) Đối với cán bộ chủ chốt như: Bí thư,
Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng các Ban và các chức danh chuyên môn
cấp xã cần đào tạo, bồi dưỡng từ trung cấp chuyên môn và trung cấp lý luận
chính trị trở lên.
d) Về ngoại ngữ: cán bộ, công chức ngạch
nào thì phải đạt trình độ ngoại ngữ theo quy định của ngạch đó; ngoài ra cán bộ,
công chức công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer cần học thêm tiếng Khmer.
đ) Về Tin học và kiến thức quốc phòng: tất
cả cán bộ, công chức phải được đào tạo về tin học và được học qua lớp bồi dưỡng
kiến thức quốc phòng - an ninh cho từng đối tượng theo quy định.
e) Đối với Trưởng ban nhân dân ấp, khóm:
cần bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước để nâng cao về kiến thức và năng lực
công tác.
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Các giải pháp về quản lý:
- Quy hoạch, kế hoạch đào tạo gắn với bố trí sử
dụng và tạo nguồn lâu dài.
- Việc sử dụng nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, cơ quan, đơn vị phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tiến độ
và khả năng thực hiện.
- Đào tạo, bồi dưỡng phải bám sát yêu cầu phát
triển chung, cũng như nhiệm vụ của từng loại đối tượng cán bộ, công chức với nội
dung đào tạo phải mang tính thiết thực.
- Củng cố và tăng cường chất lượng hoạt động của
các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn tỉnh; tăng cường cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra
và đối tượng học viên là cán bộ, công chức; xây dựng đội ngũ giảng viên cho các
cơ sở đào tạo, bồi dưỡng với cơ cấu thích hợp, có trình độ vừa đảm bảo mang
tính chủ động của cơ sở đào tạo trong việc bố trí giảng viên vừa phát huy được
năng lực và sử dụng có hiệu quả kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên kiêm chức.
- Tăng cường và bảo đảm cho nguồn kinh phí đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức. Hàng năm lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình cấp
có thẩm quyền phê chuẩn kinh phí đảm bảo kế hoạch được thực hiện.
2. Các giải pháp về chế độ, chính sách:
- Trong từng thời điểm cụ thể cần
nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách của UBND tỉnh ban hành để
phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của Trung ương.
- Có chính sách thu hút, đãi ngộ thỏa đáng những
cán bộ, công chức có trình độ cao về quản lý, khoa học kỹ thuật công nghệ công
tác tại tỉnh.
- Khai thác tốt nguồn lực tài chính của địa
phương, tranh thủ nguồn hỗ trợ của Trung ương.
3. Các giải pháp để nâng cao năng lực và chất
lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng:
- Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn tỉnh
cần tập trung đầu tư xây dựng, trang bị dụng cụ giảng dạy và học tập để đáp ứng
yêu cầu đào tạo.
- Đổi mới căn bản nội dung, chương trình, tài liệu,
phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức:
- Biên soạn mới các chương trình, tài liệu bồi
dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức với kết cấu hợp
lý giữa lý thuyết và thực tiễn; kiến thức tiêu chuẩn ngạch với kỹ năng theo vị
trí việc làm.
- Biên soạn các chương trình theo vị trí việc
làm: việc tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu phải được tiến hành thông
qua hoạt động xác định nhu cầu; bảo đảm sự tham gia của cán bộ, công chức và
đơn vị sử dụng cán bộ, công chức.
- Thực hiện đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo,
bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ quan quản lý và đơn vị sử dụng
công chức, viên chức.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và đội ngũ giảng
viên cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: xây dựng đội ngũ cán bộ
quản lý đào tạo, bồi dưỡng có đủ năng lực tham mưu, quản lý và tổ chức hoạt động
đào tạo, bồi dưỡng khoa học, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan,
đơn vị; đồng thời xây dựng đội ngũ giảng viên thực hiện công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức.
- Ưu tiên tuyển chọn và có chính sách thu hút những
sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi ở các trường đại học, những người có năng lực
trình độ để bổ sung vào đội ngũ giảng viên của các trường nhằm nâng cao chất lượng
giảng dạy.
- Thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy
theo hướng tăng cường đối thoại, tổ chức các bài tập tình huống có chiều sâu đối
với các lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước.
- Thống nhất việc quản lý công tác đào tạo, bồi
dưỡng theo hướng tập trung đầu mối nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, khắc phục
tình trạng học tràn lan không theo quy hoạch, không gắn với yêu cầu công tác,
chạy theo yêu cầu chuẩn hóa một cách hình thức, thiếu trọng tâm, trùng lắp, không
thiết thực, các chương trình, giáo trình phải được các cơ quan có thẩm quyền
nghiên cứu ban hành phù hợp với từng đối tượng cụ thể; thực hiện đúng quy trình
đào tạo trước khi bổ nhiệm cán bộ.
4. Các giải pháp về kinh phí:
- Tranh thủ mọi nguồn kinh phí từ các Chương
trình dự án của Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước.
- Sự hỗ trợ kinh phí đào tạo hàng năm của Trung
ương, kinh phí địa phương kết hợp với khả năng tự lực của cán bộ, công chức.
- Đào tạo phải gắn với yêu cầu sử dụng đúng
ngành nghề, tránh đưa đi đào tạo tạo tràn lan tốn kinh phí và không đạt theo
yêu cầu.
- Công tác tuyển chọn cán bộ, công chức phải mạnh
dạn chọn những người đã được đào tạo đủ chuẩn với chuyên môn nghiệp vụ; tránh
trường hợp nhận vào cơ quan để tiếp tục đưa đi đào tạo.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm Sở Nội vụ:
- Tổ chức triển khai, quán triệt Kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức đến các Sở - Ban ngành tỉnh và UBND các huyện -
thành phố; hướng dẫn, kiểm tra việc quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức của các Sở - Ban ngành tỉnh và UBND các huyện - thành phố. Trên
cơ sở Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của các Sở - Ban ngành tỉnh và UBND các huyện
- thành phố, Sở Nội vụ tổng hợp và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng
năm trình UBND tỉnh ban hành và báo cáo Bộ Nội vụ theo quy định.
- Trong quy hoạch cần có kế hoạch điều tra trình
độ cán bộ, công chức, thẩm định lại mức độ hợp lý của công tác quy hoạch đội
ngũ cán bộ, công chức cần đào tạo, ưu tiên cho cán bộ trẻ, cán bộ diện quy hoạch
trên cơ sở xây dựng kế hoạch, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp. Chú trọng
quy hoạch cán bộ, công chức người dân tộc, nữ, gắn đào tạo với sử dụng nhằm tạo
điều kiện phát huy tốt sau khi đào tạo.
- Tổ chức sơ kết việc thực thi Kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng hàng năm để có kế hoạch đào tạo những năm tiếp theo cho phù hợp.
2. Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan:
- Các Sở - Ban ngành tỉnh và UBND các huyện -
thành phố căn cứ nhu cầu đào tạo, kế hoạch chung của tỉnh, xây dựng kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của đơn vị, địa phương giai đoạn 2011 -
2015 cụ thể, chi tiết cho từng đối tượng cán bộ, công chức cần đào tạo thuộc thẩm
quyền quản lý gửi đến Sở Nội vụ vào cuối tháng 6 hàng năm, để Sở Nội vụ tổng hợp,
thẩm định trình UBND tỉnh và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách
nhiệm cân đối, phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch được duyệt nhằm
đảm bảo cho việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.
3. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo:
Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của
tỉnh cần chủ động phối hợp với Sở Nội vụ để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức và biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng theo
tiêu chuẩn ngạch công chức, theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và kiến
thức, kỹ năng chuyên ngành trình Hội đồng thẩm định của tỉnh phê duyệt, phát
huy mọi nguồn lực để triển khai thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức giai đoạn 2011 - 2015 đạt chất lượng và hiệu quả theo chức năng và
nhiệm vụ được giao./.