Quyết định 1938/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án cố đô Khởi nghiệp, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 1938/QĐ-UBND
Ngày ban hành 30/07/2020
Ngày có hiệu lực 30/07/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Ngọc Thọ
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1938/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 30 tháng 7 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CỐ ĐÔ KHỞI NGHIỆP, GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị Quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về một số chủ trương, giải pháp lớn đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh;

Căn cứ Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 21 tháng 9 năm 2019 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Căn cứ Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”;

Căn cứ Quyết định 1665/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 ”;

Căn cứ Quyết định 939/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025 ”;

Căn cứ Thông tư số 45/2019/TT-BTC ngày 19 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản lý tài chính thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 ”;

Căn cứ Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo;

Căn cứ Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 21 tháng 7 năm 2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về phát triển kinh tế tư nhân, thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII);

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 851/TTr-SKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án cố đô Khởi nghiệp, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, với các nội dung chủ yếu sau:

I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

- Các cấp ủy đảng, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Các sở, ban, ngành; đơn vị hỗ trợ; các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông; đơn vị tài trợ vốn; tổ chức nghiên cứu; cơ sở ươm tạo; tổ chức quốc tế; doanh nghiệp khởi nghiệp.

- Các lực lượng lao động tại nông thôn, thành thị; các doanh nghiệp, doanh nhân; các học sinh, sinh viên, giảng viên, thanh niên,... trên địa bàn tỉnh.

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu chung

- Tạo lập hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năng động và hiệu quả với sự tham gia, kết nối thường xuyên của các thành tố trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

- Hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tạo lập môi trường thuận lọi cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thúc đẩy, hỗ trợ hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

- Cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đột phá nhằm hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sát với thực tiễn, phù hợp với nguồn lực và điều kiện của tỉnh. Tạo lập môi trường thuận lợi, từng bước nâng cao năng lực của các thành phần tham gia hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tao.

- Nâng cao nhận thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn tỉnh. Hình thành phong trào và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong cộng đồng; trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trong thanh niên, lực lượng lao động ở thành thị và nông thôn, học sinh các trường trung học phổ thông, sinh viên, giảng viên, thanh niên,...

- Bằng nhiều hình thức phù hợp, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại nhà trường. Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.

[...]