Quyết định 1771/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020

Số hiệu 1771/QĐ-UBND
Ngày ban hành 21/08/2014
Ngày có hiệu lực 21/08/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký Lê Thanh Dũng
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1771/QĐ-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 21 tháng 8 năm 2014

 

QUYẾT ÐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2015, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại Tờ trình số 10/TTr-STTTT ngày 08 tháng 6 năm 2014 về việc phê duyệt quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh.

Phát triển hạ tầng mạng viễn thông ứng dụng các công nghệ mới, đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

Phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đảm bảo mỹ quan đô thị, cảnh quan kiến trúc các công trình lịch sử, văn hóa; các tiêu chuẩn về an toàn chất lượng, đồng bộ và phù hợp với phát triển hạ tầng kinh tế xã hội.

Phát triển hạ tầng viễn thông thụ động chủ yếu theo hướng dùng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp, đồng bộ và phù hợp với phát triển hạ tầng các ngành có liên quan.

Hạ tầng viễn thông có vai trò đặc biệt với chủ quyền quốc gia, đặc quyền kinh tế và an ninh quốc phòng biển, đảo, kết nối thông tin liên lạc đất liền với các vùng biển, hải đảo và vùng biển quốc tế.

Phát triển hạ tầng mạng viễn thông đi đôi với việc bảo đảm an ninh - quốc phòng, an toàn mạng lưới thông tin góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.

Đến năm 2015:

Tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động. Tỷ lệ sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng di động đạt khoảng 16 - 20%.

Ngầm hóa hệ thống mạng cáp viễn thông đảm bảo mỹ quan đô thị. Ngầm hóa 50 - 55% hạ tầng mạng ngoại vi hiện tại.

Hoàn thiện triển khai hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng tới cấp xã, phường, thị trấn.

Cáp quang hóa 10 - 15% hạ tầng mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh.

Đến năm 2020:

Tỷ lệ sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng di động đạt khoảng 30 - 35%.

Ngầm hóa 65 - 75% hạ tầng mạng ngoại vi hiện tại.

Cáp quang hóa 30 - 40% hạ tầng mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh.

III. QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020

Cải tạo, nâng cấp phát triển hạ tầng; nâng cấp và phát triển Đài Thông tin duyên hải phục vụ tốt công tác trực canh, tiếp nhận và phối hợp xử lý các trường hợp cấp cứu khẩn cấp, an toàn, an ninh trên biển cho tàu thuyền. Đồng thời thông báo cho ngư dân các bản tin dự báo thời tiết biển, cảnh báo thời tiết nguy hiểm như bão gió, động đất, sóng thần, khu vực hạn chế hoạt động trên biển, hướng dẫn phòng tránh, trú bão an toàn. Đặc biệt, tiếp nhận và phối hợp xử lý các trường hợp bị sự cố trên biển.

 Tiếp tục mở rộng mạng lưới hạ tầng, nâng cấp dung lượng tuyến cáp quang biển AAG, IA, băng thông quốc tế từ 50 - 80% trong giai đoạn tới năm 2020, đáp ứng được nhu cầu sử dụng băng thông rộng ngày càng tăng của Việt Nam, đặc biệt là các dịch vụ ứng dụng băng rộng như video, truyền dữ liệu và các dịch vụ đa phương tiện khác.

Xây dựng tuyến truyền dẫn riêng dự phòng phục vụ an ninh quốc phòng của quân đội:

[...]