Quyết định 1940/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp học và đội ngũ giáo viên trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2017-2020

Số hiệu 1940/QĐ-UBND
Ngày ban hành 10/10/2017
Ngày có hiệu lực 10/10/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lê Văn Bình
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1940/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 10 tháng 10 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ÁN SẮP XẾP LẠI MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP HỌC VÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2017-2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 8, khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

Căn cứ Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia;

Căn cứ Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia;

Căn cứ Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia;

Thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TU ngày 30 tháng 8 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Ninh Thuận về sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp học và đội ngũ giáo viên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020;

Thực hiện Công văn số 258-TB/TU ngày 30 tháng 8 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận về Đề án sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp học và đội ngũ giáo viên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1958/TTr-SGDĐT ngày 09 tháng 10 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp học và đội ngũ giáo viên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020 (Kèm theo Tờ trình số 1958/TTr-SGDĐT ngày 09/10/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo) với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng: Cấp học giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn các huyện, thành phố.

2. Mục tiêu đến năm 2020:

- Có mạng lưới trường, lớp học bảo đảm ổn định, phát triển lâu dài và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư; tinh gọn bộ máy cán bộ quản lý và sắp xếp đội ngũ giáo viên hợp lý, đảm bảo theo định mức quy định; tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh; chú trọng phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh.

- Phát triển giáo dục đào tạo một cách bền vững, toàn diện, đồng bộ về quy mô, chất lượng, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng hệ thống giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; bảo đảm học sinh trong độ tuổi đến trường đạt tỷ lệ cao nhất; bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục và tạo cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân; xây dựng cả tỉnh thành xã hội học tập, trở thành trung tâm giáo dục và đào tạo trên một số ngành, lĩnh vực có lợi thế; đến năm 2020, giáo dục Ninh Thuận đạt trình độ tiên tiến so với các tỉnh trong khu vực; đồng thời phát triển đồng bộ, đúng hướng, chuyển biến toàn diện, trong đó chú trọng đến nâng cao chất lượng giáo dục.

- Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh, vừa đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân vừa đảm bảo quy mô phù hợp và để nâng cao chất lượng đào tạo; có cơ sở hạ tầng giáo dục từng bước khang trang, hiện đại, đạt chuẩn quốc gia, phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương; góp phần tích cực việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và xây dựng xã hội học tập của tỉnh nhà. Đến năm 2020, Ninh Thuận có một mạng lưới trường, lớp học ổn định, hợp lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có đội ngũ nhà giáo có trình độ chuyên môn tốt, chuẩn về nghề nghiệp.

- Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu về giáo dục theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã đề ra: Có ít nhất 30% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 80% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đạt 20%. Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi ở cấp tiểu học là 99%, trung học cơ sở là 95%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia cấp tiểu học và trung học cơ sở là 50%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào lớp 10 đạt 70%; phấn đấu mỗi huyện, thành phố có ít nhất 01 trường chất lượng cao; đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở; 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo.

3. Nhiệm vụ:

- Thực hiện sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp học và xây dựng quy mô học sinh từng cấp học, khối học theo đúng quy định của nhà nước và phù hợp với đặc thù của mỗi địa phương.

- Căn cứ tiêu chuẩn quy định hiện hành và chỉ tiêu biên chế được giao để sắp xếp, bố trí đủ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu dạy học; sau khi sáp nhập nếu có dôi dư thì điều động hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền điều động về đơn vị mới thành lập (nếu có) hoặc điều chuyển trong nội bộ địa phương, đơn vị; trường hợp, không xử lý được thì trình cấp có thẩm quyền giải quyết chế độ theo quy định.

- Xây dựng các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tổ chức đào tạo, đào tạo lại để chuẩn hóa đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo.

- Sử dụng hiệu quả mạng lưới trường, lớp học và đội ngũ giáo viên hiện có, tránh lãng phí nguồn nhân lực, tài sản công, ngân sách, đảm bảo sau khi sáp nhập các hoạt động giáo dục được triển khai bình thường.

- Sau khi sáp nhập tiến hành triển khai giao nhận cho các cơ quan, đơn vị liên quan về cơ sở vật chất, nhân lực, v.v, theo đúng quy định của pháp luật về quản lý tài sản công và nhân sự.

4. Kinh phí thực hiện:

[...]