ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1701/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày 18 tháng 05 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN DỆT MAY, DA - GIẦY TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
2030
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng
6 năm 2014;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng
11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07 tháng 9 năm 2006 về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 880/QĐ-TTg
ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng
thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Quyết định số 872/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm
2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT
ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành,
lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm
2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê
duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; Thông tư số 50/2015/TT-BCT ngày
28 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý quy
hoạch phát triển ngành công nghiệp và thương mại;
Căn cứ Quyết định số 6209/QĐ-BCT ngày 25
tháng 11 năm 2010 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển ngành Da - Giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Quyết định
số 3218/QĐ-BCT ngày 11 tháng 4
năm 2014 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công
nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 5636/QĐ-UBND
ngày 31 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Chương trình
công tác năm 2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công
Thương tại Tờ trình số 358/TTr-SCT ngày 26 tháng 4 năm 2016, Văn bản số 1436/SKHĐT-QH ngày 25 tháng 4 năm
2016 của Sở kế hoạch và Đầu tư về báo cáo kết quả thẩm định Đề cương nhiệm vụ
và Dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển Dệt May, Da - Giầy tỉnh Thanh Hóa
đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương nhiệm
vụ và Dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển Dệt May, Da - Giầy tỉnh Thanh
Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:
I. Tên dự án: Quy hoạch phát triển Dệt May, Da - Giầy tỉnh
Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
II. Cơ quan lập quy hoạch: Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa.
III. Phạm vi và thời kỳ quy
hoạch:
- Phạm vi quy hoạch: Trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa;
- Thời kỳ quy hoạch: Đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030.
IV. Đối tượng nghiên cứu: Quy hoạch
phát triển các sản phẩm Dệt May (dệt nhiễu, lụa tơ tằm, thổ
cẩm, dệt kim, vải các loại, sản phẩm may...); các sản phẩm Da - Giầy (giầy dép,
cặp, túi, ví, da thuộc: Da thuộc cứng, da thuộc mềm)... có lợi thế trên địa bàn
tỉnh.
V. Mục tiêu, nhiệm vụ
1) Mục tiêu:
Quy hoạch phát triển Dệt May, Da - Giầy
nhằm cụ thể hóa của các mục tiêu và phù hợp
với Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May và ngành công nghiệp Da - Giầy
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Điều chỉnh
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030; khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh; phát triển
Dệt May, Da - Giầy theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, trở thành sản phẩm công nghiệp mũi nhọn, hướng về xuất khẩu; tạo thêm nhiều
việc làm mới cho xã hội; nâng cao khả
năng cạnh tranh, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
2) Nhiệm vụ:
- Phân tích, đánh giá hiện trạng phát
triển Dệt May, Da - Giầy trên địa bàn, bao gồm:
+ Điều tra, thu thập xử lý số liệu, dữ
liệu phục vụ cho phát triển Dệt May, Da - Giầy;
+ Phân tích, đánh giá hiện trạng phát
triển Dệt May, Da - Giầy, so sánh với mục tiêu đề ra;
+ Xác định vị trí, vai trò của Dệt
May, Da - Giầy đối với phát triển kinh tế, xã hội, phát triển các ngành công nghiệp ở địa phương;
+ Phân tích đánh giá những mặt đạt được,
tồn tại trong việc phát triển Dệt May, Da - Giầy;
- Dự báo các yếu tố tác động đến nhu
cầu phát triển Dệt May, Da - Giầy;
- Luận chứng các phương án phát triển,
cơ cấu ngành, sản phẩm chủ yếu;
- Luận chứng
phát triển không gian lãnh thổ phân bố phát triển Dệt May, Da- Giầy trên địa
bàn tỉnh;
- Định hướng phát triển Dệt May, Da -
Giầy (định hướng phát triển theo từng phân ngành Dệt May, Da - Giầy về giá trị
sản xuất, tổng công suất, công nghệ sản xuất, lao động, sản phẩm, chất lượng,
giá thành, tính cạnh tranh của các sản phẩm Dệt May, Da – Giầy của tỉnh với các địa phương khác, các nước trong khu vực và Trung Quốc);
- Luận chứng các phương án bảo vệ môi
trường phát triển Dệt May, Da - Giầy;
- Xác định các giải pháp, cơ chế,
chính sách và đề xuất phương án tổ chức thực hiện;
- Các phương án quy hoạch phát triển
Dệt May, Da - Giầy được thể hiện trên bản đồ quy hoạch;
- Lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà
khoa học.
VI. Nội dung chính của thuyết minh
báo cáo tổng hợp
Phần
mở đầu
I. Sự cần thiết lập quy hoạch
II. Căn cứ lập quy hoạch
III. Phạm vi và thời kỳ quy
hoạch
IV. Đối tượng nghiên cứu
V. Mục tiêu quy hoạch
Phần thứ nhất
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ -
XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011- 2015
I. Đánh giá các yếu tố điều kiện tự
nhiên và nguồn nhân lực
Phân tích các yếu tố, nguồn lực phát
triển có tác động tới sự phát triển Dệt May, Da - Giầy tỉnh Thanh Hóa. Từ đó, đánh giá các yếu tố tiềm năng, thuận lợi cũng như khó khăn ảnh hưởng
tới sự phát triển Dệt May, Da - Giầy của tỉnh.
1. Vị trí địa
lý;
2. Phân tích, đánh giá các yếu tố về
điều kiện tự nhiên;
3. Phân tích, đánh giá các loại tài
nguyên khoáng sản và sự phân bố;
4. Phân tích, đánh giá nguồn nhân lực
cho phát triển Dệt May, Da - Giầy.
II. Khái quát tình hình
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015
1. Về kinh tế:
Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thu nhập bình quân/người; giá trị xuất
khẩu; huy động vốn đầu tư,...
2. Về văn hóa - xã hội: Phân tích, đánh giá kết quả đạt
được chủ yếu trên các mặt: Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, Y tế và
an sinh xã hội, lao động và việc làm...
3. Hạ tầng kinh
tế: Hiện trạng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng có tác động đến sự phát triển
Dệt May, Da - Giầy trên địa bàn.
III. Đánh giá tổng hợp các
yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến phát triển Dệt May, Da - Giầy (thuận lợi, khó khăn).
Phần thứ hai
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DỆT MAY, DA - GIẦY
GIAI ĐOẠN 2011-2015
I. Hiện trạng phát triển Dệt May
giai đoạn 2011 - 2015
1. Kết quả đạt được
- Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị
sản xuất, giá trị xuất khẩu, tỷ trọng (%) so với giá trị sản xuất, giá trị xuất
khẩu toàn tỉnh;
- Hiện trạng về quy mô, năng lực sản
xuất và cơ cấu từng loại sản phẩm Dệt May;
- Hiện trạng đầu tư phát triển Dệt
May;
- Hiện trạng về thị trường xuất khẩu
các sản phẩm Dệt May;
- Hiện trạng về nguồn nhân lực, công
tác đào tạo nguồn lực, khoa học, công nghệ; bảo vệ môi trường;
- Hiện trạng về thị trường nguyên phụ
liệu, công nghiệp phụ trợ;
- Thực hiện các cơ chế chính sách TW,
Địa phương;
- Cơ cấu, vai trò của sản phẩm trong
các nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh...;
2. Tồn tại hạn chế và nguyên nhân.
II. Hiện trạng phát triển
Da - Giầy giai đoạn 2011 - 2015
1. Kết quả đạt được:
- Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị
sản xuất, giá trị xuất khẩu, tỷ trọng (%) so với giá trị sản xuất, giá trị xuất
khẩu toàn tỉnh;
- Hiện trạng về quy mô, năng lực sản
xuất và cơ cấu từng loại sản phẩm Da - Giầy;
- Hiện trạng đầu tư phát triển Da -
Giầy;
- Hiện trạng về thị trường xuất khẩu
các sản phẩm Da - Giầy;
- Hiện trạng về nguồn nhân lực, công
tác đào tạo nguồn lực, khoa học, công nghệ; bảo vệ môi trường;
- Hiện trạng về thị trường nguyên phụ
liệu; công nghiệp phụ trợ;
- Thực hiện các cơ chế chính sách TW,
Địa phương;
- Cơ cấu, vai trò của sản phẩm trong
các nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh...;
2. Tồn tại hạn chế và nguyên nhân.
III. Đánh giá khái quát
chung tình hình thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp Dệt May giai đoạn
2013-2015 (theo Quyết định số 2082/QĐ-UBND ngày 18/6/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa).
1. Đánh giá các chỉ tiêu giữa quy hoạch
và tình hình thực hiện;
2. Những kết quả đạt được, những tồn
tại, hạn chế và nguyên nhân;
3. Những nhân tố tác động trong nước
và ngoài nước ảnh hưởng đến quy hoạch Dệt May của tỉnh thời gian qua.
Phần thứ ba
DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ XÂY DỰNG
CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN
I. Bối cảnh tác động
1. Bối cảnh trong nước và quốc tế
Đánh giá bối cảnh tác động trong nước
và thế giới có tác động đến phát triển Dệt May, Da - Giầy của tỉnh trong giai
đoạn tới; trong đó, tập trung vào các yếu tố thị trường, công nghệ sản xuất,
thu hút đầu tư,...
2. Bối cảnh trong tỉnh
Phân tích, đánh giá bối cảnh phát triển
kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030; thị hiếu tiêu
dùng,... tác động đến phát triển Dệt May, Da - Giầy của tỉnh.
3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn, cơ
hội và thách thức
Đánh giá tổng hợp thuận lợi, khó khăn, cơ hội và
thách thức đối với sản xuất Dệt May, Da - Giầy tỉnh Thanh Hóa trong những năm tiếp theo; trong đó, có so sánh với các tỉnh,
khu vực lân cận có điều kiện tương đồng.
II. Dự báo nhu cầu sản phẩm
1. Dự báo về khả năng cung ứng
nguyên, phụ liệu cho phát triển Dệt May, Da - Giầy trong
thời kỳ quy hoạch.
2. Dự báo về khả năng cung ứng và thị trường tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu.
3. Dự báo về khả năng cạnh tranh của sản phẩm Dệt
May, Da - Giầy trong thời kỳ quy hoạch.
III. Xây dựng các phương án
và lựa chọn các phương án phát triển
- Luận chứng các phương án phân bố
ngành trên các vùng lãnh thổ, phát triển cơ cấu chủng loại, sản phẩm chủ
yếu, đầu tư, công nghệ, lao động; dự báo nhu cầu Dệt May, Da - Giầy
của địa phương và thị trường cạnh tranh trên thế giới, khu vực, trong nước,
trong tỉnh mà địa phương có thế mạnh; dự báo về khả năng phát triển nguyên, phụ liệu cho Dệt May, Da -
Giầy;
- Luận chứng lựa chọn phương án phát
triển Dệt May, Da - Giầy phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh trên cơ sở tận
dụng tối ưu các thế mạnh và cơ hội của tỉnh; đồng thời, khắc phục những hạn chế
và vượt qua thách thức, đưa sản xuất Dệt May, Da - Giầy xứng
đáng với vị trí, vai trò của ngành trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh.
Phần thứ tư
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DỆT MAY, DA - GIẦY ĐẾN
NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
I. Xác định vị trí, vai trò của Dệt
May, Da - Giầy trong nền kinh tế
II. Quan điểm, mục tiêu phát triển
1. Quan điểm phát triển
a) Quan điểm phát triển Dệt May
b) Quan điểm phát triển Da - Giầy
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát
- Mục tiêu tổng quát phát triển Dệt
May;
- Mục tiêu tổng quát phát triển Da -
Giầy.
b) Mục tiêu cụ thể: (Phân theo thời kỳ
quy hoạch: 2016-2020; 2021-2025; 2026-2030)
- Mục tiêu cụ thể Dệt May;
- Mục tiêu cụ thể Da - Giầy.
III. Quy hoạch phát triển Dệt May,
Da - Giầy
1. Quy hoạch phát triển Dệt May
- Định hướng phát triển theo từng sản
phẩm Dệt May về giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng, tổng công suất, công nghệ
sản xuất, sản phẩm, chất lượng, giá thành, tính cạnh tranh của các sản phẩm Dệt May của tỉnh với
các địa phương khác;
- Định hướng phân bố phát triển Dệt
May, theo thời gian phân theo từng giai đoạn cụ thể (2016
- 2020, 2021 - 2025, 2026-2030);
- Định hướng phát triển phân ngành Dệt
May (dệt nhiễu, lụa tơ tằm, thổ cẩm, dệt kim, vải các loại,
sản phẩm may...);
- Định hướng phát triển Dệt May phân
theo vùng miền trên địa bàn tỉnh;
- Định hướng bảo vệ môi trường phát
triển Dệt May;
- Định hướng sử dụng đất phát triển Dệt
May.
2. Quy hoạch phát triển Da - Giầy
- Định hướng phát triển theo từng sản
phẩm Da - Giầy về giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng, tổng công suất, công
nghệ sản xuất, sản phẩm, chất lượng, giá thành, tính cạnh tranh của các sản phẩm
Da - Giầy của tỉnh với các địa phương khác;
- Định hướng phân bố phát triển Da -
Giầy theo thời gian phân theo từng giai đoạn cụ thể (2016 - 2020, 2021 - 2025,
2026 - 2030);
- Định hướng phát triển phân ngành Da - Giầy (giầy dép, cặp, túi, ví, da thuộc...);
- Định hướng phát triển Da - Giầy
phân theo vùng miền trên địa bàn tỉnh;
- Định hướng bảo vệ môi trường phát triển Da - Giầy;
- Định hướng sử dụng đất phát triển
Da - Giầy.
IV. Quy hoạch công nghiệp phụ trợ
cho phát triển Dệt May, Da -Giầy
Định hướng phát triển, dự báo phát
triển nguyên liệu, phụ liệu (sản phẩm chủ yếu, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ cung cấp
nguyên liệu, phụ liệu trong nước của Dệt May, Da - Giầy).
V. Danh mục dự án ưu tiên đầu tư
phát triển Dệt May, Da - Giầy đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030 (Tên dự án, địa
điểm, quy mô, tiến độ đầu tư; khái toán vốn đầu tư và nguồn
vốn đầu tư)
Phần
thứ năm
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Nhu cầu vốn đầu tư phân theo từng
thời kỳ quy hoạch
2. Giải pháp về vốn đầu tư, xúc tiến
kêu gọi đầu tư
3. Giải pháp về đất đai, xây dựng các
cơ sở hạ tầng
4. Giải pháp về đào tạo, thu hút nguồn
nhân lực
5. Giải pháp về thị trường
6. Giải pháp về khoa học công nghệ
7. Giải pháp bảo vệ môi trường
8. Giải pháp về cơ chế chính sách
9. Tổ chức thực hiện quy hoạch
KẾT
LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
VII. Sản phẩm của dự án
- Báo cáo chính: Quy hoạch phát triển
Dệt May, Da - Giầy tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, kèm
theo bản đồ màu, phụ lục có liên quan, CD file điện tử; số lượng theo quy định.
- Báo cáo tóm tắt dự án: số lượng
theo quy định.
- Các văn bản pháp lý có liên quan.
-Bản đồ tỷ lệ 1/100.000:
+ Bản đồ Hiện trạng phát triển Dệt
May, Da - Giầy tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015.
+ Bản đồ Quy hoạch phát triển Dệt
May, Da - Giầy tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
VIII. Thời gian thực hiện: Hoàn thành và trình
duyệt Quý III năm 2016 (theo Quyết định số 5636/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh).
IX. Tổng dự toán:
690.990.000 đồng
(Có phụ biểu chi tiết đính kèm)
- Nguồn vốn: Từ nguồn sự nghiệp kinh
tế dành cho các dự án quy hoạch trong dự
toán ngân sách tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Năm 2016-2017
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Công Thương căn cứ nội dung Đề
cương nhiệm vụ được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này có trách nhiệm triển
khai các bước tiếp theo, đảm bảo đúng các quy định hiện hành của pháp luật.
2. Các ngành, đơn vị có liên quan,
theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, có trách nhiệm giải
quyết các công việc có liên quan đến ngành mình, đơn vị mình phụ trách, tạo điều
kiện cho Sở Công Thương triển khai thực hiện dự án đảm bảo chất lượng, đúng thời
gian quy định; giao Sở Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn, kiểm tra, đảm bảo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn
phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng,
Tài Chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao
thông vận tải, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố;
Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ (để th/h);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Lưu: VT, CN.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Văn Tuấn
|
PHỤ LỤC
TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
DỆT MAY, DA - GIẦY TỈNH THANH HÓA, ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1701/QĐ-UBND ngày 18/5/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
Đơn vị
tính: 1.000 đồng
STT
|
Nội
dung khoản mục chi phí
|
Phần
trăm (%)
|
Dự
toán
|
1
|
2
|
3
|
4
|
|
Tổng kinh phí (A+B+C+D)
|
|
690,990
|
A
|
Chi phí theo Thông tư số
01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/2/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
100
|
546,638
|
I
|
Chi phí xây dựng nhiệm vụ và dự
toán
|
2.5
|
13,666
|
1
|
Chi phí xây dựng Đề cương nhiệm vụ
|
1.5
|
8,200
|
2
|
Chi phí lập dự toán theo Đề cương
nhiệm vụ
|
1
|
5,466
|
II
|
Chi phí xây dựng quy hoạch
|
84
|
459,176
|
1
|
Chi phí thu thập, xử lý số liệu, dữ
liệu ban đầu
|
7
|
38,265
|
2
|
Chi phí thu thập bổ sung về số liệu, tư liệu theo yêu cầu quy hoạch
|
4
|
21,866
|
3
|
Chi phí khảo sát thực địa
|
20
|
109,328
|
4
|
Chi phí thiết kế quy hoạch
|
53
|
289,718
|
4.1
|
Phân tích đánh giá vai trò vị
trí của công nghiệp Dệt May, Da - Giầy
|
1
|
5,466
|
4.2
|
Phân tích đánh giá hiện trạng
phát triển công nghiệp Dệt May, Da - Giầy của tỉnh
|
4
|
21,866
|
4.3
|
Phân tích dự báo tiến bộ khoa học,
công nghệ và phát triển ngành của khu vực, của cả nước tác động tới phát triển công nghiệp Dệt May, Da - Giầy của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch
|
3
|
16,399
|
4.4
|
Nghiên cứu mục tiêu và quan điểm phát triển
|
3
|
16,399
|
4.5
|
Nghiên cứu, đề xuất các phương án phát triển
|
6
|
32,798
|
4.6
|
Nghiên cứu các giải pháp thực hiện
mục tiêu
|
20
|
109,328
|
|
a) Luận chứng các phương án phát triển
|
5
|
27,332
|
|
b) Xây dựng phương án phát triển, đào tạo nguồn nhân lực
|
1
|
5,466
|
|
c) Xây dựng các phương án và giải pháp phát triển khoa học công nghệ
|
1
|
5,466
|
|
d) Xây dựng các phương án và
giải pháp bảo vệ môi trường
|
1.5
|
8,200
|
|
đ) Xây dựng
các phương án tính toán nhu cầu và đảm bảo vốn đầu
tư
|
4
|
21,866
|
|
e) Xây dựng các chương trình
dự án đầu tư trọng điểm
|
1.5
|
8,200
|
|
g) Xây dựng phương án tổ chức lãnh thổ
|
3
|
16,399
|
|
h) Xác định các giải pháp về cơ chế,
chính sách và đề xuất các phương án thực hiện
|
3
|
16,399
|
4.7
|
Xây dựng báo cáo tổng hợp và hệ
thống các báo cáo liên quan
|
8
|
43,731
|
|
a) Xây dựng báo cáo đề dẫn
|
1
|
5,466
|
|
b) Xây dựng báo cáo tổng hợp
|
6
|
32,798
|
|
c) Xây dựng các báo cáo tóm tắt
|
0.6
|
3,280
|
|
d) Xây dựng văn bản trình thẩm định
|
0.2
|
1,093
|
|
đ) Xây dựng văn bản trình phê duyệt dự án quy hoạch
|
0.2
|
1,093
|
4.8
|
Xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch
|
8
|
43,731
|
III
|
Chi phí khác
|
13,5
|
73,796
|
1
|
Chi phí quản lý dự án quy hoạch
|
4
|
21,866
|
2
|
Chi phí thẩm định đề cương, nhiệm vụ dự toán
|
1.5
|
8,200
|
3
|
Chi phí thẩm định quy hoạch
|
4.5
|
24,599
|
4
|
Chi phí công bố quy hoạch
|
3.5
|
19,132
|
B
|
Chi phí bổ sung ngoài Thông tư
01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/2/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư
|
|
84,940
|
I
|
Chi làm việc với các doanh nghiệp
Dệt May, Da - Giầy
trên địa bàn tỉnh
|
|
47,760
|
II
|
Chi mua bản đồ địa hình, mẫu phiếu
điều tra, đối tượng cung cấp thông tin tự điền phiếu điều tra, báo cáo tổng hợp
kết quả điều tra
|
|
37,180
|
C
|
Thuế GTGT (A(II) +B)
|
10
|
54,412
|
D
|
Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán theo Điều 21 Thông tư số 09/2016/TT-BTC
ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính (0,95%*(E11+E42))
|
|
5,000
|