Quyết định 191/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình khuyến công thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 191/QĐ-UBND
Ngày ban hành 18/01/2021
Ngày có hiệu lực 18/01/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Nguyễn Đức Thọ
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 191/QĐ-UBND

Hải Phòng, ngày 18 tháng 01 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công;

Căn cứ Quyết định số 1881/QĐ-TTg ngày 20/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BTC ngày 28/3/2018 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công;

Căn cứ Quyết định số 21/2019/QĐ-UBND ngày 27/6/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công thành phố Hải Phòng;

Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 2928/TTr-SCT ngày 17/12/2020 về việc phê duyệt Chương trình khuyến công thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021 - 2025.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình khuyến công thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi là Chương trình) với những nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung

a) Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn nông thôn theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI, góp phần xây dựng nông thôn mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

b) Ưu tiên hỗ trợ thực hiện các đề án điểm có tác động lan tỏa, hỗ trợ sản xuất các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của địa phương; các mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Khuyến khích chuyn giao, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vng.

c) Hình thành các sản phẩm, nhóm sản phẩm công nghiệp có sức cạnh tranh cao đáp ng nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Tăng tỷ trọng chế biến sâu, chế biến tinh trong các sản phẩm công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản; gia tăng giá trị và nâng hàm lượng công nghệ cao trong các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

d) Tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn thuận lợi trong tiếp cận các cơ hội phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất trong nước và thế giới.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Xây dựng được 35 mô hình trình diễn kỹ thuật, phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới. Hỗ trợ 72 cơ sở chuyển giao, ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến do cơ sở công nghiệp nông thôn nghiên cứu, sản xuất, gia công chế tạo cho 28 cơ sở. Hỗ trợ 18 cơ sở công nghiệp nông thôn sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường. Hỗ trợ tư vấn, đánh giá, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn cho 23 cơ sở công nghiệp nông thôn. Hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn và nhân rộng mô hình áp dụng cho 13 cơ sở công nghiệp nông thôn. Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho 18 cơ sở công nghiệp nông thôn; Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại cơ sở công nghiệp nông thôn. Hỗ trợ lãi suất vốn vay cho 12 cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp. Tổ chức 10 hội nghị, hội thảo, diễn đàn, giới thiệu công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.

b) Tổ chức được 03 kỳ bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện (7 huyện/kỳ bình chọn), 03 kỳ bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố. Hỗ trợ 32 cơ sở công nghiệp nông thôn xây dựng, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Hỗ trợ tổ chức được 01 hội chợ triển lãm cấp vùng, 03 hội chợ triển lãm cấp tại các huyện; Hỗ trợ tổ chức gian hàng của thành phố tham gia tại 4 kỳ Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc và hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia các hội chợ triển lãm trong nước. Hỗ trợ 08 phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn gắn với các khu du lịch, khu dân cư, trung tâm hành chính và các hoạt động xúc tiến thương mại khác.

c) Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cho 11 cụm công nghiệp. Hỗ trsửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho 5 cụm công nghiệp; duy trì quản lý, vận hành trang cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp thành phố. Hỗ trợ hình thành 03 cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến. Hỗ trợ 25 cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến. Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn thành lập 04 hiệp hội, hội ngành nghề.

d) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cho khoảng 300 cán bộ quản lý, kỹ thuật, thợ giỏi, nghệ nhân tiểu thủ công nghiệp. Đào tạo, bồi dưỡng khoảng 200 giảng viên, báo cáo viên, đội ngũ cán bộ chuyên sâu về sản xuất sạch hơn. Đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn cho khoảng 720 học viên. Tổ chức 05 hội thảo, diễn đàn chuyên đề về áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp.

đ) Xuất bản 20 kỳ Bản tin Công Thương (04 kỳ/năm). Duy trì hoạt động, nâng cấp Trang tin điện tử, nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp thông tin, tuyên truyền và phổ biến cơ sở dữ liệu về khuyến công và sản xuất sạch hơn. Hỗ trợ 12 cơ sở thuê tư vấn, hướng dẫn lập dự án đầu tư; marketing; quản lý sản xuất, tài chính, kế toán, nhân lực, liên doanh, liên kết sản xuất kinh doanh và thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói; ứng dụng công nghệ, thiết bị mới liên quan đến sản xuất công nghiệp nông thôn. Tổ chức 10 lớp tập huấn, phổ biến, hướng dẫn tiếp cận các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách đất đai, chính sách khoa học công nghệ, chính sách tài chính - tín dụng và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước. Tăng cường tư vấn, trợ giúp thông tin cho cơ sở công nghiệp nông thôn. Đa dạng hóa các hình thức thông tin truyền thông; tăng mạnh số lượng các cơ sở công nghiệp nông thôn nắm bắt và chủ động tham gia chương trình.

e) Xây dựng Chương trình khuyến công thành phố Hải Phòng giai đoạn 2026 - 2030. Tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình khuyến công thành phố giai đoạn 2021 - 2025. Tổ chức 10 lớp tập huấn chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác khuyến công. Tổ chức 05 đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm, liên kết phát triển ngành nghề công nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sạch hơn và cụm công nghiệp tại các tỉnh, thành phố phía Bắc, phía Nam. Phát triển mạng lưới khuyến công cấp huyện, xã; duy trì và phát triển mạng lưới cộng tác viên cấp huyện. Đẩy mạnh ng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động khuyến công. Tạo lập hệ thống cơ sở dữ liệu, kết nối, liên thông, chia sẻ, khai thác sử dụng dữ liệu về khuyến công nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo)

II. YÊU CẦU

1. Phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, quy định pháp luật của Nhà nước; chương trình, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề trên địa bàn thành phố.

2. Thực hiện có chất lượng, hiệu quả chương trình, bảo đảm phát huy tối đa nguồn lực, năng lực hiện có của các cơ Sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn thành phố.

[...]