Quyết định 1772/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1772/QĐ-TTg
Ngày ban hành 18/12/2018
Ngày có hiệu lực 18/12/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Vũ Đức Đam
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1772/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA MŨI NÉ, TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2350/QĐ-TTg ngày 24/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né (sau đây gọi tắt là Khu DLQG Mũi Né), tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Vị trí, quy mô, ranh giới Khu DLQG Mũi Né

ạ) Khu DLQG Mũi Né nằm trên dải đất ven biển từ xã Hòa Phú, huyện Tuy Phong đến hết ranh giới phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết; tỉnh Bình Thuận; có diện tích khoảng 14.760 ha, trong đó diện tích vùng lõi tập trung phát triển, hình thành các khu chức năng du lịch là khoảng 1.000 ha.

b) Ranh giới Khu DLQG Mũi Né được xác định như sau: Phía Bắc giới hạn bởi tuyến đường Võ Nguyên Giáp và các tuyến đường tỉnh 715, 716 và 716B; phía Đông giáp sông Lũy và biển Đông; phía Tây dọc theo ranh giới hành chính phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết; phía Nam giáp biển Đông.

2. Quan điểm phát triển

a) Phát triển bền vững Khu DLQG Mũi Né theo hưng tăng trưng xanh, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan, đặc biệt là thắng cảnh Bàu Trắng, Bàu Sen và các đồi cát ven biển, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, xói lở bờ biển; phát triển hài hòa giữa du lịch với khai thác khoáng sản, nông, lâm, ngư nghiệp và năng lượng; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp, thực hiện công bằng xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và xóa đói giảm nghèo.

b) Tập trung phát triển du lịch theo chiều sâu, chú trọng chất lượng và hiệu quả, đa dạng về sản phẩm trên cơ sở khai thác và phát huy các lợi thế về tài nguyên du lịch biển hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng, nhất là nghỉ dưỡng biển, thể thao biển, đi đôi với chú trọng khai thác giá trị các di tích, văn hóa của dân tộc Chăm và các giá trị cảnh quan địa hình đi cát độc đáo tạo cơ sở đột phá đưa Khu DLQG Mũi Né trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao.

c) Phát triển Khu DLQG Mũi Né trong mối liên kết chặt chẽ với các điểm du lịch trong tỉnh Bình Thuận, trong vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

d) Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển Khu DLQG Mũi Né; khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, tạo sinh kế bền vững cho người dân.

3. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu chung

Tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật du lịch, đáp ứng các tiêu chí của Khu du lịch quốc gia; thu hút các nhà đầu tư chiến lược có tầm cỡ để phát triển Khu du lịch Mũi Né trở thành một điểm đến hấp dẫn, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống du lịch của vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước. Phấn đấu đến năm 2030, Khu DLQG Mũi Né trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

b) Mục tiêu cụ thể

- Về khách du lịch: Năm 2025 đón khoảng 9,0 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 1,5 triệu lượt. Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 14,0 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đt trên 2,5 triệu lượt.

- Tổng thu từ khách du lịch (theo giá hiện hành): Năm 2025 đạt khoảng 24 nghìn tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 50 nghìn tỷ đồng.

- Phát triển buồng lưu trú: Nhu cầu buồng lưu trú đến năm 2025 trên 21.000 buồng và năm 2030 trên 41.000 buồng.

- Chtiêu việc làm: Tạo việc làm cho khoảng 24.000 lao động trực tiếp vào năm 2025 và trên 45.000 người vào năm 2030.

[...]