BỘ TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1736/QĐ-BTP
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ VỀ CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN
ĐẾN VIỆC HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG
DỊCH COVID-19; VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ Y TẾ CƠ SỞ, Y TẾ DỰ
PHÒNG VÀ CHUYÊN ĐỀ VỀ CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC
NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN
2021 - 2030
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị quyết số
51/2022/QH15 ngày 14/6/2022 của Quốc hội về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên
đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống
dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự
phòng”;
Căn cứ Nghị quyết số
52/2022/QH15 ngày 14/6/2022 của Quốc hội về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên
đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”;
Căn cứ Nghị định số
96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số
34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số
154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Theo đề nghị của Cục trưởng
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch kiểm tra
văn bản theo 02 (hai) chuyên đề sau đây:
Chuyên đề 1: Kiểm tra các văn bản
liên quan đến việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác
phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở,
y tế dự phòng.
Chuyên đề 2: Kiểm tra các văn bản
liên quan đến việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.
Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật,
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ trưởng
Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Vụ
trưởng Vụ Pháp luật quốc tế, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và
theo dõi thi hành pháp luật, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Các bộ, cơ quan ngang bộ (để phối hợp);
- HĐND, UBND cấp tỉnh (để phối hợp);
- Lưu: VT, Cục KTrVB.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phan Chí Hiếu
|
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ VỀ CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC HUY ĐỘNG,
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19;
VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ Y TẾ CƠ SỞ, Y TẾ DỰ PHÒNG VÀ CHUYÊN ĐỀ
VỀ CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC
HỘI VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN
2021 - 2025, GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021 – 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1736/QĐ-BTP ngày 17 tháng 8 năm 2022 của
Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
I. Mục đích
1. Phát hiện, xử lý những nội
dung trái pháp luật trong các văn bản QPPL, văn bản chứa QPPL do các bộ, cơ
quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh ban
hành liên quan đến việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công
tác phòng, chống dịch COVID-19 giai đoạn 2020-2022; việc thực hiện chính sách,
pháp luật về y tế dự phòng, y tế cơ sở; việc triển khai thực hiện các nghị quyết
của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -
2030.
2. Thông qua kết quả kiểm tra,
kiến nghị các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu lực,
hiệu quả thi hành pháp luật trong lĩnh vực này.
II. Yêu cầu
1. Nội dung Kế hoạch và việc
triển khai thực hiện Kế hoạch phải đảm bảo toàn diện, hiệu quả và khả thi.
2. Xác định cụ thể nội dung
công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các đơn vị trong việc triển
khai thực hiện các nhiệm vụ.
3. Bám sát phạm vi, nội dung,
tiến độ của Nghị quyết số 51/2022/QH15 và Nghị quyết số 52/2022/QH15.
4. Bám sát nội dung kiểm tra
quy định tại Điều 104 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày
14/5/20216 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
III. Nội
dung
1. Chuyên
đề 1: Kiểm tra các văn bản liên quan đến việc huy động, quản lý và sử dụng các
nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 giai đoạn 2020-2022; việc
thực hiện chính sách, pháp luật về y tế dự phòng, y tế cơ sở
1.1. Đối tượng kiểm tra
- Thông tư của Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ; Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; Nghị quyết do HĐND cấp tỉnh, Quyết định
do UBND cấp tỉnh ban hành liên quan đến:
+ Việc huy động, quản lý và sử
dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 giai đoạn
2020-2022 ban hành từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2022 đang còn hiệu lực.
+ Việc thực hiện chính sách,
pháp luật về y tế dự phòng, y tế cơ sở ban hành từ ngày 01/01/2018 đến ngày
31/12/2022 đang còn hiệu lực.
- Văn bản có chứa quy phạm pháp
luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật; văn bản
có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do
cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành có liên quan đến việc huy động, quản
lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 giai đoạn
2020-2022; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế dự phòng, y tế cơ sở
(tính theo thời điểm nêu trên).
1.2. Nội dung kiểm tra
Kiểm tra theo nội dung quy định
tại Điều 104 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn
bản QPPL (thẩm quyền ban hành, nội dung quy định, căn cứ pháp lý, thể thức, kỹ
thuật, trình tự, thủ tục ban hành văn bản), trong đó tập trung kiểm tra, phát
hiện và xử lý các quy định được ban hành không đúng thẩm quyền, các quy định có
nội dung trái pháp luật để xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định.
1.3. Công việc cụ thể và thời
gian thực hiện
STT
|
Nội dung công việc
|
Thời gian thực hiện
|
Đơn vị chủ trì
|
Đơn vị phối hợp
|
1
|
- Xây dựng Công văn đề nghị các
bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương tập hợp văn bản thuộc đối tượng kiểm tra, tiến
hành tự kiểm tra, gửi kết quả tự kiểm tra và danh mục văn bản về Bộ Tư pháp
(Cục Kiểm tra văn bản QPPL).
- Tập hợp văn bản QPPL liên
quan đến đối tượng kiểm tra tại Cục Kiểm tra văn bản QPPL.
|
Tháng 8/2022 đến tháng 11/2022
|
Cục Kiểm tra văn bản QPPL
|
Văn phòng Bộ
|
2
|
- Thực hiện kiểm tra theo nội
dung quy định tại Điều 104 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
- Tổ chức họp trao đổi, thảo luận
đối với văn bản có nội dung trái pháp luật (nếu có).
|
Tháng 12/2022 đến tháng 02/2023
|
Cục Kiểm tra văn bản QPPL
|
Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế;
Vụ Pháp luật hình sự - hình chính; Vụ Pháp luật quốc tế; Vụ Các vấn đề chung
về xây dựng pháp luật; Cục QLXLVPHC và TDTHPL và các đơn vị có liên quan
|
3
|
- Tổng hợp kết quả kiểm tra;
- Xây dựng dự thảo Báo cáo kết
quả kiểm tra văn bản QPPL về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực
phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; Việc thực hiện chính sách, pháp
luật về y tế dự phòng, y tế cơ sở.
|
Tháng 02/2023
|
Cục Kiểm tra văn bản QPPL
|
Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế;
Vụ Pháp luật hình sự - hình chính; Vụ Pháp luật quốc tế; Vụ Các vấn đề chung
về xây dựng pháp luật; Cục QLXLVPHC và TDTHPL và các đơn vị có liên quan
|
4
|
Tổ chức các Hội thảo về Báo
cáo kết quả kiểm tra văn bản QPPL về việc huy động, quản lý và sử dụng các
nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; Việc thực hiện chính
sách, pháp luật về y tế dự phòng, y tế cơ sở; dự kiến tại miền Bắc và miền
Nam.
|
Tháng 3/2023
|
Cục Kiểm tra văn bản QPPL
|
|
5
|
Hoàn thiện Báo cáo kết quả kiểm
tra văn bản QPPL về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ
công tác phòng, chống dịch COVID-19; Việc thực hiện chính sách, pháp luật về
y tế dự phòng, y tế cơ sở và trình lãnh đạo Bộ Tư pháp.
|
Tháng 3/2023
|
Cục Kiểm tra văn bản QPPL
|
Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế;
Vụ Pháp luật hình sự - hình chính; Vụ Pháp luật quốc tế; Vụ Các vấn đề chung về
xây dựng pháp luật; Cục QLXLVPHC và TDTHPL; Văn phòng Bộ và các đơn vị có
liên quan
|
6
|
Kết luận kiểm tra, kiến nghị
xử lý văn bản QPPL trái pháp luật theo quy định tại Nghị định số
34/2016/NĐ-CP (nếu có).
|
Tháng 3/2023
|
Cục Kiểm tra văn bản QPPL
|
Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế;
Vụ Pháp luật hình sự - hình chính; Vụ Pháp luật quốc tế; Vụ Các vấn đề chung
về xây dựng pháp luật; Cục QLXLVPHC và TDTHPL; Văn phòng Bộ và các đơn vị có
liên quan
|
2. Chuyên
đề 2: Kiểm tra các văn bản liên quan đến việc triển khai thực hiện các nghị quyết
của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030
2.1. Đối tượng kiểm tra
- Thông tư của Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ; Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; Nghị quyết do HĐND cấp tỉnh, Quyết định
do UBND cấp tỉnh ban hành liên quan đến:
+ Việc triển khai thực hiện Nghị
quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
ban hành từ ngày 01/7/2021 đến hết ngày 30/6/2023.
+ Việc triển khai thực hiện Nghị
quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững ban
hành từ ngày 01/7/2021 đến hết ngày 30/6/2023.
+ Việc thực hiện Nghị quyết của
Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ban hành từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày
30/6/2023.
- Văn bản có chứa quy phạm pháp
luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật; văn bản
có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do
cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành có liên quan đến việc triển khai thực
hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới; việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục
tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi (tính theo thời điểm nêu trên).
2.2. Nội dung kiểm tra
Kiểm tra theo nội dung quy định
tại Điều 104 Nghị định số 34/2016/NĐ- CP ngày 14/5/2016 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn
bản QPPL (thẩm quyền ban hành, nội dung quy định, căn cứ pháp lý, thể thức, kỹ
thuật, trình tự, thủ tục ban hành văn bản), trong đó tập trung kiểm tra, phát
hiện và xử lý các quy định được ban hành không đúng thẩm quyền, các quy định có
nội dung trái pháp luật để xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định.
2.3. Công việc cụ thể và thời
gian thực hiện
STT
|
Nội dung công việc
|
Thời gian thực hiện
|
Đơn vị chủ trì
|
Đơn vị phối hợp
|
1
|
- Xây dựng Công văn đề nghị
các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương tập hợp văn bản thuộc đối tượng kiểm tra,
tiến hành tự kiểm tra, gửi kết quả tự kiểm tra và danh mục văn bản về Bộ Tư
pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL).
- Tập hợp văn bản QPPL liên
quan đến đối tượng kiểm tra tại Cục Kiểm tra văn bản QPPL.
|
Tháng 8/2022 đến tháng 12/2022
|
Cục Kiểm tra văn bản QPPL
|
Văn phòng Bộ
|
2
|
- Thực hiện kiểm tra theo nội
dung quy định tại Điều 104 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
- Tổ chức họp trao đổi, thảo
luận đối với văn bản có nội dung trái pháp luật (nếu có).
|
Tháng 01/2023 đến tháng 3/2023
|
Cục Kiểm tra văn bản QPPL
|
Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế;
Vụ Pháp luật hình sự - hình chính; Vụ Pháp luật quốc tế; Vụ Các vấn đề chung
về xây dựng pháp luật; Cục QLXLVPHC và TDTHPL và các đơn vị có liên quan
|
3
|
- Tổng hợp kết quả kiểm tra;
- Xây dựng dự thảo Báo cáo kết
quả kiểm tra văn bản QPPL về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc
hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Việc triển
khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về
giảm nghèo bền vững; Việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục
tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi.
|
Tháng 4/2023
|
Cục Kiểm tra văn bản QPPL
|
Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế;
Vụ Pháp luật hình sự - hình chính; Vụ Pháp luật quốc tế; Vụ Các vấn đề chung
về xây dựng pháp luật; Cục QLXLVPHC và TDTHPL và các đơn vị có liên quan
|
4
|
Tổ chức các Hội thảo về Báo
cáo kết quả kiểm tra văn bản QPPL về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết
của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Việc
triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc
gia về giảm nghèo bền vững; Việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương
trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi; dự kiến tổ chức tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
|
Tháng 5/2023
|
Cục Kiểm tra văn bản QPPL
|
|
5
|
Hoàn thiện Báo cáo kết quả kiểm
tra văn bản QPPL về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Việc triển khai thực hiện
Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững;
Việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và
trình lãnh đạo Bộ Tư pháp.
|
Tháng 6/2023
|
Cục Kiểm tra văn bản QPPL
|
Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế;
Vụ Pháp luật hình sự - hình chính; Vụ Pháp luật quốc tế; Vụ Các vấn đề chung
về xây dựng pháp luật; Cục QLXLVPHC và TDTHPL; Văn phòng Bộ và các đơn vị có
liên quan
|
6
|
Kết luận kiểm tra, kiến nghị
xử lý văn bản QPPL trái pháp luật theo quy định tại Nghị định số
34/2016/NĐ-CP (nếu có).
|
Tháng 6/2023 đến tháng 7/2023
|
Cục Kiểm tra văn bản QPPL
|
Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế;
Vụ Pháp luật hình sự - hình chính; Vụ Pháp luật quốc tế; Vụ Các vấn đề chung
về xây dựng pháp luật; Cục QLXLVPHC và TDTHPL; Văn phòng Bộ và các đơn vị có
liên quan
|
IV. Tổ chức
thực hiện
1. Trách nhiệm thực hiện
- Căn cứ Kế hoạch này, Cục trưởng
Cục Kiểm tra văn bản QPPL phân công cụ thể cho các đồng chí Lãnh đạo Cục, Trưởng
phòng chuyên môn và các công chức phối hợp với các đơn vị chuyên môn trong Bộ
và các cơ quan liên quan của bộ, ngành, địa phương thực hiện đảm bảo đúng tiến
độ, hiệu quả.
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ
được phân công có trách nhiệm chỉ đạo đơn vị mình phối hợp với Cục Kiểm tra văn
bản QPPL trong việc triển khai Kế hoạch này.
- Cục Kế hoạch - Tài chính phối
hợp với Cục Kiểm tra văn bản QPPL bảo đảm kinh phí để thực hiện Kế hoạch theo
quy định hiện hành.
- Đề nghị các cơ quan, đơn vị
có liên quan phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
được giao tại Kế hoạch này, đảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra.
2. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này
được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước giao năm 2023 cho Cục Kiểm tra văn bản
QPPL và các nguồn tài trợ khác (nếu có).