Quyết định 195/QĐ-BCĐ389 năm 2020 về Quy chế tiếp nhận, xử lý tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ban hành

Số hiệu 195/QĐ-BCĐ389
Ngày ban hành 23/03/2020
Ngày có hiệu lực 23/03/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Người ký Trương Hòa Bình
Lĩnh vực Thương mại

BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 195/QĐ-BCĐ389

Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ TIẾP NHẬN, XỬ LÝ TIN BÁO VỀ BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ

Căn cứ Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi là Ban Chỉ đạo 389 quốc gia); Quyết định số 09/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; Quyết định số 1802/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 09/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo 389 quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 31/QĐ-BCĐ389 ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; Quyết định số 264/QĐ-BCĐ389 ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 31/QĐ-BCĐ389 ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế tiếp nhận, xử lý tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả" của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành; các bộ, ngành có thành viên tham gia Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Các thành viên BCĐ389 quốc gia;
- Văn phòng Thường trực BCĐ389 quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN, TGĐ Cổng TTĐT, V.I;
- Lưu: VT, BCĐ389 (3b).

TRƯỞNG BAN




PHÓ THỦ TƯỚNG
Trương Hòa Bình

 

QUY CHẾ

VỀ VIỆC TIẾP NHẬN, XỬ LÝ TIN BÁO VỀ BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 195/QĐ-BCĐ389 ngày 23 tháng 3 năm 2020 của Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về nguyên tắc, trình tự, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành; Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các bộ, ngành có thành viên tham gia Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trong việc tiếp nhận, xử lý tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia (Văn phòng Thường trực); các bộ, ngành có thành viên tham gia Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; cán bộ, công chức, sĩ quan, chiến sĩ thuộc các đơn vị nói trên.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là phản ánh của các tổ chức, cá nhân về các vụ việc, hành vi có dấu hiệu buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và các vi phạm pháp luật khác có liên quan đến lĩnh vực này.

2. Các hình thức tin báo

Tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thông qua các hình thức sau:

a) Điện thoại;

b) Thư điện tử (email);

[...]