Quyết định 186/QĐ-GDĐT-TTr về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2019 ngành giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu 186/QĐ-GDĐT-TTr
Ngày ban hành 23/01/2019
Ngày có hiệu lực 23/01/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 186/QĐ-GDĐT-TTr

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 01 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Quyết định số 5682/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2019 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 09/2017/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo,

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2019 ngành giáo dục và đào tạo Thành phố.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Ông, Bà Chánh Văn phòng Sở, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Chánh Thanh tra Sở, Trưởng phòng, ban thuộc Sở; Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện; Hiệu trưởng các trường THPT và các đơn vị trực thuộc; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- UBND Thành phố (để báo cáo);
- Sở Tư pháp (để báo cáo);
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, TTr.

GIÁM ĐỐC




Lê Hồng Sơn

 

KẾ HOẠCH

THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2019 NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 186/QĐ-GDĐT-TTr ngày 23 tháng 01 năm 2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo)

Thực hiện Quyết định số 5682/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2019 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;

Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2019 ngành giáo dục và đào tạo Thành phố như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP trong toàn ngành giáo dục và đào tạo Thành phố;

- Đánh giá thực trạng công tác thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn Thành phố, từ đó kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật trong toàn ngành, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, nhân viên và học sinh - sinh viên trong toàn ngành.

2. Yêu cầu

- Bảo đảm công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được thực hiện thường xuyên, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm gắn với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng, ban cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo; phòng Giáo dục và Đào tạo quận - huyện; các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông; Trung tâm giáo dục Thường xuyên và các đơn vị trực thuộc Sở quản lý (công lập và ngoài công lập);

- Phát huy hiệu quả sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở; tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích sự tham gia tích cực của các tổ chức, cá nhân trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

- Triển khai đồng bộ kế hoạch trong toàn ngành giáo dục và đào tạo Thành phố, xác định trách nhiệm của các cá nhân, tập thể một cách rõ ràng, công khai, minh bạch.

II. NỘI DUNG CẦN THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ

Các nội dung cần theo dõi, đánh giá thực hiện theo quy định tại Chương 2 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, trong đó chú trọng, xem xét đánh giá:

1. Tính thống nhất, đồng bộ, tính khả thi của các quy định pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo để kịp thời đề xuất, kiến nghị xử lý những nội dung, quy định chồng chéo, thiếu đồng bộ, không khả thi hoặc những khoảng trống pháp luật;

2. Trình tự, thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo để kịp thời đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành thủ tục hành chính mới, đảm bảo không gây khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân;

3. Tình hình thi hành pháp luật, áp dụng quy định pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

[...]