Quyết định 1920/QĐ-BTTTT năm 2014 về Kế hoạch Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số hiệu | 1920/QĐ-BTTTT |
Ngày ban hành | 18/12/2014 |
Ngày có hiệu lực | 18/12/2014 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Thông tin và Truyền thông |
Người ký | Nguyễn Thành Hưng |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
BỘ THÔNG TIN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1920/QĐ-BTTTT |
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NĂM 2015 CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Nghị định 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các tổ chức thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ
TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH
HỖ TRỢ PHÁP LÝ
CHO DOANH NGHIỆP NĂM 2015 CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1920/QĐ-BTTTT ngày 18/12/2014 của Bộ trưởng
Bộ Thông tin và Truyền thông)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Hỗ trợ doanh nghiệp được tiếp cận thông tin pháp luật chính xác, kịp thời và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp; thực hiện giải đáp vướng mắc và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định tại văn bản QPPL thông tin và truyền thông, nâng cao hiệu quả trong tổ chức triển khai văn bản QPPL thông tin và truyền thông.
- Đảm bảo đúng nội dung, hình thức và phương pháp theo quy định của Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/05/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; thực hiện lồng ghép hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật để giúp doanh nghiệp nắm bắt và tổ chức thực hiện đúng quy định của các văn bản QPPL mới ban hành.
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước với tổ chức đại diện của doanh nghiệp trong việc tổ chức hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
Các hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp |
Các hoạt động cụ thể |
Đơn vị thực hiện |
1. Xây dựng và khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp |
- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; - Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông trên Website của Bộ Thông tin và Truyền thông |
- Vụ Pháp chế -Trung tâm Thông tin |
2. Biên soạn tài liệu giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật theo chuyên đề |
Biên soạn, in ấn, phát hành tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật theo chuyên đề liên quan đến doanh nghiệp như: Pháp luật về công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, pháp luật về hợp đồng, pháp luật về sở hữu trí tuệ… |
Vụ Pháp chế |
3. Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp |
- Tổ chức hội nghị tập huấn pháp luật về hợp đồng cho doanh nghiệp thông tin và truyền thông; - Tổ chức hội nghị tập huấn pháp luật về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp thông tin và truyền thông; - Tổ chức hội nghị tập huấn pháp luật về công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện… |
-Vụ Pháp chế; - Văn phòng Bộ; - Đơn vị liên quan |
4. Giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp |
- Tiếp nhận các yêu cầu giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp trong phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông; - Giải đáp các yêu cầu của doanh nghiệp thông qua các hình thức (bằng văn bản; thông qua mạng điện tử; trực tiếp hoặc thông qua điện thoại…) |
-Vụ Pháp chế; - Đơn vị liên quan |
5. Tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp và hoàn thiện pháp luật |
- Tiếp nhận và trả lời kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông qua các hình thức: công văn, điện thoại trực tiếp, email, hội thảo, diễn đàn, tọa đàm. - Tổng hợp các kiến nghị liên quan đến các quy định pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông để tham mưu cho lãnh đạo việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản pháp luật mới. |
-Vụ Pháp chế; - Trung tâm thông tin; - Đơn vị liên quan |
6. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp |
- Tiến hành phát phiếu điều tra, khảo sát; - Tổ chức các đoàn đi khảo sát thực tế về nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông tại các tỉnh Bắc, Trung, Nam. |
-Vụ Pháp chế; - Đơn vị liên quan |
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của các đơn vị
a. Vụ Pháp chế
- Theo dõi, đôn đốc thực hiện Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Kế hoạch này.
- Tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ, Bộ Tư pháp kết quả thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm và đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (nếu có).