Quyết định 1782/QĐ-UBND năm 2008 về Kế hoạch tổ chức thực hiện “Quyết định 37/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012" do tỉnh Bình Dương ban hành

Số hiệu 1782/QĐ-UBND
Ngày ban hành 09/06/2008
Ngày có hiệu lực 09/06/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Nguyễn Hoàng Sơn
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1782/QĐ-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 09 tháng 6 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN “QUYẾT ĐỊNH SỐ 37/2008/QĐ-TTG NGÀY 12/3/2008 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2012”

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Công văn số 205/STP-PBGDPL ngày 03/6/2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện “Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012”.

Điều 2. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh có trách nhiệm tổ chức, triển khai, hướng dẫn các sở ngành; đoàn thể; tổ chức; các huyện, thị xã và mọi lực lượng xã hội tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm thực hiện tốt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch này và báo cáo theo định kỳ sáu tháng, năm cho Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị khi thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp về chuyên môn, nghiệp vụ và phối hợp với Sở Tài chính để dự trù kinh phí thực hiện.

Sở Tài chính có trách nhiệm bố trí nguồn ngân sách đảm bảo kinh phí để các Sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo kế hoạch này và các đề án thực hiện Chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã Thủ Dầu Một, Thủ trưởng các Sở, ngành, đoàn thể và các thành viên Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoàng Sơn

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN “QUYẾT ĐỊNH SỐ 37/2008/QĐ-TTG NGÀY 12/3/2008 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2012”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1782/QĐ-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

A. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; đổi mới phương thức tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tuyên truyền kịp thời, thường xuyên nội dung pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; tổ chức có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên toàn quốc, góp phần thực hiện nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

2. Mục tiêu cụ thể:

Đến hết năm 2012, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phấn đấu phổ biến 100% các văn bản Luật, Pháp lệnh; 90 – 95% các văn bản pháp quy có liên quan của Trung ương và địa phương mới ban hành và đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây:

a) Từ 80 - 90% người dân trên toàn tỉnh được tuyên truyền pháp luật chung và các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến từng nhóm dân cư theo các địa bàn và đối tượng khác nhau;

b) Từ 95% cán bộ, công chức, viên chức trở lên được trang bị kiến thức pháp luật thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của mình;

c) 95% người sử dụng lao động được tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp; 70% người lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân và người lao động bằng các hình thức phù hợp;

d) 100% cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân được trang bị kiến thức pháp luật về an ninh, quốc phòng và các quy định pháp luật khác liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ;

đ) 95% thanh thiếu niên được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan trực tiếp tới đối tượng này;

[...]