ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1835/QĐ-UBND
|
Trà
Vinh, ngày 16 tháng 9
năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC VĂN HÓA, THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG, KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của các Nghị
định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP
ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về
nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 108/QĐ-UBND ngày 21/01/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh Trà Vinh năm 2019;
Xét Tờ trình của Giám đốc các Sở:
Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thông tin truyền
thông, Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua kèm theo Quyết định này Phương án đơn
giản hóa 16 (Mười sáu) thủ tục hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thông tin
truyền thông, kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân
dân tỉnh Trà Vinh (Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao Sở: Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thông tin
truyền thông, Kế hoạch và đầu tư dự thảo văn bản thực thi các phương án đơn giản
hóa thủ tục hành chính, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền
quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh sau khi được Chính phủ thông qua.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách
nhiệm kiểm tra, đôn đốc các Sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định
này.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở:
Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thông tin truyền thông, Kế hoạch đầu tư, Thủ trưởng
các Sở, ngành tỉnh có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ
ngày ký./.
Nơi nhận:
- Cục Kiểm soát
TTHC-VPCP (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 4;
- BLĐVP;
- TT Tin học-Công báo;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh (đăng tải);
- Lưu: VT, THNV.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Anh Dũng
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC VĂN HÓA, THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG, KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1835/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2019 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
A- THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH LĨNH VỰC VĂN HÓA
1. Thủ tục
Công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch: hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao đối với khách sạn,
biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch
a) Nội dung đơn giản hóa:
Đề nghị bỏ “có chứng thực”
trong thành phần hồ sơ đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch về nộp “Bản
sao có chứng thực” (được quy định tại Điểm d, Khoản 4, Điều 50 của Luật Du
lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017).
Lý do sửa đổi, bổ sung: Nhằm tiết kiệm chi phí khi thực hiện thủ tục hành
chính cho tổ chức, cá nhân. Việc yêu cầu nộp bản sao có chứng
thực chỉ phù hợp khi nộp hồ sơ qua đường bưu điện. Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp
chỉ cần quy định bản sao kèm bản chính để đối chiếu (theo quy định tại Chỉ thị
17/CT-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính Phủ về một số
biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính;
b) Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi
Điểm d, Khoản 4, Điều 50 của Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm
2017
“4. Hồ sơ đăng ký công nhận
hạng cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở
lưu trú du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
b) Bản tự đánh giá chất lượng của
cơ sở lưu trú du lịch theo quy định trong tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở
lưu trú du lịch;
c) Danh sách người quản lý và nhân viên trong cơ sở lưu trú du lịch;
d) Bản sao văn bằng,
chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và giấy
chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý, trưởng bộ phận trong cơ sở lưu trú du
lịch”
c) Lợi ích của phương án đơn giản
hóa:
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 2.113.914 đồng/năm;
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 660.638 đồng/năm;
+ Chi phí tiết kiệm: 1.453.276 đồng/năm;
+ Tỷ lệ cắt giảm
chi phí: 69%.
B- THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH LĨNH VỰC DOANH NGHIỆP
1. Thủ tục Đăng ký thành lập
doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
a) Nội dung đơn giản hóa
- Đề nghị bỏ
thành phần hồ sơ: “Quyết định thành lập hoặc Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương
đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là
Nhà nước)” được quy định tại Điều 23 của Nghị định số
78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ.
Lý do: Hiện nay CSDL quốc gia về đăng
ký doanh nghiệp đã có thông tin về doanh nghiệp nên không cần thiết nộp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp.
b) Kiến nghị thực thi:
- Bỏ điểm b Khoản 4 Điều 23 Nghị định
số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ yêu cầu nộp: "Quyết định
thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc
giấy tờ tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu
công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước)" khi
đăng ký thành lập doanh nghiệp.
c) Lợi ích của
phương án đơn giản hóa:
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 18.568.923 đồng/năm;
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 12.379.282 đồng/năm;
+ Chi phí tiết kiệm: 6.189.641 đồng/năm;
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 33,3%.
2. Các thủ tục:
Thủ tục Đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên; Đăng ký đổi tên doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên, Thủ tục Đăng ký thay đổi vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên, Thủ tục Thông báo thay đổi chủ sở hữu đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên, Thủ tục Đăng ký thay đổi trụ sở chính đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Thủ tục Đăng ký bổ sung, thay đổi
ngành nghề kinh doanh đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Thủ tục
Thông báo thay đổi người đại diện pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên, Thủ tục Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn
phòng đại diện/lập địa điểm kinh doanh đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên, Thủ tục Thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện,
địa điểm kinh doanh đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
a) Nội dung đơn giản hóa
- Đề nghị rút ngắn
thời gian giải quyết từ 03 ngày xuống còn 02 hoặc 01 ngày kể từ ngày nhận được
hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: giảm chi phí và thời gian chờ
đợi cho doanh nghiệp.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Điều 28
Nghị định số 78/2015/NĐ-CP
“Điều 28. Thời hạn cấp Giấy chứng
nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, Giấy xác nhận về thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Phòng Đăng ký kinh doanh
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
trong thời hạn 02 (01) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ”.
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 97.304.400 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 32.434.800 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 64.869.600 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 66,6 %.
C- THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH LĨNH VỰC THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG
1. Thủ tục sửa
đổi, bổ sung Giấy phép Bưu chính
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Đề nghị rút ngắn thời gian giải quyết
từ 10 ngày xuống còn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp
lệ.
- Lý do: giảm chi phí và thời gian
cho cá nhân, tổ chức
b) Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Khoản 4, Điều 11 Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011
Điều 11. Sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính
“4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đáp ứng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép bưu chính có trách nhiệm thẩm tra và sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính. Trường hợp không chấp thuận sửa đổi, bổ sung, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đã cấp giấy phép bưu chính phải có thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do
trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
hồ sơ sửa đổi, bổ
sung.”
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục
của tổ chức, doanh nghiệp, đảm bảo đúng quy trình.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 6.198.320 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 5.299.928 đồng/năm;
+ Chi phí tiết kiệm: 898.392 đồng/năm;
+ Tỷ lệ cắt giảm
chi phí: 14,5%.
2. Thủ tục Cấp
lại Giấy phép Bưu chính khi hết hạn
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Đề nghị rút ngắn thời gian giải quyết từ 10 ngày xuống còn 05
ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: giảm chi phí và thời gian
cho cá nhân, tổ chức
b) Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi
Khoản 3, Điều 12 Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày
17/6/2011
Điều 12. Cấp lại giấy phép bưu chính khi hết hạn
“3. Việc cấp lại giấy phép
bưu chính khi hết hạn được thực hiện trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ đáp ứng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.”
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ đáp ứng
quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép bưu chính có trách nhiệm thẩm tra và sửa đổi, bổ sung giấy
phép bưu chính. Trường hợp không chấp thuận sửa đổi,
bổ sung, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép bưu chính phải có
thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do
trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung”.
c) Lợi ích của phương án đơn giản
hóa:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 12.806.560 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 11.908.168 đồng/năm;
+ Chi phí tiết kiệm: 898.392 đồng/năm;
+ Tỷ lệ cắt giảm
chi phí: 7%.
3. Thủ tục cấp giấy
phép hoạt động in xuất bản phẩm
a) Nội dung đơn giản hóa:
Trong thành phần hồ sơ yêu cầu tổ
chức phải nộp
- Bản sao có chứng thực một trong các
loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,
giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ sở in.
- Đơn giản hóa: Đề nghị bỏ “có
chứng thực” trong
thành phần hồ sơ; chỉ cần yêu cầu xuất trình bản chính đối chiếu
Lý do: tiết kiệm chi phí; tổ chức, cá
nhân không cần phải tốn phí khi công chứng, chứng thực hồ sơ khi làm thủ tục
xin cấp phép.
b) Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi, bổ sung điểm b, Khoản 2, Điều
32 Luật xuất bản số 19/2012/QH13
“Điều 32. Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu
hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
b) Bản sao một trong các loại
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ sở
in”
c) Lợi ích của phương án đơn giản
hóa:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa:
41.113.200 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 40.048.800 đồng/năm;
+ Chi phí tiết kiệm: 1.064.400 đồng/năm;
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 2,5%.
4. Thủ tục cấp
giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp
a) Nội dung đơn giản hóa:
Đề nghị rút ngắn
thời gian giải quyết từ 07 ngày xuống còn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp
lệ.
b) Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 23e
Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018
Điều 23e. Quy trình, thủ tục cấp
giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp....
“Trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm
quyền xem xét cấp giấy phép thiết lập trang thông
tin điện tử tổng hợp theo Mẫu số 24 tại
Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối, cơ quan có thẩm quyền có văn bản trả lời, nêu rõ lý do”.
c) Lợi ích của phương án đơn giản
hóa:
- Rút ngắn thời gian chờ đợi cho cơ
quan, đơn vị xin cấp phép.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 35.710.200 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 26.248.200 đồng/năm;
+ Chi phí tiết kiệm: 9.462.000 đồng/năm;
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 26,4%.