Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Quyết định 1855/QĐ-BTC năm 2022 về Kế hoạch Cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 1855/QĐ-BTC
Ngày ban hành 13/09/2022
Ngày có hiệu lực 13/09/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Hồ Đức Phớc
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1855/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “KẾ HOẠCH CẢI CÁCH, PHÁT TRIỂN VÀ HIỆN ĐẠI HÓA NGÀNH HẢI QUAN ĐẾN NĂM 2025”

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thtướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 20/5/2022 của Thtướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1854/QĐ-BTC ngày 13/9/2022 của Bộ Tài Chính về việc phê duyệt Chương trình hành động của Bộ Tài chính thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030;

Theo đề nghị của Tổng cục trưng Tổng cục Hi quan.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan đến năm 2025”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ quản lý chuyên ngành (để phối hợp);
-
Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố (đphối hợp);
- Lưu: VT, TCHQ. (7b).

BỘ TRƯỞNG




Hồ Đức Phớc

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH PHÁT TRIỂN VÀ HIỆN ĐẠI HÓA NGÀNH HẢI QUAN ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 1855/QĐ-BTC ngày 13 tháng 9 năm 2022 của Bộ Tài chính)

I. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng và phát triển Hải quan Việt Nam hiện đại đến năm 2025 cơ bản hoàn thành Hải quan số theo định hướng Chính phủ số, tạo nền tng xây dựng Hải quan thông minh, trên cơ sở: tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý nhà nước về Hải quan đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý thực hiện chuyển đổi số toàn diện ngành Hải quan; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý Nhà nước về Hải quan gắn với cải cách, đổi mới hoạt động nghiệp vụ hải quan trong thực hiện Hải quan số, tự động hóa thực hiện các thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu...nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, du lịch và vận tải hợp pháp qua biên giới; tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng; thực hiện hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về hải quan, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý Nhà nước về Hải quan đảm bảo cơ sở pháp lý đầy đủ để: (i) thực hiện chuyển đổi số toàn diện ngành Hải quan, triển khai Hải quan số, hướng tới hải quan thông minh; (ii) triển khai đầy đủ, sâu rộng các cam kết, chuẩn mực quốc tế. Hình thành không gian thí điểm dịch vụ số và xây dựng khung pháp lý cho phép thử nghiệm các dịch vụ số trong quản lý Nhà nước về hải quan chưa được quy định bởi pháp luật, qua đó tổ chức đánh giá để xây dựng hành lang pháp lý cần thiết.

Rà soát và phối hợp hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan, đảm bảo cơ sở pháp lý đtriển khai thống nhất, đồng bộ trong kết nối, chia sẻ thông tin và thực hiện thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu qua Cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và thực hiện cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu.

2.2. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động nghiệp vụ hải quan theo hướng tập trung hóa, hiện đại hóa, tự động hóa công tác quản lý điều hành nghiệp vụ hải quan, công tác tham mưu, thực thi nghiệp vụ kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; các quy trình thủ tục hải quan đơn giản được số hóa tối đa; các lĩnh vực nghiệp vụ được tích hợp, liên thông, tự động hóa mức độ cao; đẩy mạnh kiểm tra trước và sau thông quan, giảm tỷ lệ kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan; ứng dụng khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0)...với các trang thiết bị hiện đại nhằm giảm thiểu can thiệp của con người trong quá trình thông quan hàng hóa.

Triển khai đồng bộ và đẩy mạnh quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ hải quan dựa trên cơ sở thông tin, dữ liệu chung toàn ngành, ứng dụng tối đa công nghệ hiện đại trong việc thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu, thông tin và xác định đối tượng quản lý, phân loại mức độ rủi ro; tập trung phát triển mô hình phân tích, xác định trọng điểm, chuyên sâu trong từng loại hình cửa khẩu (đường bộ, đường biển, đường sắt, đường sông, đường hàng không).

Nâng cao hiệu quả kiểm soát biên giới hướng tới mô hình quản lý biên giới hải quan thông minh thông qua việc tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với các quốc gia, với Cơ quan hải quan các nước có hoạt động thương mại phục vụ hoạt động quản lý Hải quan, ứng dụng tối đa công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong hoạt động kiểm soát Hải quan nhằm chống buôn lậu và gian lận thương mại, đảm bảo an ninh, ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ, vàng, kim loại quý, đá quý, ma túy, chất nổ, vũ khí qua biên giới.

Cải cách và đổi mới hoạt động kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu thông qua thực hiện hiệu quả Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo Quyết định 38/QĐ-TTg ngày 12/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

[...]