Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 19/2019/QĐ-UBND về sửa đổi một số điều của Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và một số lễ nghi sinh hoạt cộng đồng khác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ban hành kèm theo Quyết định 74/2013/QĐ-UBND

Số hiệu 19/2019/QĐ-UBND
Ngày ban hành 13/08/2019
Ngày có hiệu lực 01/09/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Giang
Người ký Lê Ánh Dương
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2019/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 13 tháng 8 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BÃI BỎ MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG, LỄ HỘI VÀ MỘT SỐ LỄ NGHI, SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 74/2013/QĐ-UBND NGÀY 15/3/2013 CỦA UBND TỈNH BẮC GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tchức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tchức lễ hội;

Căn cứ Nghị định s23/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng;

Căn cứ Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình s 44/TTr-SVHTTDL ngày 18 tháng 7 năm 2019.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi một số điều của Quy đnh thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưi, việc tang, lễ hội và một số lnghi sinh hoạt cng đng khác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ban hành kèm theo Quyết định số 74/2013/QĐ-UBND ngày 15/3/2013 của y ban nhân dân tỉnh Bắc Giang

1. Khoản 3 Điều 3 được sửa đổi như sau:

“3. Cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, chiến sĩ các lực lượng vũ trang tổ chức đám cưới cho bản thân, cho con cần báo cáo với thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý”.

2. Khoản 3, 4, 5 và điểm d Khoản 8 Điều 4 được sửa đổi như sau:

“3. Tổ chức tiệc trà hoặc tiệc mặn nên thực hiện trong một ngày. Khách mời dự tiệc cưới nên giới hạn trong phạm vi họ hàng, láng giềng gần gũi và bạn bè, đồng nghiệp thân thiết.

4. Khi đi ăn hỏi, đưa đón dâu không nên dùng quá nhiều ôtô, xe máy.

5. Âm nhạc trong đám cưới phải lành mạnh, vui tươi; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo quy định của pháp luật. Không mở nhạc trước 06 gisáng và sau 22 giờ đêm”.

“d) Tổ chức tại nhà văn hóa”.

3. Khoản 1, 3 Điều 6 được sửa đổi như sau:

“1. Ban lễ tang cử người điều hành việc phúng viếng theo nếp sống văn hóa. Khi thực hiện lễ viếng, cả đoàn cử đại diện thắp nhang và cùng mặc niệm. Khuyến khích sử dụng vòng hoa luân chuyn.

3. Không cử nhạc tang trước 6 giờ sáng và sau 22 giờ đêm. Âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép. Việc chuyển cữu (lúc 24 giờ) được cử nhạc tang nhưng không nên làm ảnh hưởng đến các gia đình lân cận. Khuyến khích sử dụng băng đĩa nhạc thay cho đội nhạc hiếu. Không nên thực hiện ca kèn, chèo đò, giáo ngựa, khóc mướn”.

4. Điều 10 được sửa đổi như sau:

“Điều 10. Chuẩn bị lễ hội

Trước khi tổ chức lễ hội, địa phương có lễ hội thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.”

5. Điểm b Khoản 1 Điều 11 được sửa đổi như sau:

“b) Phần “Hội” cần tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian tạo không khí sinh hoạt văn hóa, thể thao vui tươi, lành mạnh. Nghiêm cấm tổ chức các trò chơi mang tính cờ bạc, mê tín dị đoan. Khuyến khích người đến tham dự lễ hội mặc trang phục theo từng dân tộc, gọn gàng, lịch sự, tạo không khí trang trọng, vui tươi của lễ hội”.

6. Khoản 1 Điều 12 được sửa đổi như sau:

[...]