ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
195/2007/QĐ-UBND
|
Thái Nguyên, ngày
26 tháng 01 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI
ĐOẠN 2006 - 2010
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị Quyết số
28/2006/NQ-HĐND ngày 24/7/2006 phê duyệt Chương trình phát triển Công nghiệp tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2006 -2010;
Căn cứ Quy hoạch phát triển
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2015 có tính đến 2020
được phê duyệt tại Quyết định số 1009/QĐ-UBND ngày 03/6/2005 của Ủy ban nhân
dan tỉnh Thái Nguyên;
Theo đề nghị của Sở Công
nghiệp tại Tờ trình số 02/TTr-SCN ngày 02/01/2007 của về việc đề nghị ban hành
Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của
Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010.
Điều 2.
Giao Sở Công nghiệp Thái Nguyên có trách nhiệm phối hợp
với các ngành, các đơn vị liên quan để triển khai và tổ chức thực hiện qui chế
này.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các
Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị
xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
- Quyết định này có hiệu lực
sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Vương Thử
|
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 195/2007/QĐ-UBND ngày 26/01/2007 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Chương 1.
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Ban chỉ đạo thực hiện “Chương trình phát triển công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010” (gọi tắt là
Ban chỉ đạo) được thành lập tại Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 18/01/2007 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên để giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo
thực hiện Chương trình phát triển Công nghiệp tỉnh Thái Nguyên và Đề án phát
triển Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010.
Điều 2.
Nguyên tắc hoạt động và nhiệm vụ của Ban chỉ đạo.
- Hoạt động theo chế độ kiêm
nhiệm.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện
“Chương trình phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010” và “
Đề án phát triển Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2006-2010” trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện.
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ
đạo các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện chương trình
đạt các mục tiêu cơ bản đã đề ra.
- Tổng hợp, báo cáo tiến độ và
kết quả thực hiện chương trình với Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân tỉnh.
- Tổ chức các cuộc hội nghị, hội
thảo, tham quan học tập trong nước, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm điều chỉnh
kịp thời các giải pháp để thực hiện chương trình đạt hiệu quả cao.
Chương 2.
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
Điều 3. Đồng
chí Trưởng Ban chỉ đạo: chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh về tiến độ, kết quả thực hiện chương trình,
phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Ban chỉ đạo và điều hành hoạt
động Ban chỉ đạo đạt hiệu quả.
Điều 4. Đồng
chí Phó ban Thường trực Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm:
- Giúp Trưởng ban lập kế hoạch
thực hiện chương trình và kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo cho từng năm.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành,
các cấp trong việc triển khai thực hiện chương trình.
- Chỉ đạo Sở Công nghiệp tổ chức
thực hiện các nội dung chương trình có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Sở.
Điều 5. Đồng
chí Phó Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm:
- Chuẩn bị nội dung các cuộc họp
thường kỳ và đột xuất của Ban chỉ đạo.
- Chuẩn bị các báo cáo của Ban
chỉ đạo về tình hình triển khai và kế hoạch thực hiện tiếp theo của chương
trình.
- Chỉ đạo tổ chuyên viên giúp
việc thực hiện nhiệm vụ Ban chỉ đạo giao và giao nhiệm vụ trực tiếp cho các
thành viên tổ chuyên viên giúp việc.
- Theo dõi, tổng hợp nguồn vốn
theo kế hoạch từng năm cho việc thực hiện chương trình.
Điều 6. Nhiệm
vụ của các thành viên trong Ban chỉ đạo.
- Thực hiện theo Quyết định số
147/QĐ-UBND ngày 18/01/2007 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
- Có trách nhiệm giúp Giám đốc
Sở, ngành mình chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung “Chương trình phát triển
công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010” và “Đề án phát triển tiểu
thủ công nghiệp và làng nghề giai đoạn 2006-2010” có liên quan đến chức năng,
nhiệm vụ quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực của ngành.
- Phối hợp với các ngành liên
quan trong việc triển khai thực hiện chương trình.
- Định kỳ báo cáo tiến độ và kết
quả thực hiện chương trình trong nhiệm vụ quản lý của ngành mình cho Ban chỉ đạo.
Điều 7.
Trách nhiệm của tổ Chuyên viên giúp việc.
- Tham mưu cho Ban chỉ đạo:
+ Dự thảo qui chế hoạt động của
Ban chỉ đạo.
+ Lập kế hoạch hoạt động của
Ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình trình Ban chỉ đạo.
+ Theo dõi và giám sát tình
hình thực hiện chương trình.
+ Chuẩn bị các báo cáo về tình
hình thực hiện chương trình cho Ban chỉ đạo.
- Các thành viên của tổ Chuyên
viên giúp việc chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện
chương trình của ngành và lĩnh vực được phân công. Trực tiếp phối hợp với các
chuyên viên đầu mối của các ngành liên quan để tổng hợp tình hình thực hiện
chương trình, tham mưu, đề xuất để thực hiện chương trình có hiệu quả.
- Giúp lãnh đạo ngành mình thực
hiện các nhiệm vụ được phân công trong kế hoạch thực hiện chương trình.
Chương 3.
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
Điều 8. Hội
họp, báo cáo.
- Ban chỉ đạo chương trình họp
6 tháng một lần. Giữa các kỳ họp nếu có công việc bất thường có thể họp đột xuất,
các thành viên của Ban chỉ đạo nếu có ý kiến đề xuất thì thông báo với tổ
Chuyên viên giúp việc để tổng hợp báo cáo với Trưởng ban xem xét cho ý kiến.
- Trong trường hợp cần thiết,
trưởng hoặc phó ban chỉ đạo có thể triệu tập các cuộc họp bất thường của tổ
Chuyên viên giúp việc và tham dự để chỉ đạo trực tiếp.
- Sau mỗi kỳ họp, Ban chỉ đạo
có trách nhiệm báo cáo Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh việc
thực hiện chương trình.
- Tổ Chuyên viên giúp việc làm
việc kiêm nhiệm, có trách nhiệm tham mưu cho Ban chỉ đạo và theo dõi đôn đốc
các hoạt động có liên quan để thực hiện tốt chương trình, được tham dự các cuộc
họp thường kỳ và bất thường của Ban chỉ đạo.
Điều 9: Mối
quan hệ.
Các thành viên trong Ban chỉ đạo
có trách nhiệm phối hợp với nhau và phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức,
cá nhân có liên quan để thực hiện có hiệu quả tốt nhất chương trình phát triển
công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên.
Điều 10:
Kinh phí hoạt động.
- Ngân sách tỉnh cấp kinh phí
cho các hoạt động của Ban chỉ đạo, tổ Chuyên viên giúp việc theo qui định hiện
hành và chi hỗ trợ cho việc xây dựng các cơ chế chính sách, văn bản pháp qui của
tỉnh để thực hiện “Chương trình phát triển công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010”.
- Tổ Chuyên viên giúp việc lập
kế hoạch cụ thể để Ban chỉ đạo trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Kinh phí hàng năm được cấp về
Sở Công nghiệp để quản lý và chi theo kế hoạch được Ban chỉ đạo duyệt.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH.
Điều 11.
Các thành viên Ban chỉ đạo và tổ Chuyên viên giúp việc
thuộc Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm thực hiện bản qui chế này.
Trong quá trình thực hiện nếu
có gì vướng mắc, phát sinh, Ban chỉ đạo có trách nhiệm tổng hợp ý kiến cần điều
chỉnh, bổ sung, sửa đổi trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.