ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 180/1999/QĐ-UB
|
Đàlạt, ngày 29 tháng 12 năm 1998
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUI ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Luật Khoáng sản ban hành ngày 21/06/1994; và Nghị
định 68/CP ngày 01/11/1996 của Chính phủ qui định chi tiết việc thi hành Luật
Khoáng sản;
- Theo đề nghị của Sở Công nghiệp tại tờ trình số 554/TTr-CN
ngày 04/11/1999;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định quản lý hoạt động khoáng sản
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”.
Điều 2: Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các
ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân
tham gia hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có trách nhiệm thi
hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./-
|
TM. UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
Q. CHỦ TỊCH
Đặng Đức Lợi
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
( Ban hành kèm theo Quyết định số :180/1999/QĐ-UB ngày 29/12 /1999 của UBND
tỉnh Lâm Đồng ).
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1 : Tài nguyên khoáng sản (viết tắt là TNKS) trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng
thuộc sở hữu toàn dân , do nhà nước thống nhất quản lý theo quy định của Luật
khoáng sản , các văn bản hướng dẫn của chính phủ, Bộ công nghiệp và bản Quy
định này .
Điều 2 : UBND các cấp, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội-kinh
tế, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có quyền và trách nhiệm bảo vệ
tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; phát hiện, tố cáo các hành vi vi phạm
pháp luật về khoáng sản và giữ gìn bí mật về TNKS.
Điều 3 : Các tổ chức , cá nhân chỉ được hoạt động khoáng sản ( viết tắt là HĐKS)
khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép .
Hoạt động khoáng sản bao gồm :
- Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản .
- Khảo sát khoáng sản.
- Thăm dò khoáng sản .
- Khai thác khoáng sản .
- Khai thác tận thu khoáng sản.
- Chế biến khoáng sản.
Điều 4 : Nghiêm cấm các hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến khu vực có TNKS như:
Chôn người chết, thải các chất thải công nghiệp; nổ bom, mìn và các chất nổ
khác, chặt hạ cây, san ủi mặt bằng, xây dựng công trình khi chưa được phép của
cơ quan có thẩm quyền.
CHƯƠNG II
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG
SẢN
Điều 5 : Các khu vực TNKS phải quản lý gồm:
a) Các khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
b) Khu vực đã được quy hoạch, khu vực được Bộ công nghiệp
cho phép hoạt động khoáng sản .
c) Các khu vực do UBND tỉnh cấp phép khai thác hoặc khai
thác tận thu
d) Các khu vực có TNKS chưa khai thác .
Điều 6 : Các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản
bao gồm :
1- Các khu di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng và đăng
ký,Vườn rừng quốc gia, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, khu vực bảo tồn địa chất,
đất tôn giáo, đất nhà thờ tộc họ, khu vực quốc phòng, an ninh .
2- Khu vực thuộc phạm vi bảo vệ đường điện cao thế, đường
giao thông, các mốc trắc địa quốc gia, các công trình thủy lợi, bờ sông, kè,
cầu, đường sắt.
3-Đô thị hoặc nơi có các công trình kết cấu hạ tầng quan
trọng.
Trong những khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản
nếu cần thiết phải tiến hành hoạt động khoáng sản thì phải được cơ quan trực
tiếp quản lý kiểm tra cụ thể ,có ý kiến thoả thuận bằng văn bản và được cơ quan
có thẩm quyền cấp phép.
Điều 7 : Các điều kiện để được phép hoạt động khoáng sản :
1- Các tổ chức, cá nhân Việt nam có đủ điều kiện theo quy định
của pháp luật về doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác mà mục đích
thành lập có nội dung hoạt động khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận.
2- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh
có bên nước ngoài hoạt động khoáng sản tại Việt nam theo quy định của pháp luật
về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam .
3- Tổ chức, cá nhân nói trên muốn được cấp giấy phép hoạt
động khoáng sản phải có đủ vốn đầu tư (kể cả vốn vay) để thực hiện dự án . Vốn
pháp định của tổ chức cá nhân được phép khai thác khoáng sản không được ít hơn
ba mươi phần trăm (30%) tổng dự toán vốn đầu tư của dự án xin cấp giấy phép
hoạt động khoáng sản .
Điều 8 : Việc cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
thực hiện theo quy định đã ban hành tại Quyết định số 1903/19998/QĐ-UB ngày
04/8/1998 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Các hồ sơ, thủ tục và trình tự cấp giấy phép khai thác ,chế
biến khoáng sản; thủ tục gia hạn, chuyển nhượng, thừa kế, trả lại mỏ, đóng cửa
mỏ, thu hồi mỏ trong hoạt động Khoáng Sản thực hiện theo quyết định số
325/QĐ-ĐCKS ngày 26/2/1997 của Bộ Công Nghiệp và các quy định hiện hành.
Điều 9 : Các tổ chức,cá nhân cần sử dụng vật liệu nổ trong hoạt động khoáng sản
phải thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định về quản lý, sản xuất, cung ứng và
sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại Nghị định 27/CP ngày 20/4/1995 của Chính
Phủ; thông tư hướng dẫn số 11/TT/CNCL ngày 13/6/1996 của Bộ Công nghiệp và các
văn bản quy định hiện hành. Chỉ được phép sử dụng vật liệu nổ sau khi được cơ
quan có thẩm quyền cho phép và thực hiện các quy định theo hướng dẫn cụ thể của
các ngành chức năng liên quan.
Điều 10 : Các đơn vị khai thác tận thu khoáng sản là vật liệu xây
dựng thông thường ,than bùn với quy mô khai thác lớn hơn 30.000 m3/năm và khai
thác tận thu các loại khoáng sản khác phải có giám đốc điều hành mỏ đúng tiêu
chuẩn và trình độ theo quy định tại điều 36 Luật khoáng sản và Quyết định số
1457/QĐ-ĐCKS ngày 04/7/19997 của Bộ công nghiệp .
Điều 11 : Các tổ chức, cá nhân hiện đang sử dụng đất hợp pháp vào mục
đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp trong khu vực có TNKS, khi có nhu cầu
khai thác, tận thu các TNKS này, phải thực hiện các thủ tục theo quy định .
Điều 12 : UBND tỉnh quản lý các hoạt động khoáng sản sau đây
trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng:
1- Cấp phép khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây
dựng thông thường và than bùn.
2- Cấp phép khai thác tận thu khoáng sản các loại .
3- Gia hạn, thu hồi, đóng cửa mỏ ,cho phép trả lại giấy phép
các hoạt động khai thác và khai thác tận thu khoáng sản qui định tại khoản 1 và
2 của điều này .
4-Cho phép chuyển nhượng, thừa kế các hoạt động khai thác
khoáng sản quy định tại khoản 1 của điều này.
5- Tham gia ý kiến về việc cấp các loại giấy phép khác về
hoạt động khoáng sản tại địa phương thuộc thẩm quyền của Bộ Công Nghiệp.
6- Giải quyết các điều kiện liên quan cho tổ chức, cá nhân
được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương .
7- Kiểm tra, giám sát các hoạt động điều tra cơ bản địa
chất, khảo sát thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản do Bộ Công
nghiệp cấp phép cho các đơn vị hoạt động khoáng sản trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng
.
Điều 13 : Sở Công nghiệp có nhiệm vụ giúp UBND Tỉnh quản lý
nhà nước về khoáng sản trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng, cụ thể là:
1- Xây dựng , tham gia xây dựng trình UBND Tỉnh ban hành
hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chi tiết các quy định của
Chính phủ và Bộ Công nghiệp về quản lý và hoạt động khoáng sản trên địa bàn
Tỉnh .
2- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý, bảo vệ TNKS và các
HĐKS phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an
ninh của địa phương .
3- Phối hợp với cơ quan liên quan khoanh các vùng cấm khai
thác hoặc tạm thời cấm khai thác khoáng sản, khoanh định các khu vực khai thác
tận thu theo luật định để làm cơ sở quản lý.
4- Tiếp nhận, hướng dẫn, thẩm định hồ sơ xin cấp , gia hạn,
trả lại giấy phép hoặc thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền
của UBND Tỉnh để xem xét tham mưu cho UBND tỉnh.
5- Thẩm định các dự án đầu tư ,Báo cáo nghiên cứu khả thi về
khai thác, chế biến khoáng sản , thiết kế mỏ theo quy định hiện hành về đầu tư
của Chính phủ và phân công của UBND tỉnh; tham gia thẩm định báo cáo đánh giá
tác động môi trường trong các hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền phê duyệt
của Tỉnh .
6- Kiểm tra, xem xét, tham mưu cho UBND Tỉnh để có ý kiến
đối với việc cấp các giấy phép hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền của Bộ
công nghiệp.
7- Phối hợp với Sở Điạ chính trong việc giải quyết các điều
kiện về sử dụng đất đai và các điều kiện khác cho hoạt động khoáng sản tại địa
phương.
8- Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về khoáng sản
theo quy định tại điều 59, 60 Luật Khoáng sản và Quyết định số 48/1998/QĐ-BCN
ngày 28/7/1998 của Bộ công nghiệp.
9- Phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết các tranh
chấp hoặc tham gia giải quyết các tranh chấp về hoạt động khoáng sản và xử lý các
vi phạm pháp luật về hoạt động khoáng sản theo Nghị định số 35/CP ngày
23/4/1997 của Chính phủ.
Điều 14 : Sở Địa chính có trách nhiệm quản lý chuyên ngành về đất đai
liên quan ,hướng dẫn tổ chức , cá nhân đã được cấp giấy phép hoạt động khoáng
sản thưc hiện các thủ tục địa chính; xem xét,tham mưu trình UBND Tỉnh quyết
định cho thuê đất và ký hợp đồng thuê đất với các đối tượng; thanh lý hợp đồng
thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất của các tổ chức , cá nhân xin trả lại ,
chuyển nhượng ,thừa kế giấy phép khai thác khoáng sản.
Điều 15 : UBND các huyện, thị, thành, xã, phường ,thị trấn
(gọi chung là Huyện, xã) theo chức năng ,nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách
nhiệm:
1- Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản ở
địa phương kết hợp với việc bảo vệ môi trường , tài nguyên thiên nhiên khác;
bảo đảm an ninh, trật tự xã hội , bảo vệ tính mạng và sức khoẻ của nhân dân ,
tài sản của nhà nước và của công dân trong các khu vực có hoạt động khoáng sản
.
2- Trong phạm vi trách nhiệm quyền hạn của mình giải quyết
các điều kiện liên quan đến việc thuê đất , sử dụng cơ sở hạ tầng và các dịch
vụ liên quan khác cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản , điều
tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản tại địa phương theo quy định của
pháp luật .
3- Tuyên truyền giáo dục và giám sát việc thi hành pháp luật
về tài nguyên khoáng sản ; Tham gia giải quyết những vấn đề tranh chấp về hoạt
động khoáng sản và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về khoáng sản
phát sinh tại địa phương .
4- UBND Huyện tham gia ý kiến về việc cấp giấy phép hoạt
động khoáng sản tại địa phương.
CHƯƠNG III
QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC TỔ
CHỨC, Á NHÂN HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN.
Điều 16 : Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản có những
quyền sau đây:
1- Đối với giấy phép Khai thác tận thu khoáng sản .
a) Được quyền cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ theo quy định
của pháp luật đối với khoáng sản đã khai thác được .
b) Được khiếu nại hoặc khởi kiện về quyết định thu hồi giấy
phép khai thác khoáng sản hoặc quyết định xử lý khác của cơ quan nhà nước theo
quy định của pháp luật .
c) Được đền bù thiệt hại thực tế trong trường hợp khu vực
khai thác đang sử dụng bị thu hồi vì nhu cầu của nhà nước hoặc xã hội .
d) Được pháp luật bảo vệ quyền lợi hợp pháp liên quan đến
hoạt động đã được cấp phép.
2- Đối với giấy phép khai thác và chế biến khoáng sản :
Ngoài các quyền lợi như khoản 1 điều này,còn được hưởng các
quyền lợi khác như sau:
a) Được sử dụng các số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng
sản của nhà nước liên quan đến việc khai thác khoáng sản tại địa điểm được cấp
phép .
b) Được khai thác, chế biến theo quy định của giấy phép,
thăm dò bổ sung trong khu vực đã được cấp phép.
c) Được quyền xin gia hạn , chuyển nhượng ,thừa kế, trả lại
giấy phép, trả lại một phần diện tích khai thác theo các quy định hiện hành.
d) Được khai thác khoáng sản đi kèm với điều kiện thực hiện
đầy đủ thủ tục liên quan đối với khoáng sản đi kèm đó .
d) Được hưởng các quyền khác liên quan theo luật định.
Điều 17 : Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có
các nghĩa vụ sau đây:
1- Bảo đảm các hoạt động khai thác theo đúng thời gian, địa
điểm, tiến độ, quy trình đã ghi trong giấy phép, trong báo cáo nghiên cứu khả
thi,trong thiết kế mỏ đã được phê duyệt và sự hướng dẫn của cơ quan quản lý
chuyên ngành .
2- Có trách nhiệm kết hợp việc khai thác, chế biến khoáng
sản với việc xây dựng cơ sở hạ tầng,bảo vệ môi trường,đất đai tại nơi khai thác
; Đền bù thiệt hại về đất, tài sản hiện có theo quy định của pháp luật về đền
bù thiệt hại cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang cư trú , sản xuất hợp
pháp tại nơi có khoáng sản mà phải thay đổi nơi cư trú, sản xuất do hoạt động
khoáng sản đó gây ra; bồi thường thiệt hại do hoạt động khoáng sản của đơn vị
gây ra, bảo đảm quyền lợi hợp pháp,có liên quan của nhân dân xung quanh khu vực;
ưu tiên tuyển dụng lao động tại địa phương .
3- Chấp hành các quy định của nhà nước, của UBND Tỉnh về,
bảo vệ tài nguyên khoáng sản, đất, rừng; bảo vệ các công trình xây dựng giao
thông, thủy lợi, đường tải điện, đường thông tin đi qua mỏ; bảo vệ môi trường
sinh thái , danh lam thắng cảnh, nguồn nước.
4- Chấp hành các quy định của UBND địa phương sở tại về quản
lý hành chính trong việc giữ gìn an ninh trật tự , an toàn xã hội.Thông báo với
chính quyền địa phương các hoạt động liên quan theo giấy phép đã được cấp.
5- Thực hiện đúng các quy định trong sử dụng vật liệu nổ
công nghiệp và bảo đảm an toàn , vệ sinh lao động trong sản xuất .
6- Nộp đầy đủ đúng thời hạn lệ phí cấp phép, thuế tài nguyên
và tiền ký quỹ hoàn nguyên môi trường cũng như các nghĩa vụ tài chính khác theo
đúng các quy định hiện hành.
7- Thu thập, lưu giữ số liệu, thông tin về TNKS và báo cáo
định kỳ kết quả HĐKS theo quy định cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản.
8- Khi phát hiện có TNKS mới hoặc các vật chất không bình
thường khác phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý khoáng sản để có biện pháp xử
lý.
9- Thực hiện việc đóng cửa mỏ phục hồi môi trường , đất đai
theo đúng quy định và theo phương án do đơn vị đề ra đã được phê duyệt.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18 : Sở Công nghiệp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về TNKS
trên địa bàn Tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện, theo dõi, kiểm tra
và định kỳ tổng hợp báo cáo UBND Tỉnh .
Điều 19 : Thủ trưởng các cơ quan đơn vị, chủ tịch UBND cấp huyện,cấp
xã, căn cứ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình tổ chức thực hiện, kiểm tra
việc chấp hành Luật Khoáng sản, các quy định của nhà nước và của bản Quy định
này .
Điều 20 : Tổ chức, cá nhân có thành tích nghiên cứu , phát hiện, bảo
vệ tài nguyên khoáng sản thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước .
Điều 21 : Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ TNKS của
Luật Khoáng sản, các quy định của nhà nước và Quy định này thì tuỳ theo tính
chất, mức độ vi phạm và hậu quả gây ra sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc , các cơ quan, địa
phương phản ảnh kịp thời về UBND Tỉnh để xem xét sửa đổi , bổ sung phù hợp với
tình hình thực tế ./-