Quyết định 1768/QĐ-BTP năm 2021 phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2022 do Bộ Trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 1768/QĐ-BTP
Ngày ban hành 25/11/2021
Ngày có hiệu lực 25/11/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Lê Thành Long
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1768/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THANH TRA NĂM 2022

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 29/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 54/2014/NĐ-CP ngày 29/5/2014 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Thông tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 23/4/2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch thanh tra năm 2022 của Bộ Tư pháp.

Điều 2.

Căn cứ Kế hoạch nêu tại Điều 1 Quyết định này:

1. Thanh tra Bộ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện những nhiệm vụ được giao chủ trì; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch và căn cứ tình hình triển khai thực tế, đề xuất của các đơn vị, yêu cầu của công tác quản lý, kiến nghị điều chỉnh Kế hoạch này.

2. Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức đơn vị có liên quan triển khai thực hiện những nhiệm vụ được giao chủ trì đúng quy định hiện hành và định kỳ hàng quý, 6 tháng, 9 tháng, năm báo cáo tình hình thực hiện gửi tới Thanh tra Bộ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Thanh tra, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thanh tra Chính phủ (để b/c);
- Kiểm toán Nhà nước (để biết);
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo thực hiện);
- Các Bộ, ngành liên quan (để phối hợp);
- Cổng TTĐT Bộ Tư pháp (để đăng tải);
- Lưu: VT, TTR.

BỘ TRƯỞNG




Lê Thành Long

 

KẾ HOẠCH

THANH TRA NĂM 2022
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 1768/QĐ-BTP ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Hoạt động thanh tra bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, của các cấp, các ngành. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thanh tra. Đổi mới phương pháp, cách thức xây dựng kế hoạch thanh tra, tiến hành thanh tra, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra. Tăng cường thanh tra công tác quản lý nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, tập trung vào các lĩnh vực, địa phương phát sinh nhiều vi phạm, tiêu cực, tham nhũng, nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo, dư luận có nhiều ý kiến[1]. Bên cạnh thanh tra theo kế hoạch, cần chú trọng thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra; nâng cao chất lượng kết luận thanh tra, đảm bảo chặt chẽ, khách quan, kịp thời và khả thi; xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, quan tâm kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật trên lĩnh vực được thanh tra. Thực hiện nghiêm các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến hoạt động thanh tra[2]. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/BCSĐ ngày 03/4/2020 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp về lãnh đạo thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong ngành Tư pháp giai đoạn 2020-2025; Kế hoạch số 102-KH/BCSĐ ngày 19/12/2019 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp về việc triển khai thực hiện các kết luận và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo Kế hoạch số 192-KB/BCĐTW ngày 04/9/2018; Kế hoạch số 18-KH/BCSĐ ngày 06/8/2021 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp về thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự và tham nhũng kinh tế trong Bộ, ngành Tư pháp.

2. Nâng cao trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế. Triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp nắm rõ tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp; giải quyết kịp thời, hiệu quả, đúng pháp luật đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; tăng cường, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, thống nhất hướng giải quyết, hạn chế khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp.

3. Xác định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, điều hành, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, tiêu cực. Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định pháp luật. Quan tâm triển khai các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng để nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng.

4. Hoạt động thanh tra của Bộ Tư pháp phải đảm bảo phù hợp với bối cảnh, tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay. Nâng cao năng lực và đổi mới cách thức chỉ đạo, điều hành để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tập trung hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, bộ máy và chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thanh tra để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

II. NỘI DUNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA NĂM 2022

1. Công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch

[...]