Quyết định 1838/1998/QĐ-UB về bản quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Trưởng ấp, khu vực do tỉnh Cần Thơ ban hành

Số hiệu 1838/1998/QĐ-UB
Ngày ban hành 04/08/1998
Ngày có hiệu lực 19/08/1998
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Cần Thơ
Người ký Võ Hoàng Xinh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CẦN THƠ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1838/1998/QĐ.UBT

Cần Thơ, ngày 04 tháng 8 năm 1998

 

QUYẾT ĐỊNH

"V/ BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỞNG ẤP, KHU VỰC"

UBND TỈNH CẦN THƠ

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21-06-1994;

- Căn cứ Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11-05-1998 của Chính phủ về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã;

- Căn cứ nhu cầu công tác quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn dân cư phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội ở cơ sở;

- Theo đề nghị của Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định Bản quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Trưởng ấp, khu vực”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ. Giao Ban Tổ chức chính quyền tỉnh có nhiệm vụ định kỳ kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện Quyết định này, báo cáo UBND tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, Chủ tịch UBND huyện, các đơn vị, địa phương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UBND TỈNH CẦN THƠ
CHỦ TỊCH




Võ Hoàng Xinh

 

QUY ĐỊNH

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỞNG ẤP, KHU VỰC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1838/1998.QĐ.UBT ngày 04 tháng 8 năm 1998 của ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ)

Ngày 11-05-1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/1998/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã. Đây là cơ sở pháp lý để giúp cho UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND xã) thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được Nhà nước quy định. Đồng thời là cơ sở cho việc chỉ đạo tổ chức và hoạt động của Trưởng ấp, khu vực được thi hành thống nhất trong toàn tỉnh.

Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương. UBND tỉnh quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của ấp, khu vực như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. ấp, khu vực (sau đây gọi chung là ấp) không phải là một cấp chính quyền, nhưng được hình thành trong lịch sử, là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư, là nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư, bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; xây dựng cuộc sống mới; tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống; giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp và thuần phong mỹ tục của cộng đồng nhằm thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân và nhiệm vụ cấp trên giao; ấp được phân chia quản lý nằm trong địa giới hành chính xã được Nhà nước công nhận.

Điều 2. Mỗi, xã, thị trấn không quá 12 (mười hai) ấp, mỗi ấp có từ 1000 đến 3000 dân; mỗi phường có không quá 9 (chín) khu vực, mỗi khu vực có từ 1500 đến 4000 dân. Đối những ấp hiện có quy mô tuy có lớn hơn hoặc nhỏ hơn một ít nhưng ổn định thì giữ nguyên, những ấp có diện tích, dân số quá lớn, địa hình bất hợp lý được xem xét điều chỉnh.

Việc thành lập, sáp nhập, chia, tách điều chỉnh ranh giới của ấp do UBND xã lập thủ tục (có tham khảo ý kiến của nhân dân) trình HĐND xã thảo luận quyết nghị và gởi hồ sơ về UBND huyện, thành phố quyết định sau khi có ý kiến của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh.

Điều 3. Hội nghị ấp được tổ chức sáu tháng một lần hoặc bất thường gồm toàn thể cử tri hoặc chủ hộ do Trưởng ấp phối hợp với Ban công tác Mặt Trận, các tổ chức đoàn thể triệu tập và chủ trì nhằm:

1- Thảo luận và quyết định các công việc của nội bộ nhân dân trong ấp về sản xuất, xây dựng các công trình phúc lợi, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đoàn kết tương trợ, giúp nhau trong sản xuất và đời sống, những vấn đề về văn hóa- xã hội, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự xã hội phù hợp với pháp luật Nhà nước.

2- Bàn biện pháp thực hiện Nghị quyết của HĐND xã, các Quyết định của UBND xã, nghĩa vụ công dân và nhiệm vụ của cấp trên giao.

3- Thảo luận góp ý kiến về báo cáo kết quả công tác và tự phê bình, kiểm điểm của Trưởng ấp, Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND xã.

4- Bầu, cho thôi chức Trưởng ấp; xây dựng hương ước, quy ước; cử các ban, nhóm tự quản, ủy viên thanh tra nhân dân.

[...]