ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1822/QĐ-UBND
|
Vĩnh
Long, ngày 28 tháng 8 năm 2018
|
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
XÂY DỰNG THỦY LỢI TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về
lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và
quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số
01/2012/TT-BKH ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức
chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; Thông tư số
05/2013/TT-BKH ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập,
thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế-xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết
định số 1397/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012-2020 và định hướng
đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng;
Căn cứ Quyết định số
2869/QĐ-BNN-TCTL ngày 05/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
việc phê duyệt quy hoạch thủy lợi chống ngập úng thành phố Vĩnh Long;
Căn
cứ Đề án số 03-ĐA/TU, ngày 20/02/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Tái cơ
cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và
phát triển bền vững giai đoạn 2014-2020; Quyết định số 246-QĐ/TU ngày
13/01/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về điều chỉnh, bổ sung một số nội dung,
chỉ tiêu Đề án số 03-ĐA/TU, ngày 20/02/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh;
Căn cứ Nghị quyết số
114/NQ-HĐND ngày 06/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua điều
chỉnh quy hoạch xây dựng thủy lợi tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Kế
hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1508/TTr-SKHĐT ngày 03/8/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt dự án điều chỉnh quy hoạch xây dựng
thủy lợi tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội
dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm
phát triển
Phát triển thủy lợi
theo hướng đa mục tiêu trên cơ sở phát huy tối đa các nguồn tài nguyên hiện có.
Phát triển hệ thống
công trình thủy lợi một cách hợp lý, chủ động, thích ứng với các yếu tố tác
động bất lợi, trong đó có tác động của biến đổi khí hậu.
Phù hợp với chiến
lược phát triển thủy lợi của quốc gia, quy hoạch thủy lợi của vùng, quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương và các quy hoạch, đề án khác
có liên quan, làm cơ sở thực hiện quy hoạch chuyển đổi sản xuất nông nghiệp,
thuỷ sản, đáp ứng yêu cầu, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
từng bước ứng phó biến đổi khí hậu.
Đầu tư xây dựng hệ
thống thuỷ lợi đồng bộ, khép kín; phục vụ đa mục tiêu, lợi dụng tổng hợp, phát
huy các lợi thế, thế mạnh của vùng; đảm bảo tính thống nhất toàn vùng và phù
hợp với đặc thù của từng khu vực trong vùng.
Phát triển hệ thống
thủy lợi theo hướng kết hợp hài hoà giữa giải pháp công trình và phi công
trình, hạn chế các tác hại do nước gây ra, nhất là lũ lụt và xâm nhập mặn trong
điều kiện biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tạo điều
kiện, phục vụ các ngành khác phát triển, bảo vệ sản xuất và ổn định đời sống
của người dân, nâng cao thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.
2. Mục tiêu
phát triển
2.1. Mục tiêu tổng
quát
Từng bước hoàn chỉnh
hệ thống thuỷ lợi, phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản trong điều kiện biến
đổi khí hậu, phục vụ có hiệu quả đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh
Long đến năm 2030, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững.
Xác định các chương
trình, dự án ưu tiên đầu tư và kế hoạch cụ thể thực hiện cho từng giai đoạn đến
năm 2030.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần đảm bảo an
toàn dân sinh, sản xuất, cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh.
Từng bước hoàn thiện
hệ thống thuỷ lợi, chủ động cấp nước, tiêu thoát nước, kiểm soát lũ, kiểm soát
mặn ổn định cho khoảng 120.671,4 ha đất nông nghiệp; chủ động nguồn nước phục
vụ tưới tiêu và phục vụ có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
góp phần hoàn thành mục tiêu đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh theo hướng gia tăng giá trị và tăng lợi nhuận trên một đơn vị diện tích.
Góp phần phục vụ xây
dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của người dân, thúc đẩy kinh tế xã hội
phát triển.
Chủ động các giải
pháp ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, đề xuất
giải pháp phòng chống sạt lở và bảo vệ nguồn nước, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.
3. Nội dung
điều chỉnh quy hoạch
3.1. Phân vùng cấp
nước, tiêu thoát nước và phòng chống lũ
* Phân vùng cấp nước
Vùng I (Bắc quốc lộ
I):
Được giới hạn bởi ranh giới với tỉnh Đồng Tháp, sông Tiền, Quốc Lộ I và sông
Hậu. Diện tích tự nhiên là 29.880 ha. Hướng cấp nước từ sông Hậu là chính.
Vùng II (Nam quốc lộ
I, Bắc sông Măng Thít): Được giới hạn bởi Quốc lộ I, sông Cổ Chiên,
sông Măng Thít và sông Hậu. Diện tích tự nhiên là 62.130 ha. Hướng cấp nước từ
sông Hậu, sông Tiền, sông Cổ Chiên.
Vùng III (vùng Nam
sông Măng Thít): Được giới hạn bởi sông Măng Thít, Cổ Chiên, ranh giới
tỉnh Trà Vinh và sông Hậu. Diện tích tự nhiên là 49.903 ha. Hướng cấp nước từ
sông Hậu, sông Cổ Chiên, bị nhiễm mặn vào mùa khô.
Vùng IV (các cù lao): bao gồm các
cù lao An Bình, Thanh Bình trên sông Tiền và Lục Sĩ Thành trên sông Hậu, tổng
diện tích tự nhiên 10.660 ha. Điều kiện cấp nước thuận lợi từ sông Cổ Chiên,
sông Hậu bị nhiễm mặn vào mùa khô (cù lao Mây, cù Lao Dài).
* Phân vùng tiêu
thoát nước
Vùng I (Bắc quốc lộ
I):
Vùng ảnh hưởng của lũ mạnh. Ngập do lũ và mưa nội đồng, lũ chuyển
vào khu này theo các hướng: i) lũ từ sông Tiền và sông Hậu chuyển vào
theo các kênh rạch Mương Khai, Cần Thơ - Huyện Hàm, Nha Mân - Tư Tải, Xẻo Mát
- Cái Vồn, Xã Tàu - Sóc Tro, đây là thành phần chính gây ảnh hưởng ngập
úng trong thời kỳ đầu mùa lũ; ii) từ vùng Nam Lấp Vò thuộc tỉnh Đồng
Tháp, hướng tràn này bị hạn chế đáng kể do QL80 án ngữ.
- Xu thế chung,
nước lũ và nước dư thừa tiêu thoát về phía sông Hậu là chính, phần
còn lại tiêu ra sông Tiền vào lúc chân triều.
Vùng II (Nam quốc lộ
I, Bắc sông Măng Thít): Vùng ảnh hưởng của cả lũ và triều. Ngập úng
là do: lũ từ sông Cổ Chiên, sông Hậu, thủy triều và mưa nội đồng,
trong đó thủy triều và mưa nội đồng là những yếu tố chính.
- Hướng tiêu chính
về phía sông Hậu, một phần xuống phía Nam chuyển vào sông Măng Thít,
khu vực giáp sông Cổ Chiên một phần nước tiêu thoát ra sông Cổ Chiên
vào lúc chân triều.
Vùng III (vùng Nam sông Măng Thít): vùng ảnh
hưởng của triều mạnh. Vùng Nam sông Măng Thít chịu ảnh hưởng của thủy triều
mạnh hơn, mực nước lớn nhất thường xuất hiện vào cuối tháng XI sang đầu
tháng XII, trùng với thời kỳ triều cường của triều biển Đông.
- Phần lớn nước
tiêu thoát về phía sông Hậu, một phần xuống phía Nam theo kênh Trà Ngoa,
Cái Cá - Mây Tức (tỉnh Trà Vinh), một phần trở lại sông Cổ Chiên vào
lúc chân triều.
Vùng IV (các cù lao): điều kiện
tiêu thoát tùy thuộc vào diễn biến thủy văn trên sông chính.
* Phân vùng phòng,
chống lũ
Dựa vào tính chất,
mức độ ảnh hưởng của lũ, phân vùng phòng chống lũ tỉnh Vĩnh Long làm 2 khu:
khu vực dân cư, đô thị, khu công nghiệp và khu vực sản xuất nông nghiệp được
phân ra làm 4 vùng (như phân vùng tiêu thoát).
3.2. Nội dung phương
án điều chỉnh quy hoạch
3.2.1.
Đến năm 2020
a. Vùng Bắc sông Măng
Thít
Tiếp tục đầu tư các
công trình đã được phê duyệt danh mục trong Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng
thành phố Vĩnh Long.
Tiếp tục nâng cấp mở
rộng 3 kênh trục
cấp nước, tiêu nước, thoát lũ: Cần Thơ - Huyện Hàm, Xẻo Mát - Cái Vồn, Xã
Tàu
- Sóc
Tro.
Các kênh này nằm trong hệ thống kênh nối sông Tiền-sông Hậu.
Nạo vét hệ thống kênh
cấp I, cấp II: tạo nguồn cấp nước, tăng cường khả năng tiêu úng, tiêu lũ.
Nâng cấp hệ thống
đê/bờ bao kiểm
soát lũ
theo quy mô nhỏ đến hệ thống kênh cấp II các ô bao với diện tích
khoảng
200-1.000 ha: việc
phân chia các ô bao bảo vệ được điều chỉnh so với quy hoạch trước, bảo đảm các
điều kiện:
- Phù hợp với việc
phân vùng các loại hình sản xuất nông nghiệp đã được quy hoạch: rau màu, lúa
(2-3 vụ), lúa-cá, cây ăn quả.
- Tận dụng các tuyến
bờ bao hiện có, các cống, đập đã xây dựng để tiết kiệm chi phí, phát huy hiệu
quả các công trình hiện có.
Tiếp tục đầu tư các
công trình kè chống sạt lở bảo vệ dân cư, các đô thị, công trình hạ tầng cơ sở.
Nâng cấp các tuyến đê
sông để bảo vệ chống lũ: đê sông Cổ Chiên, đê sông Hậu, đê sông Măng Thít.
Hoàn thiện hệ thống
thủy lợi nội đồng nhằm chủ động cấp nước, tiêu nước. Các mô hình nội đồng cho
các mô hình sản xuất đã đề xuất trong phần cấp nước ở trên.
b. Vùng Nam sông Măng Thít
Tiếp tục đầu tư các
cống kiểm
soát mặn:
- Phía sông Hậu: Rạch
Chiết, Mương Điều, Rạch Tra, Bang Chang.
- Phía sông Tiền:
Cống Cái Tôm.
Tiếp tục nâng cấp mở
rộng các trục Cái Cá - Mây Tức, Trà Ngoa, Mây Phốp - Ngã Hậu, Bưng Trường... đủ khả năng
tiếp nước ngọt cho vùng Nam Mang Thít;
Rà soát hệ thống
đê/bờ bao hiện có, tiếp tục ghép các ô bao quy mô nhỏ thành các ô bao có diện
tích lớn hơn (Về nguyên tắc phân ô bao giống như vùng Bắc Mang Thít).
Xây dựng các công
trình kè chống sạt lở bảo vệ dân cư, các đô thị, các công trình hạ tầng cơ sở.
Nâng cấp các tuyến đê
sông để bảo vệ chống lũ: đê sông Cổ Chiên, đê sông Hậu, đê sông Măng Thít.
Tiếp tục hoàn thiện
hệ thống thủy lợi nội đồng
c. Các cù lao
Cù lao Minh (xã An
Bình, Đồng Phú, Bình Hòa Phước huyện Long Hồ): Nâng cấp hệ thống bờ bao các
tiểu vùng để giảm ngập.
Cù lao Dài (Thanh
Bình, Quới Thiện huyện Vũng Liêm): Nâng cấp hệ thống bờ bao; Nạo vét hệ thống
kênh và đầu tư các công trình nội đồng để chủ động cấp, tiêu nước; Đầu tư các
cống để khép kín cù lao nhằm ngăn mặn và trữ ngọt trong các kênh rạch để phục
vụ sản xuất.
Cù lao Mây (xã Lục Sỹ
Thành, Phú Thành huyện Trà Ôn): Biện pháp thủy lợi giống Cù lao Dài.
3.2.2. Định hướng đến
năm 2030
Đến năm 2030, với
kịch bản biến đổi khí hậu - nước biển dâng xảy ra, mặn trên sông Cổ Chiên và
sông Hậu sẽ lên cao quá cửa sông Măng Thít thường xuyên. Khi đó cần đầu tư thêm
một số công trình sau:
- Đầu tư hệ thống
cống dọc sông Măng Thít (mặn đến đâu sẽ làm cống đến đó, cả ở phía bên sông Cổ
Chiên và phía sông Hậu). Đầu tư các cống phía bờ Nam sông Măng trước, sau đó sẽ
tiếp tục đầu tư các cống phía bờ Bắc. Các cống này ngoài nhiệm vụ ngăn mặn, còn
có tác dụng nhồi nước, tăng lượng nước vào khu vực Nam Măng Thít, hỗ trợ tiêu
thoát nước, giảm ngập cho khu vực Bắc Mang Thít.
- Nạo vét các tuyến
kênh tiếp nước cho sông Măng Thít: Cái Nhum, Kênh Xáng, Sóc Tro, sông Ba Kè...
- Tiếp tục hoàn chỉnh
các tiểu khu thủy lợi của cả vùng Bắc Măng Thít và Nam Măng Thít chưa được đầu
tư trong giai đoạn trước.
- Cù lao Minh: Đầu tư
thêm 14 cống và hoàn chỉnh hệ thống đê bao vòng quanh cù lao, tạo thành 1 ô bao
chống lũ; Nạo vét các kênh để tăng cường khả năng cấp, tiêu nước và trữ nước.
- Đầu tư thêm các
cống cù lao Mây, cù lao Dài.
- Tiếp tục hoàn thiện
hệ thống công trình chống ngập thành phố Vĩnh Long theo quy hoạch được phê
duyệt.
- Đầu tư các công
trình chống ngập cho các đô thị khác của tỉnh: thị xã Bình Minh, thị trấn Cái
Nhum.
4. Danh mục
các dự án ưu tiên đầu tư
Để thực hiện được các
mục tiêu phát triển thủy lợi đến năm 2030 cần ưu tiên đầu tư 48 danh mục dự án
với tổng mức đầu tư khoảng 9.887,1 tỷ đồng.
(Đính kèm danh mục
các dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2030).
5. Vốn và
nguồn vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư thực
hiện quy hoạch: 9.887,1 tỷ đồng. Trong đó: vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ
khoảng 7.536,9 tỷ đồng; vốn địa phương khoảng 2.350,2 tỷ đồng.
6. Giải pháp
thực hiện quy hoạch
6.1. Về thông tin,
tuyên truyền
Tăng cường các biện
pháp tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật của Nhà nước đối với các cấp
chính quyền cơ sở và người dân, để việc triển khai chính sách được thuận lợi.
Giáo dục, vận động người dân tăng cường ý thức sử dụng điện, nước tiết kiệm,
chống thất thoát, lãng phí nước (đắp bờ vùng, bờ thửa, lấy nước theo lịch cấp
nước…).
6.2. Về cơ chế, chính
sách
Tiếp tục triển khai
thực hiện có hiệu quả các quy định của Trung ương như: Quyết định số
1397/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch
thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2030
trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng; Quyết định số
2869/QĐ-BNN-TCTL ngày 5/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
việc phê duyệt quy hoạch thủy lợi chống ngập úng thành phố Vĩnh Long. Đồng
thời, tiếp tục thực hiện Quyết định số 2118/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND
tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng thủy lợi tỉnh Vĩnh Long đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2020; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2016-2020.
6.3. Về công tác quản
lý, khai thác công trình thủy lợi
Thực hiện và vận dụng
có hiệu quả các quy định hiện hành về công tác quản lý, khai thác công trình
thủy lợi và các quy định khác có liên quan.
6.4. Về phát triển
nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân
lực cả về số lượng và chất lượng, có năng lực tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ
khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực phát triển thủy lợi; bảo vệ nguồn
nước; đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, thiết kế, xây
dựng và quản lý; đào tạo, nâng cao năng lực cộng đồng trong tham gia quản lý,
khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
6.5. Về khoa học công
nghệ
Tiếp tục nghiên cứu
khoa học công nghệ phục vụ cấp nước, tiêu thoát nước, chủ động phòng chống,
giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ứng dụng
các công nghệ mới, vật liệu mới, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học công
nghệ tiên tiến phục vụ công tác quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý và vận
hành các hệ thống thủy lợi theo hướng hiện đại hóa, phát triển bền vững và
thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, trong đó cần đặc biệt chú trọng
công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu tiên tiến trong
khảo sát, thiết kế, thi công công trình; nghiên cứu, ứng dụng và phát triển
công nghệ, phần mềm tính toán, dự báo; nghiên cứu, ứng dụng các trang thiết bị
tiên tiến, hiện đại phục vụ quản lý, vận hành; nghiên cứu ứng dụng công nghệ
tưới tiết kiệm nước cho cây trồng.
6.5. Về vốn đầu tư
Vốn đầu tư xây dựng
hệ thống thủy lợi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là rất lớn cần huy động
từ nhiều nguồn để thực hiện bao gồm: nguồn vốn ngân sách tỉnh, nguồn vốn đề
nghị Trung ương hỗ trợ và nguồn vốn huy động nhân dân đóng góp.
Ngoài việc quản lý,
sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn vay nước ngoài; cần có
cơ chế ưu đãi để khuyến khích và huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân và của
người dân vùng hưởng lợi theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, phát
huy nội lực và sức mạnh của toàn xã hội.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Quy hoạch
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chủ trì, phối hợp với thủ trưởng các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị
xã, thành phố triển khai thực hiện điều chỉnh Quy hoạch theo quy định.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký, các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 2118/QĐ-UBND ngày
30/12/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Long.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở:
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Nguyên và Môi
trường, Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh có liên quan; Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
-
Như
Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để báo cáo);
- TT.TU và HĐND tỉnh (để báo cáo);
- CT và PCT. UBND tỉnh;
- LĐ. VP. UBND tỉnh;
- Các phòng: KTN, KTTH;
-
Lưu: VT.4.05.05
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ
TỊCH
Trần
Hoàng Tựu
|