BỘ
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘi CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
1737/QĐ-BKHCN
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KHUNG TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ VỀ TUYÊN
TRUYỀN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2007-2010
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ
Căn cứ Nghị định số
54/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và Nghị định số 28/2004/NĐ-CP
ngày 16/1/2004 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số
54/2003/NĐ-CP;
Theo đề nghị của các ông Chánh Văn phòng và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
phê duyệt Đề án khung triển khai nhiệm vụ về tuyên truyền hoạt động khoa học và
công nghệ giai đoạn 2007-2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ được ban hành kèm
theo Quyết định này.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.
Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài
chính và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Nơi nhận:
- Như trên
- Lưu VT, TCCB.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Đình Tiến
|
ĐỀ ÁN
KHUNG TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ TUYÊN TRUYỀN VỀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2007-2010
(Kèm theo Quyết định số 1737 /QĐ-BKHCN ngày 23 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ)
I. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN CÔNG TÁC TUYÊN
TRUYỀN VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (KH&CN)
Trong giai đoạn 2007-2010 hoạt động
KH&CN sẽ có thay đổi cơ bản so với thời kỳ trước, nền tảng pháp lý cho hoạt
động KH&CN nói chung đã được hoàn thiện với sự ra đời các luật cơ bản và
chuyên ngành quan trọng cũng như các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đổi
mới về tổ chức, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các tổ chức KH&CN, gắn
kết giữa hoạt động nghiên cứu khoa học với đào tạo và hoạt động sản xuất kinh
doanh trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.
Với mục tiêu thúc đẩy kinh tế đất
nước tăng trưởng nhanh và bền vững, KH&CN cần thực sự xứng với vai trò “quốc
sách hàng đầu”, là “động lực” phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hoạt động
tuyên truyền KH&CN từ trước tới nay chưa được thực hiện
một cách chủ động và hệ thống, chưa có một kế
hoạch tổng thể với sự chỉ đạo nhất quán, vì vậy nhận thức của xã hội về vai trò
của KH&CN trong phát triển kinh tế - xã hội còn ở mức thấp, sự đầu tư cho
KH&CN từ các thành phần kinh tế không tương xứng với nhu cầu phát triển, kết
quả nghiên cứu khoa học không đến được với sản xuất và đời sống, không có chính
sách ưu đãi và sử dụng hợp lý đối với nguồn nhân lực KH&CN.
Do vậy, trong giai đoạn
2007-2010 rất cần có một kế hoạch tổng thể tuyên truyền về hoạt động KH&CN,
nhằm triển khai hiệu quả hoạt động này. Kinh nghiệm của một số Bộ ngành trong
nhưng năm gần đây cho thấy hoạt động tuyên truyền cần được đầu tư một cách xứng đáng cho các kế hoạch 5 năm và hàng năm, và thường
thường nhiệm vụ này được giao cho 1 đơn vị thuộc Bộ làm đầu mối tham mưu
về nội dung, tổ chức thực hiện và tổng kết đánh giá.
Để tiến tới việc hoàn thiện một
cơ chế hoạt động có tính chuyên nghiệp về tuyên truyền cho
các hoạt động KH&CN, ngay từ thời gian này cần có một kế hoạch dài hạn về
truyền thông bám sát Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2010 và Đề án đổi
mới hoạt động KH&CN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng như những nội
dung khác phù hợp với tình hình phát triển của đất nước.
Việc triển khai công tác tuyên
truyền KH&CN một cách chủ động và kịp thời phục vụ các nhiệm vụ trọng tâm của
Bộ Khoa học và Công nghệ và toàn ngành KH&CN sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động
KH&CN, vớ dụ như việc tuyên truyền cho giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng
Nhà nước về KH&CN, một số sự kiện quan trọng như việc Thủ tướng Chính phủ gặp
mặt các nhà khoa học toàn quốc, việc Quốc hội thông qua Luật Sở hữu trí tuệ, việc
Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 về cơ
chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập
v.v... Đồng thời việc hướng dẫn dư luận, giải thích dư luận và ứng phó với
thông tin trái chiều khi được chủ động thực hiện sẽ cung cấp luận cứ và thông
tin chuẩn cho các cơ quan thông tin đại chúng, đảm bảo
thông tin một cách khách quan, chính xác về kết quả và hiệu quả hoạt động
KH&CN, giữ uy tín cho ngành KH&CN.
Với đặc thù hoạt động
của Bộ KH&CN, đề tổ chức triển khai hoạt động này, việc giao nhiệm vụ cho một
đơn vị chịu trách nhiệm về tuyên truyền xây dựng Đề án khung cũng như kế hoạch
tổng thể về tuyên truyền trong giai đoạn 2007-2010 là rất cần thiết. Lãnh đạo Bộ
giao cho Phòng thi đua khen thưởng và tuyên truyền trực thuộc Văn phòng
Bộ thực hiện nhiệm vụ này, tổng hợp các néi dung cần tuyên truyền của các đơn vị
thuộc Bộ, làm việc với các cơ quan truyền thông, trình lãnh đạo Bộ kế hoạch
tuyên truyền hàng năm và cả giai đoạn 2007-2010 để Lãnh đạo Bộ giao cho các đơn
vị liên quan tổ chức thực hiện. Hàng năm, Văn phòng Bộ sẽ chủ trì tổ chức tổng
kết đánh giá kết quả đạt được, đề xuất nội dung cần thực hiện cho các năm tiếp theo
cũng như tổ chức giám sát việc thực hiện kế hoạch và báo cáo với Lãnh đạo Bộ kết
quả đạt được.
II. MỤC TIÊU
CHIẾN LƯỢC
Đề án này nhằm mục tiêu chiến lược
là tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà
nước về khoa học và công nghệ, từ đó nâng cao nhận thức về vai trò của khoa học
và công nghệ là quốc sách hàng đầu, nền tảng và động lực đối với phát triển
kinh tế-xã hội, tạo sự ủng hộ mạnh mẽ của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội đối
với hoạt động khoa học và công nghệ nước nhà.
III. MỤC TIÊU
TỔNG QUÁT
Thông qua công tác tuyên truyền
về hoạt động khoa học và công nghệ làm cho mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội hiểu
rõ tầm quan trọng đặc biệt của KH&CN trong phát triển kinh tế xã hội, nâng
cao nhận thức và trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân trong việc ứng dụng
KH&CN vào sản xuất và đời sống, tăng cường đầu tư cho phát triển KH&CN,
nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN.
1. Nâng cao nhận thức xã hội :
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về
chủ trương, đường lối của Đảng về KH&CN, làm cho mọi tổ chức, cá nhân trong
xã hội hiểu rõ được nội dung cơ bản của các chính sách Nhà nước đối với hoạt động
KH&CN, đặc biệt là các văn bản luật pháp mới như Luật Sở hữu trí tuệ, Luật
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật chuyển giao công nghệ, và các văn bản luật
sẽ được ban hành trong thời gian tới như Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật
Năng lượng nguyên tử, Luật Công nghệ cao… các văn bản hướng dẫn luật như Nghị định
115/2005/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN
công lập, Nghị định 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp KH&CN, Đề án phát triển
thị trường công nghệ, Chiến lược hội nhập quốc tế về KH&CN, Chiến lược phát
triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình, Chiến lược phát triển công nghệ
sinh học, v.v… cũng như các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia (Hiệp định
về rào cản kỹ thuật trong thương mại, TRIP, …).
2. Đưa khoa học và công nghệ vào
cuộc sống :
Tuyên truyền mạnh mẽ về các nhân
tố mới, điển hình tiên tiến trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng KH&CN;
quảng bá kịp thời và rộng rãi các thành quả KH&CN trong nước và của thế giới
nhằm thúc đẩy ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào sản xuất
và đời sống. Tập trung tuyên truyền rộng rãi kết quả hoạt động KH&CN giai
đoạn 2001-2005; nội dung trọng điểm công tác KH&CN giai đoạn 2006-2010, tầm
nhìn 2020; các công trình đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước,
các giải thưởng quốc tế về KH&CN... Thông qua công tác tuyên truyền gắn kết
hoạt động nghiên cứu khoa học với hoạt động đào tạo và sản xuất kinh doanh,
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
3. Hình thành mạng lưới tuyên
truyền KH&CN :
Kiện toàn và phát triển công tác
tuyên truyền KH&CN tại Bộ KH&CN, tạo dựng mối quan hệ hợp tác hiệu quả
với các cơ quan truyền thông, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương đẩy
mạnh công tác tuyên truyền về hoạt động KH&CN thông qua việc tăng cường và
hiện đại hoá cơ sở vật chất - kỹ thuật, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội
ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền KH&CN.
V. GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN
1. Tăng cường các hình thức
tuyên truyền
1.1. Rà soát, đánh giá hiệu quả
các hình thức và nội dung công tác tuyên truyền KH&CN trong phạm vi Bộ
KH&CN và trên phạm vi toàn quốc.
1.2. Triển khai áp dụng thử nghiệm
một số hình thức tuyên truyền hiện đại, tăng cường hình thức tọa đàm trên truyền
hình và phát thanh, xây dựng các phóng sự chuyên đề.
1.3. Tổ chức triển lãm, diễn
đàn, hội nghị, hội thảo KH&CN quốc gia và quốc tế
1.4. Tổ chức họp báo, cung
cấp thông cáo báo chí.
1.5. Tổ chức Câu lạc bộ báo chí
KH&CN, bao gồm:
- Hình thành đội ngũ cộng tác
viên báo chí nòng cốt về KH&CN;
- Tổ chức Giải thưởng báo chí
KH&CN hàng năm
- Tổ chức bình chọn qua Báo chí:
10 sự kiện KH&CN tiêu biểu; 10 tác phẩm báo chí xuất sắc về KH&CN; 10
nhà khoa học tiêu biểu trong năm.
1.6. Xây dựng và phối hợp tổ chức
các các chương trình tuyên truyền KH&CN trên các phương tiện thông tin đại
chúng (trên các đài phát thanh, truyền hình, báo viết, báo điện tử, …)
2. Xây dựng, chuẩn hoá và hiện đại
hoá các nội dung tuyên truyền về KH&CN
2.1. Rà soát toàn bộ nội dung
các tài liệu tuyên truyền của Bộ, của ngành; xây dựng các nội dung tuyên truyền
hàng năm và 5 năm;
2.2. Chuẩn hoá tài liệu tuyên
truyền trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật đã sửa đổi, bổ sung, mới ban
hành;
2.3. Xây dựng, cập nhật CSDL Hệ
thống văn bản pháp luật về khoa học và công nghệ để cung cấp trực tuyến trên mạng;
2.4. Xây dựng và cập nhật các
trang Web của Bộ, của các đơn vị trực thuộc Bộ (bằng tiếng Việt và tiếng Anh);
2.5. Biên soạn và phát hành các ấn
phẩm tuyên truyền (Sách Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Sách KH&CN thế giới,
các tờ gấp giới thiệu Bộ, giới thiệu các đơn vị trực thuộc (bằng tiếng Việt và
tiếng Anh);
2.6. Xây dựng và cập nhật các
chương trình nghe nhìn giới thiệu hoạt động của Bộ và các đơn vị trực thuộc (bằng
tiếng Việt và tiếng Anh);
2.7. Xây dựng CSDL đa phương tiện
phục vụ tuyên truyền KH&CN;
2.8. Chọn lọc, biên soạn, xuất bản
và giới thiệu các ấn phẩm về các nhà khoa học tiêu biểu trong nước và thế giới,
đặc biệt sách về các nhà khoa học có tinh thần doanh nghiệp và các doanh nhân
thành đạt nhờ ứng dụng các thành tựu KH&CN có tính đột phá.
3. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
tuyên truyền về KH&CN
- Tổ chức các khoá bồi dưỡng
trong nước và ngoài nước về nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền và quan hệ công
chúng (PR- Public Relations) về KH&CN.
4. Trang bị và nâng cấp cơ sở vật
chất và thiết bị phục vụ tuyên truyền KH&CN.
- Trang bị các phưong tiện thu
thập, xử lý và phổ biến thông tin phục vụ tuyên truyền KH&CN (máy ảnh, máy
ghi âm kỹ thuật số, máy ghi hình kỹ thuật số, máy chiếu, hệ thống thiết bị phục
vụ e-conference, Bảng điện tử, …)
5. Tổ chức Phòng truyền thống của
cơ quan, đơn vị: tiến tới xây dựng Bảo tàng KH&CN.
6. Tổ chức các sự kiện KH&CN
thường niên, định kỳ ở quy mô quốc gia.
6.1. Tuần lễ Khoa học và Công
nghệ Việt Nam hàng năm, bao gồm các hoạt động :
- Ngày khoa học và công nghệ (Gặp
mặt thường niên của người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Chính phủ với đại diện giới
KH&CN nước nhà)
- Kết hợp tổ chức Techmart quốc
gia hoặc khu vực
- Kết hợp tổ chức Triển lãm
thành tựu KH&CN đa ngành hoặc chuyên ngành;
- Vinh danh các tổ chức, cá nhân
trong lĩnh vực KH&CN tiêu biểu trong năm.
6.2. Diễn đàn Khoa
học và Công nghệ quốc tế tại Việt Nam về các chủ đề thời sự, liên ngành và thúc
đẩy hội nhập quốc tế
VI. KẾ HOẠCH VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
Năm 2007
1. Kiện toàn về tổ
chức công tác tuyên tuyền KH&CN của Bộ KH&CN
1.1. Thành lập Tổ
công tác tuyên truyền KH&CN của Bộ.
1.2. Xây dựng và
ban hành các văn bản về công tác tuyên truyền KH&CN.
- Xây dựng và phê
duyệt Đề án khung triển khai nhiệm vụ tuyên truyền về hoạt động KH&CN giai
đoạn 2007-2010;
- Ban hành quy định
về việc tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền KH&CN, phối hợp với Bộ
Tài chính để xử lý các vấn đề liên quan;
- Xây dựng trọng
tâm công tác tuyên truyền về KH&CN và kế hoạch tổ chức thực hiện năm 2007
và các năm tiếp theo, trước mắt, năm 2007 tập trung vào các nội dung trọng tâm
sau :
a) Phổ biến các
văn bản pháp luật về KH&CN;
b) Tuyên truyền về
các thành tựu KH&CN và hiệu quả ứng dụng vào sản xuất và đời sống, gương
các nhà khoa học và tổ chức KH&CN tiêu biểu;
c) Tuyên truyền một
số cơ chế chính sách mới trong đổi mới hoạt động KH&CN và đổi mới tổ chức
và hoạt động của các tổ chức KH&CN (Nghị định 115/2005/NĐ-CP, Nghị định
80/2007/NĐ-CP, Chiến lược phát triển KH&CN đến 2010, Chiến lược phát triển
và ứng dụng NL nguyên tử vì mục đích hòa bình, Đề án phát triển thị trường công
nghệ…);
d) Đẩy mạnh hoạt động
về Tiêu chuẩn - Đo lường – Chất lượng ;
e) Đẩy mạnh hoạt động
về Sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập sau khi Việt nam gia nhập WTO;
f) Đẩy mạnh hoạt động
chuyển giao công nghệ;
g) Hội nhập quốc tế
về KH&CN;
h) Phát triển thị
trường công nghệ;
i) Phát triển công
nghệ cao và hình thành các khu Công nghệ cao;
j) Ứng dụng năng
lượng hạt nhân trong các ngành kinh tế.
2. Phối hợp với
các cơ quan thông tin đại chúng (đài phát thanh và truyền hình, Thông tấn xã,
các báo viết, báo điện tử …) thực hiện các chương trình tuyên truyền KH&CN.
- Phối hợp với Đài truyền hình
Việt nam (VTV) triển khai các chương trình tuyên truyền KH&CN, tiến hành ký
kết Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và VTV.
- Phối hợp với Đài Tiếng nói Việt
Nam (VOV) triển khai các chương trình tuyên truyền KH&CN (theo Chương trình
phối hợp giữa Bộ và Đài đã được ký kết).
- Phối hợp với Thông tấn xã Việt
nam và một số báo viết, báo điện tử có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội để triển
khai chương trình tuyên truyền KH&CN.
3. Tăng cường trang thiết bị phục
vụ công tác tuyên truyền KH&CN cho các đơn vị trong Bộ.
4. Hoàn thiện và nâng cấp
Website của Bộ bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
5. Thành lập Câu lạc bộ cộng tác
viên báo chí KH&CN.
6. Tổ chức hội thảo khoa học về
các vấn đề thời sự trong quản lý KH&CN
Các năm 2008 - 2010
1. Phối hợp với các cơ quan
thông tin đại chúng (đài phát thanh và truyền hình, các báo viết, báo điện tử
…) triển khai thực hiện các chương trình tuyên truyền về KH&CN.
2. Trang bị và nâng cấp các thiết
bị phục vụ công tác tuyên truyền KH&CN.
3. Hoàn thiện và cập nhật trang
Web của Bộ và các đơn vị trực thuộc bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
4. Xây dựng CSDL Hệ thống văn bản
pháp luật Việt Nam và quốc tế về KH&CN.
5. Tiếp tục cập nhật CSDL đa
phương tiện phục vụ tuyên truyền KH&CN.
6. Duy trì họat động Câu lạc bộ
cộng tác viên báo chí KH&CN.
7. Tổ chức Tuần lễ khoa học và
công nghệ Việt Nam hàng năm.
8. Chọn lọc, biên soạn, xuất bản
và giới thiệu một số ấn phẩm về các nhà khoa học tiêu biểu trong nước và thế giới,
đặc biệt sách về các nhà khoa học có tinh thần doanh nghiệp và các doanh nhân
thành đạt nhờ ứng dụng các thành tựu KH&CN có tính đột phá.
9. Tổ chức triển lãm, hội thảo
khoa học về các vấn đề thời sự trong quản lý KH&CN
Tổ chức Phòng truyền thống của
cơ quan, đơn vị, tiến tới xây dựng Bảo tàng KH&CN.
Tổ chức các khoá bồi dưỡng trong
nước và ngoài nước về nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền và quan hệ công luận (PR)
về KH&CN.
Tổ chức bình chọn các sự kiện
KH&CN nổi bật hàng năm nhân dịp năm mới, bình chọn các nhà khoa học xuất sắc
của năm nhân Ngày KH&CN, bình chọn các tác phẩm báo chí xuất sắc viết về
KH&CN nhân Ngày Báo chí Việt nam 21/6.
Tổ chức Diễn đàn KH&CN quốc
tế tại Việt Nam về các chủ đề thời sự, liên ngành và thúc đẩy hội nhập quốc tế.
Tham gia Triển lãm quốc tế tại một
số nước trong khu vực theo tình hình thực tế của từng năm.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Văn phòng Bộ chủ trì xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm về tuyên truyền, tổng hợp xét duyệt nội dung, làm việc với các cơ quan truyền
thông, phân công các đơn vị triển khai hoạt động tuyên truyền, trình Lãnh đạo Bộ
xem xét, quyết định.
2. Vụ Kế hoạch –Tài chính chủ
trì thẩm định tài chính của các hợp đồng triển khai hoạt động tuyên truyền, phối
hợp với Văn phòng Bộ làm việc với các cơ quan liên quan thực hiện Đề án này.
3. Các đơn vị trực thuộc Bộ
KH&CN chủ động đề xuất những nội dung công việc cần tuyên truyền, kinh phí
dự kiến, tiến độ thực hiện, phương thức thực hiện, dự kiến kết quả, phân công
cán bộ làm đầu mối và chịu trách nhiệm về công tác tuyên truyền của đơn vị để
phối hợp tổ chức thực hiện, báo cáo kết quả thực hiện./.