Quyết định 171/2003/QĐ-UB về việc xác định lại chức năng, nhiệm vụ, bộ máy tổ chức của Trung tâm Lưu trữ Thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu | 171/2003/QĐ-UB |
Ngày ban hành | 10/12/2003 |
Ngày có hiệu lực | 10/12/2003 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hà Nội |
Người ký | Nguyễn Quốc Triệu |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 171/2003/QĐ-UB |
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH LẠI CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM LƯU TRỮ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND;
Căn cứ Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia công bố ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Căn cứ Thông tư 40/TT - TCCP của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn về tổ chức lưu trữ ở các cơ quan Nhà nước các cấp;
Căn cứ Quyết định số 14/1998/QĐ-UB ngày 15/06/1998 của UBND Thành phố về việc thành lập Trung tâm Lưu trữ Thành phố Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 177/2003/QĐ-TTg ngày 01/09/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố và Trưởng Ban tổ chức Chính quyền Thành phố Hà Nội,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 Xác định lại: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Lưu trữ Thành phố:
1. Vị trí, chức năng:
- Trung tâm Lưu trữ Thành phố Hà Nội, trực thuộc Văn phòng HĐND và UBND Thành phố Hà Nội có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành.
- Trụ sở của Trung tâm Lưu trữ Thành phố Hà Nội đặt tại số nhà 20 phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
- Trung tâm Lưu trữ Thành phố Hà Nội chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, giúp UBND Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ và quản lý tài liệu lưu trữ của Thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật;
2. Nhiệm vụ của Trung tâm:
2.1. Xây dựng quy hoạch phát triẻn, kế hoạch dài hạn và hàng năm về công tác văn thư, lưu trữ của Thành phố.
2.2. Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước để soạn thảo các quy định; Các văn bản hướng dẫn thực hiện về công tác văn thư, lưu trữ và quản lý tài liệu lưu trữ trình UBND Thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2.3. Hướng dẫn, kiểm tra các cấp, các ngành trong việc thực hiện công tác văn thư, lưu trữ và quản lý tài liệu lưu trữ.
a. Chỉ đạo, hướng dẫn việc lựa chọn, bổ sung, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu tại các cấp, các ngành, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân thuộc UBND Thành phố, thực hiện lưu trữ lịch sử, lưu trữ hiện hành.
b. Hướng dẫn cá nhân, gia đình, dòng họ thu nhập, bổ sung, bảo vệ tài liệu lưu trữ riêng của các cá nhân, gia đình, dòng họ có giá trị như tài liệu lưu trữ Quốc gia theo quy định của Pháp luật.
c. Quản lý kho tài liệu lưu trữ của Thành phố và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đang được bảo quản tại kho Trung tâm theo đúng quy định của pháp luật.
c. Quản lý kho tài liệu lưu trữ của Thành phố và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đang được bảo quản tại kho Trung tâm theo đúng quy định của pháp luật.
2.5. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất với UBND Thành phố và Cục Lưu trữ Nhà nước, về công tác văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ tại Thành phố Hà Nội.
2.6. Tổ chức ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả công tác văn thư, lưu trữ và quản lý tài liệu lưu trữ tại Trung tâm và Thành phố.
2.7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; sử lý vi phạm theo thẩm quyền và báo cáo các cấp có thẩm quyền sử lý, các hành vi vi phạm pháp luật và các quy định của UBND Thành phố về văn thư, lưu trữ và quản lý tài liệu lưu trữ.
2.8. Quản lý tổ chức bộ máy – cán bộ, công chức, viên chức; Quản lý tài chính, tài sản và các cơ sở vật chất khác thuộc Trung tâm theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và UBND Thành phố.
2.9. Được làm một số dịch vụ về công tác văn thư, lưu trữ khi được cấp có thẩm quyền cho phép.
Điều 2 Tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính:
A. TỔ CHỨC, BỘ MÁY VÀ CÁN BỘ:
1. Lãnh đạo Trung tâm có Giám đốc, các Phó Giám đốc; Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ, công chức của UBND Thành phố.
- Trưởng phòng thuộc Trung tâm do Giám đốc Trung tâm bổ nhiệm và được hưởng phụ cấp chức vụ 0,3 kể từ ngày nhận chức.
- Phó Trưởng phòng thuộc Trung tâm do Giám đốc Trung tâm bổ nhiệm và được hưởng phụ cấp chức vụ 0,2 kể từ ngày nhận chức.
2. Các phòng nghiệp vụ của Trung tâm:
- Phòng Tổ chức – Hành chính - Quản trị
- Phòng Nghiệp vụ Văn thư – Lưu trữ và thu thập, chỉnh lý
- Phòng bảo quản tài liệu và tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu
- Khi cần có thể trình UBND Thành phố thành lập các phòng chuyên môn khác.
3- Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Thành phố xây dựng quy chế hoạt động của Trung tâm; Quy định chức năng, nhiệm vụ các đơn vị thuộc Trung tâm trình UBND Thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện.
B. BIÊN CHẾ:
1- Biên chế ban đầu của Trung tâm là 41 người, bao gồm cán bộ, công chức hiện có của Trung tâm và được tiếp nhận mới theo quy định hiện hành.
2- Khi cần Trung tâm được mời chuyên gia và sử dụng lao động theo nguyên tắc thuê khoán hoặc thỏa thuận tiền công để thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm.
C. TÀI CHÍNH:
Kinh phí hoạt động của Trung tâm Lưu trữ Thành phố được cấp trong tổng kinh phí của Văn phòng HĐND và UBND Thành phố theo quy định.
Điều 3 Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố, Trưởng Ban tổ chức chính quyền Thành phố, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm thi hành quyêt định này kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |