Quyết định 177/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 177/QĐ-UBND
Ngày ban hành 16/01/2017
Ngày có hiệu lực 16/01/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Ngô Văn Tuấn
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 177/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 16 tháng 01 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội;

Căn cứ Văn bản số 874/CV-HĐND ngày 23 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 4225/SKHĐT-QH ngày 07 tháng 10 năm 2016; của Sở Công thương tại Tờ trình số 847/TTr-SCT ngày 14 tháng 9 năm 2016 về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; trên cơ sở báo cáo kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định và hồ sơ quy hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

A. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển công nghiệp

- Phát triển công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo động lực quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.

- Tiếp tục khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, lao động, vị trí địa lý của tỉnh để phát triển công nghiệp theo hướng chế biến sâu; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao có lợi thế cạnh tranh, có thị trường, giảm dần và loại bỏ các dự án đầu tư công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nhằm tiết kiệm tài nguyên, đảm bảo tăng trưởng bền vững.

- Phát triển công nghiệp toàn diện: Quan tâm phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn; phát triển mạnh công nghiệp vùng biển trên cơ sở khai thác các tiềm năng thế mạnh của biển Đông và khu Kinh tế Nghi Sơn; chú trọng phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động tại các vùng đồng bằng.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; trước mắt, tập trung hoàn thành quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Thu hút mạnh đầu tư trong nước và nước ngoài; khai thác có hiệu quả các nguồn vốn của các thành phần kinh tế cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

- Tiếp tục phát huy năng lực sản xuất các ngành công nghiệp truyền thống; phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quy mô lớn; tích cực thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao, sản phẩm có tỷ trọng tri thức cao; phát triển mạnh công nghiệp sử dụng nhiều lao động ở vùng nông thôn và khu vực miền núi; dành quỹ đất khu vực đồng bằng cho ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao; phát triển công nghiệp gắn với đổi mới công nghệ sản xuất và phương thức quản lý hiện đại, sử dụng hiệu quả tài nguyên, giảm phát thải khí nhà kính và hướng đến phát triển bền vững.

2. Quan điểm phát triển thương mại

- Phát triển thương mại, dịch vụ tỉnh Thanh Hóa theo hướng hiện đại hóa và văn minh thương mại, gắn liền với quy mô, trình độ phát triển sản xuất trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiến trình hội nhập kinh tế của cả nước trong các giai đoạn phát triển.

- Phát triển ngành dịch vụ thương mại trên cơ sở gắn kết chặt chẽ với sản xuất, thúc đẩy cung ứng vật tư, nguyên liệu đầu vào kết hợp với liên kết tiêu thụ sản phẩm, đưa ngành thương mại trở thành đòn bẩy để phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội.

- Phát triển hệ thống hạ tầng thương mại theo hướng hài hòa, đồng bộ giữa hạ tầng thương mại hiện đại và truyền thống, giữa thị trường đô thị và nông thôn, giữa hệ thống bán buôn và bán lẻ. Đối với khu vực đô thị lớn, trung tâm vùng miền, Khu kinh tế Nghi Sơn, tập trung phát triển các trung tâm thương mại, đại siêu thị, siêu thị, kho bảo quản, chợ đầu mối nhằm tạo hạt nhân phát triển dịch vụ và văn minh thương mại; song song với phát triển các cửa hàng thương mại, xây mới chợ phục vụ dân sinh tại chỗ. Khu vực các KCN, CCN, trung tâm huyện, cụm xã phát triển các cửa hàng bán buôn, bán lẻ. Khu vực nông thôn tập trung đẩy mạnh chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ; cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các chợ truyền thống.

- Tăng cường xã hội hóa đầu tư, phát triển thương mại theo hướng đa dạng về loại hình thương nhân. Khuyến khích phát triển một số doanh nhân thương mại lớn, xây dựng hệ thống phân phối hiện đại làm nòng cốt trong việc tổ chức thị trường và gắn chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu dùng.

- Nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước đối với các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh; nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp cho đội ngũ nhân lực; xây dựng ngành thương mại văn minh, hiện đại gắn với phát triển du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo về quốc phòng, an ninh, ứng phó kịp thời với thiên tai, các tình huống khẩn cấp và sự biến đổi khí hậu.

- Phát triển xuất khẩu phải gắn với sự phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của tỉnh; phát huy nguồn hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong tỉnh, hướng đến các sản phẩm chủ lực, có khả năng cạnh tranh, có lợi thế so sánh, sử dụng công nghệ cao, chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, gắn với phát triển vùng nguyên liệu; kết hợp khai thác hiệu quả nguồn hàng hóa tỉnh ngoài sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển xuất khẩu nhanh và bền vững; tranh thủ thời cơ, vận hội mới trong quan hệ đối ngoại của tỉnh, sự hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước để mở rộng thị trường xuất khẩu, giữ vững thị trường truyền thống, hướng đến thị trường cao về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, dịch vụ.

- Nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu, trong nước chưa sản xuất được, lựa chọn các nguồn công nghệ vừa đáp ứng được yêu cầu về đổi mới, nâng cao trình độ sản xuất của tỉnh vừa phù hợp về giá cả. Chú trọng nhập khẩu công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng. Kết hợp chặt chẽ giữa nhập khẩu máy móc, thiết bị và hợp đồng lắp đặt, chuyển giao công nghệ.

B. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Công nghiệp

1.1- Mục tiêu tổng quát

[...]